A. MỞ ĐẦU
2.4 Vấn đề quyền con người trong Nhà nước
Quyền tự do của con người
Nhu cầu và niềm đam mê, theo Hegel, cũng có chỗ đứng trong lý tính của sự vật. Hegel viết: “Khơng có gì vĩ đại trong thế giới đã được hồn thành mà khơng có đam mê” [21]. Khơng thể phủ nhận rằng, đời sống bên trong của con người hay nói cách khác, những nhu cầu chính đáng và việc thỏa mãn chúng cần phải được xã hội tơn trọng hơn hết. Đó là quyền, là phúc lợi của công dân được bảo đảm bởi Nhà nước. Hegel cho rằng, trong xã hội hiện đại khi mà tình trạng của xã hội đã trưởng thành hơn lên thì tất yếu quyền và hạnh phúc của cá nhân phải có được vị trí chính đáng, độc lập với lợi ích của tồn bộ xã hội. Nói cách khác, nhà nước phải tôn trọng những quyền cơ bản của người dân. Về điểm này, Hegel nhận định rằng, “dưới các chế độ chuyên chế ở Châu Á, cá nhân khơng có đời sống bên trong và khơng có
[quyền biện minh] sự chính đáng bên trong chính mình; cịn trong thế giới
hiện đại, con người địi hỏi rằng đời sống bên trong của mình phải được tơn trọng” [18, tr.69].
Nghiên cứu lịch sử thế giới Phương Đơng, Hegel chỉ ra rằng: “tính nhân
thân15 cá nhân khơng có quyền hạn gì và đều tiêu biến hết (...) và sự phân chia
các tầng lớp xã hội bị cố định hóa thành một hệ thống tự nhiên của các đẳng cấp” [18, tr.842]. Thực tế lịch sử cho thấy, con người phương Đơng bị chìm đắm trong xã hội gia trưởng, bị cai trị một cách trực tiếp, xã hội đó khơng chấp nhận sự tồn tại của con người cá nhân. Bên trong thế giới ấy, tồn tại những cái bất tất của quyền lực cá nhân và sự cai trị tùy tiện. Bởi vậy, con người trong thế giới Phương Đông đã không hề biết tới ý niệm về các quyền
15 Tính nhân thân (personality), nhân thân (person) nơi Hegel được hiểu như là ý chí tự do tự-mình-và-cho- mình nhưng chưa có mọi sự quy định tiếp theo, là cơ sở cịn trừu tượng của pháp quyền trừu tượng. Nói
cơ bản và càng khơng thể có được sự tự do và an lạc theo đúng nghĩa của từ này. Ở phương Đông, theo Hegel, chỉ tồn tại sự tự do hình thức, sự bình đẳng trừu tượng của Tự–ý thức mà thôi. Trái ngược với thế giới phương Đông, ở phương Tây cổ đại, ngay từ sớm nó đã manh nha hình thành tư tưởng về tự do cá nhân. Hegel cho rằng, “nguyên tắc về sự tự do chủ quan đã nảy sinh trong hình thức [cịn có tính] nội tâm trong Kitơ giáo và trong một hình thức ngoại tại (...) ở trong thế giới La Mã [về sau] đều đã hoàn toàn bị phủ nhận ở trong hình thức đơn thuần mang tính bản thể của Tinh thần hiện thực [trong nhà nước cộng hoà của Platon]” [18, tr.548].
“Một con người – trong quan niệm của Hegel – có giá trị như một con
người là vì đó là một con người, chứ khơng vì người ấy là một người [theo
đạo] Do Thái, người Công giáo, người Tin Lành, người Đức, người Ý” [18, tr.577]. Đây là ý niệm về con người nói chung, con người theo nghĩa phổ biến của Hegel, nó gạt bỏ các tính quy định cá biệt, ngẫu nhiên của đối tượng. Nhưng đó cũng là khái niệm con người theo nghĩa giá trị học. Đối với Hegel, thậm chí là người tù nhân thì cũng cần phải được tôn trọng như một con người có nhân cách riêng. “Thành tựu cao nhất của con người – theo Hegel – là trở thành một nhân thân” [18, tr.216] trong Nhà nước pháp quyền với đầy đủ những quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi con người nói chung với tính cách một pháp nhân. Bởi vậy, mệnh lệnh của pháp luật là: Hãy là một nhân thân và tôn trọng những người khác như là những nhân thân. Theo đó, Hegel cho rằng, chỉ ở trong thế giới Giécmanh thì ngun tắc về tính nhân thân tự do mới xuất hiện bên trong Tự-ý thức và tính chủ thể. Trong đời sống Giécmanh, Hegel khẳng định, câu nói sau đây có hiệu lực: tất cả mọi người đều tự do, nghĩa là, con người là tự do với tư cách là con người. Chính sự tự do của tính chủ thể hay tính nhân thân tự do đã trở thành nguyên tắc của thế giới hiện đại nói chung.
Nhưng thực tế cho thấy, trước năm 180716, như Hegel đã chỉ ra, lịch sử nước Đức khi đó là “thời kỳ của Faustrecht (tiếng Đức: quyền của kẻ mạnh hơn) là một sự sử dụng bạo lực tùy tiện, một sự áp bức đối với sự tự do, và là sự cai trị của chủ nghĩa chuyên chế” [18, tr.597]. Nước Phổ trước cuộc cải cách của Stein phần lớn nằm dưới hệ thống phong kiến với nền “công lý gia trưởng”: tầng lớp quý tộc địa chủ có tồn quyền thi hành cơng lý với nơng dân sống trong vùng đất đai của họ. Kể từ khi cuộc cải cách của Stein được hồn thành thì hệ thống pháp luật của nước Phổ mới được thống nhất dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Trên cơ sở kế thừa Kant và các nhà Khai sáng Pháp, Hegel quan niệm rằng, con người, khác với loài vật, là hữu thể có lý tính mà bản chất của lý tính là tự do. Nếu như Rousseau cho rằng con người sinh ra đã là tự do thì Hegel lại cho rằng con người là tự do vì nó là thực thể tinh thần. Đối với con người, sự tự do chính là “tài sản có giá trị nhất và thiêng liêng nhất” [18, tr.590]. Theo đó, tự do với tư cách là quyền con người, thể hiện ra là tự do của mỗi cá nhân trong xã hội, bao gồm tự do thân thể, tự do lao động sáng tạo, tự do ngôn luận và sở hữu tự do:
- Về quyền sống và quyền tự do thân thể: Liên quan tới quyền sống là
quyền thiêng liêng nhất của con người, Hegel đề cập đến quyền tự do thân thể của con người. Quyền tự do thân thể là cơ sở để khẳng định quyền bất khả xâm phạm đối với thân thể của mỗi cơng dân với tính cách là những người tự do cũng như quyền được bảo vệ thân thể là một trong những quyền cơ bản của con người. Hegel luận giải rằng, vì con người là ý chí tự do, là hữu thể có lý tính nên ý chí hay Tinh thần như là Linh hồn – sở hữu, chiếm hữu thân thể của chính mình. Sự thực, mỗi người đang sống, sở hữu chính thân thể hữu cơ của mình, sở hữu các bộ phận của cơ thể ấy. Hegel viết: “Tơi có các bộ phận
cơ thể này và có cuộc sống của tơi chỉ trong chừng mực tơi muốn; con vật không thể tự làm tàn phế cơ thể hay tự sát, trong khi con người có thể” [18, tr.245], bởi, khác với con vật, con người có quyền đối với sự sống của chính mình. Quyền sống này thể hiện tồn tại người của mỗi cá thể một cách chân thực. Hegel khẳng quyết, “tôi là tự do đối với người khác chỉ trong chừng mực tôi là tự do ở trong sự tồn tại hiện có của tơi” [18, tr.246]. Một cách hợp lý, khơng ai có quyền lạm dụng thân thể của một người khác như một con vật khổ sai. Do vậy, hiển nhiên, “bạo lực của người khác đối với thân thể tôi là bạo lực đối với chính tơi” [18, tr.246]. Rõ ràng, việc xâm phạm thân thể người khác chính là hành vi xâm phạm quyền tự do của con người. Trong trường hợp giết người, theo Hegel, nhất thiết phải chịu án tử hình vì: “Mạng sống là toàn bộ phạm vi của sự tồn tại hiện có [của con người], (...) bởi khơng có gì có thể so sánh được với mạng sống, ngoài việc phải chịu bị tước bỏ mạng sống” [18, tr.342].
- Về tự do lao động và quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp: Con người
hiện đại hiểu rằng mình có quyền tự do lựa chọn trong lĩnh vực ngày càng rộng rãi. Hegel khẳng định, “sự tự do chủ quan – là cái phải được tôn trọng –, địi hỏi phải có sự tự do lựa chọn về phía những cá nhân” [18, tr.692]. Một cách hợp lơgíc, “cá nhân – tất nhiên có quyền kiếm sống theo kiểu của riêng mình” [18, tr.616]. Hegel cho rằng, thơng qua sự đào tạo về lý thuyết và thực hành để từ đó hình thành tri thức lẫn kỹ năng, cá nhân có cơ hội chia sẻ và được đảm bảo cuộc sống bằng chính lao động của bản thân. Xét từ góc độ cá nhân thì tùy theo tài năng, nguồn lực, thậm chí cả về việc đào tạo trí tuệ lẫn luân lý mà mỗi người có sự lựa chọn phương thức kiếm sống riêng. Hegel chỉ rõ, trong nhà nước hiện đại, cần phải thừa nhận quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp (hay tự do hoạt động nghề nghiệp) của con người để theo đuổi những mục đích riêng và phát triển tính cá nhân độc đáo của mình trong đời sống xã
hội. Mỗi cá nhân với tài năng và nguồn lực khác nhau sẽ được phân công lao
động thành những tầng lớp khác nhau17, với địa vị xã hội nhất định. Khi thuộc
về một “tầng lớp” hay “giai cấp”, cá nhân có được một lối sống nhất định,
một phẩm giá được những người khác thừa nhận, và có thước đo khách quan cho giá trị của bản thân. Hegel viết, “khi ta nói rằng một con người phải là một ai đó, ý ta muốn nói rằng người ấy phải thuộc về một tầng lớp đặc thù (...) Một con người khơng có tầng lớp thì chỉ là một nhân thân riêng tư chứ khơng có tính phổ biến hiện thực” [18, tr.575-576]. Với riêng sự tự do của doanh nghiệp và thương nghiệp, theo Hegel, cần phải làm thế nào để không gây nguy hiểm cho lợi ích chung của cộng đồng. Theo đó, trong nhà nước pháp quyền, lợi ích chung và lợi ích riêng phải thống nhất với nhau.
- Về sở hữu tự do: “Sở hữu, – Hegel quan niệm – về bản chất, [phải] là sở hữu tự do, toàn vẹn” [18, tr.266]. Sở hữu tự do là một điều kiện nền tảng cho sự thành công rực rỡ của nhà nước. Hegel cho rằng, chừng nào có sở hữu thì nhân thân mới hiện hữu như là lý tính, như một con người sống thật. Sự thực, trong nhà nước pháp quyền, mọi người đều bình đẳng về sở hữu, theo nghĩa bất kỳ ai cũng có sở hữu.
- Về tự do ngôn luận: Hegel khẳng định, “ai ai cũng muốn được góp tiếng nói và muốn người khác lắng nghe mình. Một khi đã làm xong trách nhiệm này và đã nói được ý rồi, tính chủ thể của mỗi người được thỏa mãn” [18, tr.804]. Thực tế, quyền được nói ra ý kiến của mình là một trong những phương diện quan trọng bậc nhất của tự do.
- Về tự do tôn giáo: Lĩnh vực tôn giáo, theo Hegel, không phải là địa phận của Nhà nước. Nó có tính tự trị hay tính độc lập tương đối. Nhưng tơn giáo nên thừa nhận và hậu thuẫn Nhà nước. Về tự do tôn giáo, Hegel quan niệm, “vì tơn giáo chính là mơmen để hội nhập Nhà nước vào cấp độ sâu xa
17 Bao gồm: thứ nhất, tầng lớp trực tiếp là những người lao động nông nghiệp; thứ hai, tầng lớp doanh nghiệp [cơng-thương nghiệp] lại bao hàm trong nó: tầng lớp thủ cơng nghiệp, tầng lớp chế tạo và tầng lớp thương
nhất của tâm thế [của dân chúng], nên Nhà nước thậm chí cịn cần u cầu mọi công dân tham gia vào một cộng đồng như thế - nhưng tham gia tự nguyện theo ý thích riêng của mỗi người” [18, tr.706]. Khơng những bảo đảm quyền tự do tơn giáo mà Nhà nước cịn có nhiệm vụ hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng tơn giáo trong việc theo đuổi mục đích tơn giáo.
Như vậy, có thể thấy, Nhà nước, trong quan niệm của Hegel, là nơi hợp nhất của lý tính và tự do, là cơ sở cho các công dân cùng với những người khác thực hiện quyền tự do của mình.
Quyền bình đẳng
Hegel cho rằng, bình đẳng hay sự ngang bằng nhau, là sự đồng nhất trừu tượng của giác tính. Hegel gọi đó là Tự ý thức trừu tượng về sự bình đẳng hay tính vơ-quy định bất phân biệt (như trong thời kỳ khủng bố trong cuộc cách mạng Pháp). Sự bình đẳng chỉ là sự bình đẳng giữa những nhân thân trừu tượng xét như là những nhân thân trừu tượng, tức chưa tính đến tất cả những gì liên quan đến sự chiếm hữu. Sự bình đẳng trừu tượng này được xét trong mối quan hệ với người khác. Hegel viết: “con người tuy là bình đẳng với nhau, nhưng chỉ là bình đẳng với tư cách nhân thân, nghĩa là, về phương diện nguồn gốc của sự chiếm hữu. Theo đó, bất kỳ ai cũng có sở hữu” [18, tr.249]. Nhưng bình đẳng khơng đồng nghĩa với việc là sở hữu của mọi người đều phải ngang nhau, nó chỉ địi hỏi ai cũng phải có sở hữu mà thôi.
Giống như Rousseau, Hegel cho rằng, sự chiếm hữu vốn là cơ sở của sự bất bình đẳng. Theo Hegel, liên quan trước hết tới sự bình đẳng thì cái luận điểm khá quen thuộc cho rằng tất cả mọi người về bản tính [sinh ra] là bình đẳng chứa đựng một sự ngộ nhận cái tự nhiên xen lẫn với khái niệm; do vậy, cần phải nói ngược lại rằng về bản tính thì mọi người là khơng bình đẳng (...) rằng các cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, chứa đựng một chân lý cao cả, có điều, thể hiện theo cách như vậy, thì đó là một cách nói trùng lặp; vì nó
chỉ tốt lên một điều là trong nhà nước nói chung thì cái luật lệ thống trị có giá trị như một trật tự hợp pháp.
Liên quan đến quyền bình đẳng, theo Hegel, những gì do tự nhiên phú bẩm đều là khơng tự do và vì thế, khơng cơng bằng mà cũng khơng bất công. Trong việc phát triển những tố chất tự nhiên, thể xác lẫn tinh thần vốn tự mình đã khơng cơng bằng. Cịn mọi nguyện vọng về bình đẳng trong thu nhập hay nguồn lực thì chỉ là nguyện vọng đơn thuần, nó khơng có hiện thực khách quan. Hegel cho rằng, mọi nguồn lực là phụ thuộc vào sự chuyên cần hay lao động sản xuất của cải vật chất. Chính lao động tạo ra giá trị và giá trị “như là sự ngang bằng nội tại của những vật vốn hết sức khác nhau trong sự hiện hữu của chúng” [18, tr.340]. Như vậy, theo Hegel, sự bất bình đẳng một mặt là do Tự nhiên thiết định và mặt khác là được tạo ra trong xã hội dân sự. Để xoá bỏ sự bất bình đẳng đó thì vai trị của Nhà nước là hết sức quan trọng.
Một điểm đáng lưu ý nữa là Hegel cịn có tư tưởng về sự bình đẳng về quyền thừa kế và bình đẳng nam nữ. Đây là những quyền cơ bản của con người.
Quyền sở hữu
Hegel phân biệt rõ sự khác nhau giữa chiếm hữu với sở hữu. Việc chiếm hữu, theo Hegel, biến chất liệu [vật chất] của vật thành sở hữu của cá nhân. Hegel viết: “Việc chiếm hữu một cái gì đó – xét như là việc làm ngoại tại, qua đó quyền chiếm lĩnh phổ biến đối với sự vật tự nhiên được hiện thực hóa – thể hiện ra trong những điều kiện như là: sức mạnh thể chất, sự ranh mãnh, tài khéo..., tức tất cả những phương tiện nhờ đó ta chiếm hữu thể chất của vật” [18, tr.252]. Trên thực tế, mọi người có nhiều phương thức chiếm hữu, trong đó chiếm hữu bằng sự biểu thị là phương thức hoàn hảo nhất.
Khác với chiếm hữu, sở hữu lại là cái được hồn tất bằng ý chí tự do. Hegel khẳng định, “ai ai cũng có quyền biến ý chí của mình thành vật hay biến vật thành ý chí của mình, nghĩa là, nói khác đi, thủ tiêu vật, cải biến nó
thành vật của mình” [18, tr.240]. Ý chí của mỗi cá nhân, theo Hegel, là một ý chí hợp-lý tính; nó có giá trị hiệu lực và việc có giá trị này cần phải được những người khác thừa nhận. Quyền sở hữu thể hiện ra là sự thừa nhận có tính quyết định bởi khi đó, cá nhân sẽ hiện hữu như là một con người đúng nghĩa. Như thế, có thể nói, nếu ai đó bị tước bỏ quyền sở hữu của chính họ thì