Về Hiến pháp, pháp luật và vai trò của chúng trong Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan niệm của g w f hegel về nhà nước trong tác phẩm các nguyên lý của triết học pháp quyền (Trang 68 - 76)

A. MỞ ĐẦU

2.2. Về Hiến pháp, pháp luật và vai trò của chúng trong Nhà nước

Trong tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền, Hegel cho rằng, Nhà nước, trái ngược với gia đình, khơng phải chịu giải thể, vì nó dựa trên luật pháp. Hegel xác định cách rõ ràng rằng, “miếng đất [hay cơ sở] của pháp luật là [lĩnh vực của] cái Tinh thần, cịn vị trí chính xác và điểm xuất phát của

nó là ý chí” [18, tr.130]. Mà ý chí là tự do, theo nghĩa tự do là một quy định

nền tảng, là đặc tính cơ bản của ý chí giống như trọng lượng là tính quy định cơ bản của vật thể. Theo đó, sự tự do sẽ tạo nên Khái niệm hay tính bản thể của ý chí. Nói khác, tự do khơng là gì khác hơn ngồi bản chất, phẩm chất của ý chí. Bởi vậy, ý chí thể hiện ra là ý chí tự do. Hegel chỉ rõ rằng, “cái gì là tự do thì đó là ý chí. Ý chí khơng có tự do là một từ trống rỗng, cũng như tự do

chỉ là hiện thực với tư cách là ý chí, là chủ thể” [18, tr.131]. Sự thực, ở Hegel,

tự do và ý chí là thống nhất với nhau. Đó là sự thống nhất của cái chủ quan và cái khách quan. Bản thân cái chủ quan và cái khách quan này, Hegel quan niệm, chúng không đối lập nhau cách cứng nhắc mà trong thực tế, chúng

chuyển hóa sang nhau do chính bản tính biện chứng của chúng. Hegel luận giải rằng, “ý chí – với tư cách là sự tự do tồn tại trong-mình [nội tại] là bản thân tính chủ quan; theo đó, tính chủ quan này là Khái niệm của ý chí và, do đó, là tính khách quan của ý chí; nhưng, tính chủ quan của nó – như là đối lập lại với tính khách quan – là sự hữu hạn; song, chính trong sự đối lập này mà ý chí khơng làm việc với chính mình, trái lại, với đối tượng, và sự hữu hạn của nó chính là ở chỗ nó khơng phải là chủ quan” [18, tr.172]. Rõ ràng, sự chuyển hóa này chẳng qua là chuyển hóa giữa những khái niệm của Hegel về nó, hay đúng hơn, ơng có cách hiểu khá mềm dẻo về các thuật ngữ “cái chủ quan” và “cái khách quan”. Sự thống nhất giữa tự do và ý chí, chủ quan và khách quan này chính là cơ sở để Hegel luận giải tiếp về bản chất của pháp luật.

Pháp luật hay pháp quyền, theo Hegel, “là bất kỳ cái tồn tại-hiện có nào

[mang tính chất] là tồn tại-hiện có của ý chí tự do” [18, tr.175]. Ở đây, Hegel

sử dụng khái niệm pháp luật theo một nghĩa đặc biệt. Nó rộng hơn khái niệm của khoa học pháp lý về pháp luật, bởi nó nắm bắt tồn tại hiện có của mọi tính quy định của tự do. Hegel xác định đối tượng nghiên cứu của khoa học triết học về pháp quyền là Ý niệm về pháp quyền, tức Khái niệm về pháp quyền và việc hiện thực hóa Khái niệm ấy [18, tr.109]. Khái niệm pháp luật của Hegel khác về nguyên tắc so với khái niệm pháp luật được Kant đưa ra. Kant xác định pháp luật là tổng thể những điều kiện mà một cá nhân có thể tồn tại cùng với một cá nhân khác phù hợp với các yêu cầu của quy luật chung của tự do. Đó cũng là nội hàm của mệnh lệnh tối cao của Kant. Nhưng ở Hegel, khái niệm pháp luật có cơ sở của nó khơng phải là ý chí của một cá nhân riêng biệt, mà là một ý chí chung, tồn tại tự nó và cho nó, sự tồn tại độc lập ở bên ngồi thời gian và khơng gian, biểu thị cái hợp lý khách quan chứ không phải là sự tùy tiện chủ quan của một cá nhân riêng biệt. Ở ngay điểm căn bản này Hegel tỏ ra là đã tiếp thu tư tưởng của Rousseau về ý chí chung/lợi ích chung trong tư cách là cơ sở của pháp luật. Theo Hegel, ý chí chung, ý chí sáng tạo

ra trật tự hợp lý của tự do trong quá trình phát triển lâu dài của quan hệ xã hội của con người, biểu hiện thơng qua ý chí của cá nhân riêng biệt. Như vậy, Hegel đã cố gắng đạt tới bản chất hợp lý của pháp luật và của nhà nước tự chúng, khơng phụ thuộc vào các quyền và lợi ích cá nhân riêng biệt. Bằng con đường đó, Hegel muốn luận chứng cho sự dung hịa của mình với hệ thống pháp luật đang hiện hành và với nhà nước đang tồn tại.

Cũng trong tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền, Hegel mô

tả q trình phát triển của pháp luật khơng phải là quá trình phát triển lịch sử của pháp luật, mà chỉ là q trình phát triển lơgích của khái niệm pháp luật. Quá trình này trải qua ba giai đoạn: pháp luật trừu tượng, luân lý và đời sống đạo đức. Nói khác, khái niệm pháp luật tự khai triển nó theo phương thức đi từ trừu tượng đến cụ thể, là sự phát triển cách tồn diện những gì đã chứa ẩn ở bên trong khái niệm xuất phát điểm.

Về mối quan hệ giữa luật pháp với nhà nước, Hegel quan niệm rằng, chúng có quan hệ khăng khít, khơng thể tách rời. Luật pháp, theo Hegel, là cái phổ biến và khách quan bên trong Nhà nước. Nó có vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, tạo hành lang pháp lý rành mạch để đảm bảo các quyền cơ bản của con người, đem lại an sinh phúc lợi cho mọi cơng dân. Theo đó, Hegel cho rằng, Nhà nước sở dĩ đứng vững, không phải chịu giải thể là bởi nó dựa trên luật pháp chứ không phải là nhờ bạo lực hay che chở của một thế lực siêu nhiên nào khác.

Trong tư tưởng về triết học pháp quyền và nhà nước, Hegel hết sức coi trọng vai trị của Hiến pháp chính trị, ơng coi nó là linh hồn, là sinh thể hữu cơ của Nhà nước. Hegel viết: “Nhà nước có một linh hồn tạo nên sức sống của nó, và cái linh hồn kích hoạt này chính là tính chủ thể” [18, tr.718]. Sâu hơn, tính chủ thể này khơng là gì khác ngồi Ý niệm/Khái niệm về Nhà nước, mà Hiến pháp chính trị là sự phát triển hay là sự khai triển của những gì đã chứa đựng dưới dạng trừu tượng trong Ý niệm/Khái niệm về Nhà nước.

Nhưng chính hiến pháp chính trị sẽ tạo nên hiện thực cho nhà nước, tức là tạo nên sự tồn tại tự mình và cho mình cho Nhà nước.

Nhưng theo Hegel, Hiến pháp [hay thể chế] của một dân tộc phải xuyên thấm mọi mối quan hệ bên trong nó [18, tr.735]. Bởi “hiến pháp của một dân tộc nhất định, – theo Hegel – nói chung, sẽ phụ thuộc vào bản tính và sự đào luyện [hay sự phát triển] của Tự-ý thức của dân tộc ấy (...) mỗi dân tộc có hiến pháp [hay thể chế] thích hợp và dành riêng cho mình (...) một hiến pháp không phải chỉ đơn thuần được “làm ra”: nó là lao động của hàng nhiều thế kỷ, là Ý niệm và ý thức của cái hợp-lý tính (trong chừng mực ý thức ấy đã phát triển trong một dân tộc) (...) thể chế hay hiến pháp của một dân tộc phải thể hiện tình cảm của dân tộc đó về những quyền và về thực trạng [hiện có] của mình; nếu khác đi, nó sẽ khơng có ý nghĩa hay giá trị, cho dù có mặt. Thật thế, nhu cầu và khát vọng về một thể chế hay hiến pháp tốt hơn thường có nơi những cá nhân riêng lẻ, nhưng để cho quảng đại quần chúng của dân tộc ấy thấm nhuần một sự mong muốn như thế lại là việc hoàn toàn khác, và việc này chỉ diễn ra muộn hơn nhiều” [18, tr.735-736]. Như vậy, Hiến pháp hay pháp luật cần phải phù hợp với trình độ phát triển của Nhà nước cũng như sự phát triển của “Tự-ý thức của dân tộc”, theo đó, khơng thể áp đặt hay “bê nguyên si” Bộ luật của một quốc gia này lên/vào một quốc gia khác được. Hegel rút ra kết luận, hiển nhiên là, “mọi pháp luật, kể cả luật dân sự nói riêng, là phụ thuộc vào tính cách nhất định của Nhà nước” [18, tr.688] và “phù hợp với tình trạng tương ứng của xã hội dân sự” [18, tr.595]. Một điều không phải bàn cãi nữa là, bản thân “một Bộ luật khơng thể có giá trị cho mọi thời” [18, tr. 596].

Thực tế, trong thời đại Hegel sống, Bộ luật Dân sự Pháp (tiếng Pháp:

Code Civil) còn gọi là Bộ luật Napoléon – là bộ luật về dân sự được kiến lập

bởi Napoléon Bonaparte vào năm 1804 – được đưa vào áp dụng trong các quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của Pháp trong thời gian từ 1807 đến 1814

(trong đó có nước Phổ)14. Đánh giá về Bộ luật này, Hegel cho rằng, “Bộ luật Napoléon chứa đựng những nguyên tắc lớn về sự tự do của sở hữu và về việc xóa bỏ mọi sự nảy sinh từ thời đại phong kiến” [18, tr.589]. Tuy nó có giá trị lịch sử to lớn như vậy, nhưng, trong tác phẩm “Các nguyên lý của triết học pháp quyền”, Hegel cũng cảnh báo về trường hợp Napoléon áp đặt Hiến pháp cho Tây Ba Nha. Sự thực, Napoléon đã cố mang lại cho Tây Ban Nha một hiến pháp theo kiểu a priori (tiên nghiệm, áp đặt) và kết quả là rất tồi.

Hiến pháp thì khơng nên áp đặt, nhưng theo Hegel, “tuyệt nhiên khơng địi hỏi phải sáng tạo ra một hệ thống luật pháp với một nội dung mới mẻ, mà chỉ đòi hỏi rằng nội dung pháp luật hiện có phải được thừa nhận trong tính

phổ biến nhất định của nó, - tức, được nắm bắt bằng tư tưởng – và sau đó,

được áp dụng vào những trường hợp đặc thù” [18, tr.582]. Hegel đặt biệt coi trọng tính hệ thống và trình độ khái qt cao của nội dung pháp luật. Theo đó, pháp luật phải là một hệ thống các khái niệm được định nghĩa một cách đúng đắn và lơgíc, phải được lĩnh hội và diễn đạt bằng tư tưởng. Có như vậy, nó mới phát huy được giá trị của mình trong thực tiễn. Rõ ràng, “pháp quyền

phải được biết bởi tư tưởng; nó phải là một hệ thống trong chính nó, và chỉ

có như thế nó mới có thể có một tính giá trị hiệu lực nào đó trong các dân tộc văn minh” [18, tr.583].

Về sự khác biệt chủ yếu giữa những luật lệ mang hình thức của những tập quán (luật bất thành văn) với những đạo luật hay Bộ luật (luật thành văn), theo Hegel, là ở chỗ: những tập quán “được biết đến theo kiểu chủ quan và bất tất, cho nên tự chúng là bất định hơn, và tính phổ biến của tư tưởng lại mờ đục hơn; thêm vào đó, việc hay biết đến mặt này hay mặt kia của pháp quyền

14 Tại Phổ bộ luật này có hiệu lực trực tiếp trong các vùng tả ngạn sông Rhein do nước Pháp chiếm đóng, trong một số quốc gia của Liên minh Rhein (Rheinbund) (Vương quốc Westfalen, Frankfut am Main, Berg, Anhalt-Köthen) bộ luật được đưa vào sử dụng khơng có thay đổi lớn. Nhưng đến đầu thế kỷ XIX, trên lãnh thổ của Đức nhiều nơi đã có Hiến pháp như: Hiến pháp của Bayern (26/5/1818), Baden (22/8/1818), Württemberg (25/9/1819), Hessen-Darmstadt (1820). Về nội dung, các bản Hiến pháp này chủ yếu đề cập đến vấn đề tổ chức nhà nước, dựa trên nền tảng chế độ quân chủ. Các quyền cơ bản chưa được hiểu theo nghĩa là quyền công dân giống Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và ở Pháp, mà chỉ là các quyền của

hay đến pháp quyền nói chung, là sở hữu ngẫu nhiên của một số ít người” [18, tr.579]. Trên thực tế, những luật lệ này đơn thuần được viết ra và được tập hợp lại, bởi vậy, nó khơng tránh khỏi các đặc điểm là tính vơ-thể thức, tính bất định và tính khơng hồn chỉnh. Cịn trong Bộ luật đúng nghĩa “những nguyên tắc của pháp quyền trong tính phổ biến của chúng, và, do đó, trong tính xác định của chúng được lĩnh hội và diễn đạt bằng tư tưởng” [18, tr.580]. Bàn về Hiến pháp và pháp luật, theo Hegel thì chỉ có nền qn chủ lập hiến – hình thức nhà nước tối cao – là đã phát triển trong nó một hiến pháp khách quan phù hợp với sự phát triển của Ý niệm về Nhà nước. Hegel quan niệm, Hiến pháp có một vị trí quan trọng đặc biệt trong Nhà nước pháp quyền, bởi “hiến pháp – tức, tính hợp-lý tính đã phát triển và đã hiện thực hóa - ở trong lĩnh vực của tính đặc thù. / Và vì thế, chúng là cơ sở vững chắc của

Nhà nước và của sự tin cậy và tâm thế của những cá nhân đối với Nhà nước. Chúng là những cột trụ trên đó sự tự do cơng cộng được thiết lập, bởi chỉ có ở trong chúng thì sự tự do đặc thù mới được thực hiện và hợp-lý tính; đó là sự thống nhất giữa sự tự do và sự tất yếu hiện diện tự-mình trong các định chế ấy” [18, tr.694].

Trong quan niệm của Hegel, “Hiến pháp chính trị vĩnh viễn ra đời từ

Nhà nước và Nhà nước dùng nó để bảo tồn chính mình” [18, tr. tr.698.].

Nhưng trên thực tế, một hiến pháp thực ra đã có mặt, thì việc “làm” ra nó chỉ có nghĩa là biến đổi nó. Theo đó, người ta có quyền địi hỏi một Bộ luật hồn chỉnh. Nhưng theo Hegel, “thật là sai lầm khi đòi hỏi rằng một Bộ luật phải được hiểu theo nghĩa đã tuyệt đối hồn chỉnh và khơng thể có những sự quy định nào tiếp theo được nữa... và mặt khác, viện cớ rằng khơng thể nào đi đến sự hồn chỉnh, nên không chịu chấp nhận cho nó được trình bày dưới hình thức cịn chưa hồn chỉnh để mang lại cho nó một sự hiện hữu hiện thực” [18, tr.591]. Hegel cho rằng, cái gọi là sự hoàn hảo chỉ là một sự tiệm cận đến sự hồn hảo mà thơi. Bởi “sự hồn chỉnh có nghĩa là sự tập hợp đầy đủ tất cả

mọi chi tiết cá biệt thuộc về một lĩnh vực nào đó” [18, tr.592]. Nhưng thực tế chỉ ra rằng, “một phương diện cơ bản nơi các đạo luật và việc thực thi pháp luật là chúng chứa đựng sự bất tất, ở chỗ điều luật là một sự quy định tổng quát cần được áp dụng vào cho trường hợp cá biệt” [18, tr.587]. Do đó, một bộ luật hồn hảo là điều khó trở thành hiện thực.

Bản thân việc xây dựng và hoàn thiện một Bộ luật của một quốc gia tất yếu gặp phải nghich lý (antinomie) của luật pháp: “phạm vi của luật pháp vừa phải là một cái toàn bộ hoàn chỉnh và chặt chẽ, nhưng vừa phải có một nhu cầu thường trực về những sự quy định pháp luật mới mẻ” [18, tr.590]. Điều đó có nghĩa là, luật pháp luôn vận động nhằm phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh đã thay đổi. Nhưng một điều chắc chắn là, theo Hegel, luật pháp của quốc gia phải được hiện thân trong một Bộ luật riêng biệt và đàng hoàng.

Hegel khẳng định rằng, bên trong Nhà nước theo mơ hình quân chủ lập hiến, quyền lực nhà nước chẳng qua là quyền lực của pháp luật. Nhà nước là quyền lực nhưng phải phục tùng pháp luật. Tất cả các quyền, các chức năng của nhà nước đã và phải được quy định, hạn định ở trong Hiến pháp. Ngay như “bản thân quyền lực lập pháp là một bộ phận của hiến pháp và lấy hiến

pháp làm tiền đề, nhưng bản thân hiến pháp là tự-mình-và-cho-mình, nằm bên

ngồi lĩnh vực mà quyền lập pháp có thể quy định một cách trực tiếp” [18, tr.773]. Hiển nhiên là, hiến pháp phải tự-mình-và-cho-mình là nền tảng vững chắc và có hiệu lực để quyền lập pháp đặt cơ sở lên trên ấy, và vì thế, hiến pháp khơng phải là cái gì trước hết phải được lập ra. Như thế, theo Hegel, “hiến pháp tồn tại nhưng, về bản chất, là đang trở thành, nghĩa là, nó trên đường pháp triển” [18, tr.774].

Theo Hegel, cũng trong Nhà nước ấy, luật pháp trong mối quan hệ với quyền lợi của nhân dân phải thể hiện ra là “luật pháp của họ, được họ biết và

có giá trị hiệu lực đối với họ và nhằm bảo vệ họ” [18, tr.598], bởi mục đích của Nhà nước là [mang lại] hạnh phúc cho những cơng dân của nó. Nhưng từ lập trường của giai cấp thống trị, Hegel lại đánh giá thấp “nhân dân”. Hegel biện luận rằng, “nếu chữ “nhân dân” biểu thị một bộ phận đặc thù trong những thành viên của một Nhà nước, thì chính loại cơng dân này là những người khơng biết gì về ý chí của chính mình. Để biết được điều mình muốn, thực sự muốn gì, đó phải là kết quả của một sự hiểu biết và thức nhận sâu sắc,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan niệm của g w f hegel về nhà nước trong tác phẩm các nguyên lý của triết học pháp quyền (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)