Nghĩa hiện thời quan niệm của Hegel về nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan niệm của g w f hegel về nhà nước trong tác phẩm các nguyên lý của triết học pháp quyền (Trang 102 - 107)

A. MỞ ĐẦU

2.5 Bước đầu đánh giá hạn chế và ý nghĩa quan niệm của Hegel về nhà

2.5.2 nghĩa hiện thời quan niệm của Hegel về nhà nước

Ngay trong những dòng đầu tiên của chương về Nhà nước, Hegel đã chỉ rõ rằng, đối tượng mà ông nghiên cứu là Ý niệm/Khái niệm về Nhà nước, về pháp luật và việc hiện thực hóa Ý niệm/khái niệm đó. Đối với Hegel, Ý niệm/Khái niệm mới là bản chất của thế giới, của đối tượng, còn những sự vật hiện hữu đều chỉ được coi là hiện tượng mang tính tạm thời, chỉ là một mômen trong sự vận động của Ý niệm, chứ khơng phải là tồn bộ bản chất, là chân lý của thế giới. Ý niệm trong sự khai triển bản chất nội tại trừu tượng của mình, tha hóa thành thế giới đối tượng cảm tính khách quan, hữu hạn và cuối cùng lại quay ngược trở về với chính ngơi nhà của mình, nhưng ở tầng bậc cao hơn (Tự-ý thức). Nói theo ngơn ngữ của Hegel đó là đối tượng hóa và giải đối tượng hóa.

Tính chất duy tâm của quan điểm này của Hegel đã được Mác, trong

Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hegel vạch ra một cách đúng đắn và

sâu sắc. Nhưng những nhận định đó đã phải là một kết luận cuối cùng, đầy đủ về toàn bộ triết học pháp quyền Hegel. Khơng chỉ Hegel mà cách nhìn nhận và tiếp cận với Kant cũng bị ảnh hưởng sâu đậm bởi những kiến giải và phê

phán gay gắt của Lênin, trong cuốn Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh

nghiệm phê phán. Song đối với riêng Hegel, Lênin ln có thái độ đề cao tính

un thâm và biện chứng trong hệ thống của Hegel, thể hiện đặc biệt rõ trong

Bút ký triết học. Bản thân Ph.Ăngghen cũng rất coi trọng triết học biện chứng

của Hegel. Có thể thấy, việc chỉ ra tính chất duy tâm, tư biện ở Hegel của Mác, Ăngghen và Lênin không đồng nghĩa với việc các ơng phủ nhận những giá trị tích cực, cái “hạt nhân hợp lý” trong học thuyết đó. Nhưng sự phê phán

ấy đã thực sự cơng bằng chưa, tồn diện chưa thì cịn phải được bàn luận tiếp. Đó là chưa kể sự việc Mác thực sự đã tiếp nhận các văn bản triết học của Hegel hay từ những tác phẩm thứ cấp viết và phê phán về Hegel, cũng đang

có nhiều ý kiến bàn thảo (ví dụ nghiên cứu Marx’s Discourse with

Hegel [Diễn ngôn với Hegel của Marx] của Norman Levine). Ở đây, chúng

tơi khơng có ý định xét lại Mác, cái mà chúng tơi hướng tới là phải hiểu đúng, đầy đủ Hegel, giống như tác giả của cuốn Marx – nhà triết học của cái có thể, từng đề ra và trăn trở. Với năng lực còn hạn chế của mình, chúng tơi nhận thấy triết học pháp quyền của Hegel vẫn còn giá trị cho việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn hôm nay, đặc biệt Hegel lại là bậc tiền bối, là “thầy tư tưởng”, tiền đề lý luận thẳng và trực tiếp cho Mác khi ông xây dựng hệ thống của mình cũng như luận giải riêng về các vấn đề Nhà nước và pháp luật.

Để giải quyết các vấn đề của hiện thực, triết học không nên xa vào các chi tiết vụn vặt, ngẫu nhiên, mà nên xây dựng một mơ hình lý luận trước và trong quá trình tháo gỡ, giải quyết vấn đề. Theo mạch tư duy đó, triết học pháp quyền Hegel là những gợi ý sâu sắc cho mơ hình Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, việc làm rõ quan điểm triết học chính trị của Hegel có ý nghĩa cho phép không chỉ bảo vệ chủ nghĩa Mác mà còn nghiên cứu sâu sắc hơn cội nguồn và bản chất của nhà nước tồn trị, từ đó vạch ra con đường khắc phục nó để xây dựng nhà nước pháp quyền.

Thứ nhất, có thể nói, những phân tích, luận giải của Hegel trong chương

về Xã hội dân sự, về đại thể, là mang tính duy vật sâu sắc, là chương ít tính duy tâm nhất (bản thân chữ duy tâm này chúng tôi không dùng theo nghĩa tiêu cực). Hegel phân tích rất duy vật, ơng có cảm thức về lịch sử nhưng kết luận của Hegel lại duy tâm, trái ngược với điều ơng nói trước đó. Xã hơi dân sự là cơ sở cho sự ra đời của Nhà nước nhưng theo Hegel thì ngược lại, Nhà nước (đúng ra là Khái niệm về Nhà nước) là cơ sở cho xã hội dân sự và gia đình. Tức là xét về góc độ lịch sử, thì xã hội là cơ sở, có trước Nhà nước nhưng, từ

góc độ lơgíc, vấn đề lại hồn tồn khác. Phải chăng điều này thuộc về phương pháp, cách tiếp cận chứ không thuộc về phương diện lập trường tư tưởng. Ở đây, Mác đã đúng vì ơng luận chứng là Hegel đã mắc phải sai lầm khi lơgíc hóa triết học pháp quyền, nói khác, lấy triết học thực hành làm cái minh chứng cho sự đúng đắn, phổ biến của học thuyết Lơgíc tư biện. Nhưng nếu hiểu rằng, các công dân chỉ đạt được quyền lợi, tự do của mình và khơng ảnh hưởng tới quyền tự do của người khác, trong một khuôn khổ pháp luật do Nhà nước quy định thì Hegel hồn tồn có lý. Bởi xã hội dân sự, theo Hegel, là cuộc chiến của tất cả chống lại tất cả, mà trong cuộc chiến ấy, sẽ khơng có sự phát triển, cơng bằng, tự do khơng được bảo đảm, xã hội phân hóa giàu nghèo nặng nề. Đó là một xã hội dã man, tiền văn minh, nhân phẩm con người bị chà đạp, bản chất con người bị tha hóa. Trong bối cảnh ấy, Nhà nước pháp quyền là nhu cầu tất yếu của lịch sử, nó sinh ra từ trong lịng xã hội dân sự. Chính khi đó, cái Ý niệm/Khái niệm về Nhà nước là có trước, nảy sinh ra trước cái Nhà nước ở trong hiện thực. Bởi vậy, điểm tích cực đầu tiên trong quan niệm của Hegel về Nhà nước là tư tưởng về một Nhà nước pháp quyền và trên hết là một Nhà nước phúc lợi, một Nhà nước Thiện (của dân, do dân và vì dân) nhằm đảm bảo các quyền con người cũng như đem lại sự an lạc cho mọi công dân.

Thứ hai, trong tư tưởng của Hegel, một Nhà nước Tốt/Thiện còn cần

phải là một Nhà nước mạnh, tức có hệ thống luật pháp chặt chẽ, rành mạch, có Hiến pháp quy định và hạn định các quyền lực nhà nước một cách hiệu quả, tiến tới ngăn chặn sự tư hữu hóa quyền lực. Nhưng Nhà nước mạnh chưa hẳn đã là một Nhà nước Tốt. Một Nhà nước Tốt còn phải là một Nhà nước đạo đức, tức là nói tới đạo đức của đội ngũ quan lại, đội ngũ cán bộ cơng chức, đặc biệt là vai trị của người đứng đầu. Đạo đức trong quan niệm của Hegel chẳng qua là quyền và lợi ích chung của nhân dân, của cơng dân. Quyền đó phải được bảo đảm bởi một hệ thống pháp luật và cao nhất là Hiến

pháp chính trị - là linh hồn, là lý tính của Nhà nước. Vậy, một Nhà nước đạo đức hay Nhà nước lý tính buộc phải có sự hiện diện của một Bộ luật đúng nghĩa, hoàn chỉnh, phù hợp với điều kiện của dân tộc và văn hóa đặc thù. Bộ luật đó đảm bảo các quyền cơ bản của công dân, đồng thời đảm bảo tính dân chủ (chủ yếu là dân chủ đại diện), khả năng phản biện xã hội, giám sát quyền lực từ bên dưới. Một Nhà nước mạnh trong ý nghĩa đó là hết sức quan trọng đối với khơng chỉ Việt Nam mà với bất kỳ một nhà nước chân chính nào.

Thứ ba, như Bùi Văn Nam Sơn nhận định, rằng, khó có thể bảo Nhà

nước của Hegel là nhà nước chuyên chế hay tồn trị, bởi, tuy khơng có sự độc lập của quyền tư pháp và hệ thống tam quyền phân lập, nhưng nó vẫn là một Nhà nước pháp quyền và Nhà nước hiến định. Không thể phủ nhận sự kiện là tư tưởng về Nhà nước của Hegel đã bị người sau sử dụng, lợi dụng, hiểu sai, hiểu không đầy đủ, dẫn đến tư tưởng về một Nhà nước toàn trị kiểu Nhà nước của Hitler hay Nhà nước chun chính vơ sản (như Nhà nước Xơ Viết). Việc Hegel ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến và đề cao Nhà nước Phổ, đề cao ý chí chung, nhất là sự phủ định vai trị và trí tuệ của quần chúng nhân dân trong dịng chảy lịch sử, phần nào là nguyên cớ dẫn đến thực tế trên. Song Hegel dần dần đã được “giải oan”, được hiểu đúng và đầy đủ hơn nên người ta có thiện cảm hơn và không e dè với tư tưởng về Nhà nước của Hegel nữa. Sự thực, Nhà nước đạo đức, Nhà nước lý tính của Hegel vẫn là mạch nguồn sâu xa và tinh tế, luôn khai mở cho chúng ta những suy ngẫm và định hướng phát triển tương lai.

Có thể nói, điểm tích cực nữa trong quan niệm của Hegel về Nhà nước là tư tưởng về chức năng quản lý xã hội của Nhà nước, là sự lệ thuộc của Nhà nước vào xã hội dân sự và sự độc lập của chính xã hội dân sự. Thực chất, xã hội dân sự là cái mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng cái cây Nhà nước trưởng thành và nở hoa.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Tìm hiểu quan niệm của Hegel về Nhà nước thể hiện trong tác phẩm Các

nguyên lý của triết học pháp quyền, chúng tôi thấy rằng:

Thứ nhất, tư tưởng của Hegel so với các triết gia Cận đại về một Nhà

nước pháp quyền và hiến định khơng có nhiều khác biệt. Trong Các nguyên lý

của triết học pháp quyền, Hegel đã hạn định quyền lực của quốc vương, luận

giải nhu cầu về một Bộ luật/Hiến pháp chính trị đúng nghĩa, đồng thời đòi hỏi gia tăng sự độc lập, tự trị của xã hội dân sự, cũng như về các quyền con người trong một Nhà nước phúc lợi chân chính, và xa hơn đó là chủ quyền quốc gia và các quan hệ quốc tế khác. Đó là điểm làm nên nét thanh tân, quyến rũ, hay ý nghĩa hiện thời của tư tưởng Hegel.

Thứ hai, chính với Các nguyên lý của triết học pháp quyền, Hegel được

thế giới hiện đại nhớ đến như một trong những người đầu tiên (cùng với Kant), có cơng lớn về mặt lý luận khi tách xã hội dân sự ra khỏi Nhà nước. Theo sự trình bày của Hegel, đặc biệt trong chương Xã hội dân sự, thì chính nó mới là nguồn gốc, cơ sở cho sự xuất hiện của Nhà nước chính trị. Cịn tính chất duy tâm, tư biện trong quan niệm về Nhà nước cũng đã được Mác, nơi

tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hegel, chỉ ra một cách

đúng đắn và sâu sắc.

Thứ ba, Hegel trong Các nguyên lý của triết học pháp quyền, đã luận

giải về một Nhà nước đạo đức, Nhà nước lý tính có tính cách tự thân, là một giai đoạn tất yếu, hữu hạn trong sự vận động của lịch sử toàn thế giới và của Ý niệm tuyệt đối. Theo đó, nếu khơng đặt triết học pháp quyền của Hegel trong toàn bộ hệ thống triết học của ơng thì chúng ta khơng thể hiểu được chiều sâu, lơgíc tư tưởng cũng như ngun cớ tạo ra hạn chế trong quan niệm của Hegel về Nhà nước nói riêng và triết học pháp quyền nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan niệm của g w f hegel về nhà nước trong tác phẩm các nguyên lý của triết học pháp quyền (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)