Về mối quan hệ giữa xã hội dân sự và Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan niệm của g w f hegel về nhà nước trong tác phẩm các nguyên lý của triết học pháp quyền (Trang 59 - 68)

A. MỞ ĐẦU

2.1. Về mối quan hệ giữa xã hội dân sự và Nhà nước

Trong tác phẩm “Các nguyên lý của triết học pháp quyền”, Hegel trực tiếp luận bàn về Nhà nước trong Chương 3, gồm 103 tiểu đoạn §§257-360. Hegel xác định đối tượng nghiên cứu của khoa học triết học về pháp quyền là

Ý niệm8 về pháp quyền, tức Khái niệm về pháp quyền và việc hiện thực hóa

Khái niệm ấy [18, tr.109]. Theo đó, Hegel khơng đặt ra cho triết học pháp quyền của ông đối tượng nghiên cứu là những nhà nước đặt thù mang tính lịch sử mà chính Ý niệm về Nhà nước mới là đối tượng suy tưởng của Hegel [Xem thêm 18, tr.848-877]. Nói cách khác, học thuyết về Nhà nước của Hegel nhắm đến cái lĩnh vực trung gian, cái quan hệ bản chất giữa Nhà nước [đúng thật] và những nhà nước trong thực tại. Vì Hegel cho rằng, Ý niệm về Nhà nước mới là bản chất nội tại của nhà nước và các nhà nước riêng biệt tồn tại trong lịch sử đều chỉ là hiện tượng mà thôi bởi lẽ, “cái lồ lộ trước mắt không phải bao giờ cũng là cái bản chất” [18, tr.726]. Theo đó, mọi nhà nước lịch sử đều là bất toàn so với Ý niệm về Nhà nước.

Như vậy, triết học pháp quyền Hegel khơng là gì khác hơn ngồi lý luận về nhà nước, là sự nghiên cứu nhằm hiểu đúng bản chất của nhà nước ở trình độ khái niệm. Hay như lời Hegel, nhiệm vụ cơ bản của triết học pháp quyền là

nhận thức nguồn gốc, bản chất của nhà nước và pháp luật, chứ không phải chỉ ra chúng phải nên như thế nào theo kiểu của I.Kant.

Thực tế cho thấy, việc làm rõ quan niệm của Hegel về mối quan hệ giữa xã hội dân sự và Nhà nước tưởng như đã đi đến kết luận sau cùng với những phân tích sâu sắc, thuyết phục của Mác trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hêghen”. Trong cơng trình đó, Mác đã chỉ ra sự phản ánh lộn ngược, có tính tư biện khi Hegel cho rằng, nhà nước là cơ sở, là tiền đề của gia đình và xã hội dân sự. Nhưng xét sâu hơn, căn cứ trong chính các phân tích và trình bày của Hegel trong tác phẩm “Các nguyên lý của triết học

pháp quyền” thì xã hội dân sự thể hiện ra là cơ sở cho sự xuất hiện của Nhà

nước, mà cụ thể là Nhà nước pháp quyền của giai cấp tư sản. Sự thực, Nhà nước của Hegel, xét đến cùng, là Nhà nước của xã hội dân sự chứ không phải xã hội dân sự là hình thức biểu hiện cụ thể của Nhà nước lý tính.

Trong cuốn “Triết học pháp quyền Hêghen”, theo Nguyễn Trọng Chuẩn và

Đỗ Minh Hợp thì chính xã hội cơng dân (hay xã hội dân sự) là cơ sở của nhà

nước (cho dù quan niệm này của Hegel về xã hội công dân là rất mâu thuẫn) [6,

tr.147]. Các tác giả này cho rằng, Hegel là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng chính trị trước Mác, đã phân tích vấn đề quan hệ giữa xã hội và nhà nước từ góc

độ quan hệ biện chứng của chúng. Theo đó, đóng góp của Hegel là đã làm sáng

tỏ mối liên hệ qua lại và sự tương tác giữa các thành viên xã hội dân sự với tư cách là những người sản xuất và những người tiêu dùng. Đặc biệt, theo Nguyễn

Trọng Chuẩn và Đỗ Minh Hợp thì “cấu trúc của Triết học pháp quyền lại cho

thấy rằng, việc nghiên cứu xã hội cơng dân ở đó đi trước việc nghiên cứu thang bậc của tinh thần đạo đức, khi mà tinh thần này khách quan hóa thành nhà nước. Điều này cho phép giả định rằng dù sao Hêghen cũng đã tính tới việc xã hội công dân tồn tại trước nhà nước” [6, tr.147].

Theo chúng tôi, xã hội dân sự, trong quan niệm của Hegel, chính là cơ sở hiện thực cho sự ra đời của Nhà nước, vì rằng:

Thứ nhất, trong tư tưởng của Hegel, nhà nước chính trị ra đời nhằm khắc

phục các hạn chế của thiết chế gia đình và xã hội dân sự, theo đó, nó được cấu thành một cách nội tại từ xã hội dân sự như là giải pháp cho những vấn đề của xã hội này.

Biết rằng, Hegel xem Nhà nước là hiện thực của Ý niệm đạo đức9. Bởi Ý

niệm đạo đức là sự thống nhất giữa Khái niệm Nhà nước và các nhà nước hiện thực. Ý niệm đạo đức, theo Hegel, vận động qua các thang bậc khác nhau rồi sản sinh ra Nhà nước. Thang bậc đầu tiên của Ý niệm đạo đức là gia

đình theo nghĩa gia đình hiện đại (gia đình dân sự)10. Gia đình được thiết lập

dựa trên hôn nhân. Tại đây, các thành viên liên kết với nhau bởi tình thương yêu và sự tin cậy. Khi gia đình giải thể, những nhân thân hay những chủ thể trưởng thành của gia đình hợp nhất nhau lại trong một tổ chức khác (thang bậc thứ hai của đạo đức) là xã hội dân sự hay “thế giới hiện tượng của cái (đời sống) đạo đức” ra đời. Trong xã hội dân sự, các thành viên liên kết với nhau bởi lợi ích cá nhân, “mỗi cá nhân là mục đích của chính mình, cịn mọi người khác khơng có ý nghĩa gì hết... những người khác là phương tiện” [18, tr.544]. Nhưng mục đích của cá nhân chỉ đạt được thông qua quan hệ với những người khác, bởi vậy, khi làm thỏa mãn bản thân mình thì cá nhân đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu của người khác. Sự kiện này cùng với việc quyền sở hữu tư nhân đối với của cải do mình làm ra được thừa nhận, do đó, xã hội trở nên giàu có rất nhanh. Nhưng đạo đức xã hội lại thể hiện sự suy thối, tha hóa do chủ nghĩa cá nhân phát triển. Trong đời sống xã hội dân sự, thường xuyên xảy ra xung đột, mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo, giữa các giai tầng, giữa cá nhân và xã hội. Hegel nhận định, “xã hội dân sự phơi bày một

quang cảnh của sự hoang phí lẫn bần cùng cũng như sự đồi bại về thể chất lẫn đạo đức chung cho cả hai” [18, tr.547]. Bởi vậy, Nhà nước ra đời với tư

9 Làm rõ quan niệm về đời sống đạo đức của Hegel: “Ðạo đức hóa”, theo cách hiểu của Hegel, là việc thực hiện cho được sự thống nhất cụ thể giữa cái phổ biến và cái đặc thù.

cách là giai đoạn thứ ba của Ý niệm đạo đức nhằm dung hoà các mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo, giữa các đẳng cấp và định hướng cho xã hội phát triển.

Đối với Hegel, trong trạng thái nhà nước, tự do công dân được biểu hiện cụ thể và đầy đủ nhất, bởi pháp luật nhà nước thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi chung cho mọi công dân. Như vậy, nhà nước thể hiện ra là sự thống nhất của lợi ích riêng và lợi ích chung. Theo Hegel, cái tạo thành bản chất của nhà nước là cái chung gắn liền với tự do đầy đủ của cái riêng và với sự thịnh vượng của cá nhân, do vậy, lợi ích của gia đình và của xã hội cơng dân phải tự tập trung mình lại và quay về với nhà nước. Theo Hegel, mục đích của Nhà nước khơng là gì khác ngồi hợp nhất lợi ích phổ biến và lợi ích đặc thù. Ơng viết: “Mục đích của Nhà nước vừa là lợi ích phổ biến, xét như là lợi ích phổ biến, vừa là việc bảo tồn những lợi ích đặc thù bên trong lợi ích phổ biến ấy” [18, tr.699].

Sự thực, Nhà nước là bậc thang phát triển tất yếu của xã hội loài người từ tự nhiên đến nhân tạo. Nhà nước chính là hình thái phát triển cao hơn so với xã hội dân sự, là sự tổng hợp, sự thống nhất biện chứng của gia đình và xã hội dân sự tồn tại trước đó. Nếu như ở gia đình có sự đồng nhất bởi tình u thương thì đến xã hội dân sự xuất hiện sự phân ly, sự khác biệt rất lớn giữa các giai tầng của xã hội và cuối cùng đi đến sự thống nhất trong một chính thể là nhà nước. Nhưng tính chỉnh thể của Nhà nước khơng hồn tồn giống với sự thống nhất nguyên thủy ở trong gia đình. Nhà nước khơng phải là sự quay trở lại điểm khởi đầu, mà cái khởi điểm đó đã được khai triển toàn bộ bản chất trong tính cụ thể và tính chỉnh thể của nó. Hay nói theo ngơn ngữ của Hegel thì gia đình, xã hội dân sự và nhà nước đều là những sự dị biệt hóa những gì đã chứa đựng trong khái niệm về một cái toàn bộ đạo đức [18, tr.649]. Trước sau, Hegel luôn xem Nhà nước có mục đích tự mình và cho mình, nó hồn tồn là một mục đích tự thân, nói theo cách duy vật thì sự ra

đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước là có tính tất yếu nội tại từ sự phát triển trước đó của gia đình và xã hội cơng dân. Nói khác, trong cuốn “Các nguyên lý của triết học pháp quyền”, các chức năng của Nhà nước đều được Hegel rút ra từ xã hội dân sự như một “tất yếu xã hội”.

Trong chương II, về Xã hội dân sự, chính Hegel đã tổng kết về mối quan hệ bên trong, có tính bản chất giữa Nhà nước và xã hội dân sự: “Nếu cơ sở

đầu tiên của Nhà nước là gia đình, thì các tầng lớp là cơ sở thứ hai của nó”

[18, tr.568]; “Gia đình là gốc rễ đạo đức thứ nhất của Nhà nước; còn hiệp

hội là gốc rễ thứ hai và có cơ sở ở trong xã hội dân sự” [18, tr.634]. Cùng

quan điểm đó, ở đoạn khác, Hegel viết: “Thật có lý khi người ta đã xem việc du nhập nền nông nghiệp và, bên cạnh đó, việc du nhập định chế hôn nhân như là sự bắt đầu đích thực và việc thiết lập đầu tiên của các Nhà nước” [18, tr.569]. Mặc dù vậy, quan niệm của Hegel về xã hội dân sự là rất mâu thuẫn, dẫn đến việc tồn tại những sự lý giải khác nhau, thậm chí đối lập nhau về quan điểm của Hegel về mối quan hệ giữa xã hội dân sự và Nhà nước.

Thứ hai, đối với Hegel, Nhà nước được coi là một thiết chế xã hội đảm

bảo các quyền cơ bản của con người (gồm quyền sống, quyền tự do, bình đẳng và quyền tư hữu) một cách vững chắc nhất. Nhà nước này vừa mang bản chất giai cấp, vừa mang bản chất phi giai cấp. Bởi trong tư tưởng của Hegel, nhà nước khơng chỉ là thiết chế chính trị của một xã hội có giai cấp nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, duy trì trật tự xã hội theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị theo cách lý giải về nhà nước của C.Mác, Ph.Ăngghen sau này mà là tổng thể các quy chế, kỷ cương, chuẩn mực của mọi lĩnh vực đạo đức, pháp luật, chính trị, văn hố v.v. của xã hội, nhờ đó mỗi quốc gia mới có thể phát triển bình thường. Với cách hiểu rộng như vậy, Hegel cho rằng, nhà

nước không thuộc về giới tự nhiên mà là Tinh thần khách quan, là “giới tự

nhiên thứ hai”. Nói khác, Nhà nước trong quan niệm của Hegel khơng phải

chỉ bó hẹp trong đơn nghĩa là nhà nước giai cấp, nhà nước thống trị mà rộng hơn, nó cịn là quốc gia dân tộc với chiều sâu lịch sử, văn hóa và nền đạo đức

đặc trưng. Theo nghĩa đó, Hegel cho rằng, Nhà nước tồn tại trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử.

Nhà nước, trong quan niệm của Hegel là một tổ chức của con người trong xã hội có khả năng biến đổi, là tổng thể các mối quan hệ xã hội. Với tính cách đó, Nhà nước thể hiện ra như là xã hội dân sự hay nói khác, như là

Nhà nước dân sự. Đúng hơn thì xã hội dân sự là “Nhà nước bên ngoài, như là

Nhà nước của nhu cầu bức thiết và Nhà nước của giác tính” [18, tr.545]. Hegel cho rằng, khơng phải ngay từ đầu thì nhân loại đã có nhà nước. Nhà nước là giai đoạn phát triển cao của xã hội lồi người. Nhưng một khi đã có nhà nước, theo Hegel, thì khơng có chuyện tiêu vong nhà nước như quan niệm của các nhà mác xít sau này. Hegel quan niệm, nhà nước tồn tại vĩnh viễn. Hegel viết: “Thoạt đầu, một dân tộc không phải là một Nhà nước, và sự

quá độ của một gia đình, bộ lạc, dịng tộc, đám đơng nhân dân,v.v... sang tình trạng của Nhà nước tạo nên việc thực hiện hình thức của Ý niệm nói chung ở

bên trong nó” [18, tr.838]. Có thể nói, quan niệm của Hegel về nhà nước rất khác với các nhà mác xít sau này. Theo ơng, nhà nước là: a. Luật đối nội của

nhà nước, tức Hiến pháp; b. Cá thể [cá nhân] trong quan hệ với các cá thể [cá

nhân] khác – tức luật đối ngoại của nhà nước; c. Nhưng những tinh thần cá thể [tức ý thức cá nhân] này, theo Hegel, thực chất chỉ là các mômen phát triển của ý niệm tinh thần phổ qt trong tính hiện thực của nó – trong lịch sử toàn thế giới. Với nghĩa đó, Hegel cho rằng, trái ngược với gia đình, Nhà nước không phải chịu giải thể.

Thứ ba, Nhà nước trong quan niệm của Hegel thể hiện ra là nấc thang

phát triển cao hơn, hoàn thiện hơn so với xã hội dân sự. Về mặt phương pháp, theo Hegel, Nhà nước khơng xóa bỏ các sự đối lập của xã hội dân sự mà tìm

cách “vượt bỏ” (aufhebung)11 chúng trong một cái tồn bộ, qua đó những sự

đối lập này được “phủ định”, “bảo lưu” và nâng cao.

11 Trong tiếng Đức, đây là một từ ra đời từ động từ aufheben có nghĩa đen là “nâng lên” và nghĩa bóng là “hủy bỏ”. Theo Bùi Văn Nam Sơn thì chữ aufheben rất khó dịch, cả trong các ngơn ngữ Châu Âu. Khái niệm

Rõ ràng, như nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, công lao của Hegel là đã tách xã hội dân sự ra khỏi “cái bóng to lớn” của Nhà nước. Trong lịch sử của triết học chính trị phương Tây, Hegel là người đầu tiên đã phân biệt một cách rõ ràng hai khái niệm xã hội dân sự và Nhà nước cùng mối quan hệ giữa chúng. Theo Hegel, xã hội dân sự và nhà nước là hai lĩnh vực có tính đặc thù hay nói cách khác, xã hội dân sự có tính tự trị, có sự độc lập-tự tồn của riêng nó. Hegel cho rằng, xã hội dân sự là một lĩnh vực đặc biệt của đời sống, khác biệt với lĩnh vực chính trị (nhà nước) và lĩnh vực riêng tư (gia đình). Đặc biệt, Hegel hiểu xã hội dân sự là “hệ thống của những nhu cầu”, là lĩnh vực “kinh tế” theo nghĩa rộng. Hegel chỉ ra rằng, khi gia đình tan rã, các cá nhân “chỉ được nối kết với nhau bởi sợi dây ràng buộc của nhu cầu hỗ tương”, do đó, ở “cấp độ này của xã hội dân sự thường được xem là ngang hàng với Nhà nước” [18, tr.187]. Vậy là, xã hội dân sự với hệ thống những nhu cầu, với các tầng lớp và hiệp hội nghề nghiệp, với quyền tư pháp thực hiện việc quản trị và thực thi công lý thì nó hồn tồn được xem như một cái toàn thể, một hệ thống riêng, hồn chỉnh. Nói khác, có thể xem xã hội dân sự như là nhà nước

bên ngồi cái nhà nước chính trị12. Chính quan niệm độc đáo này của Hegel

về xã hội dân sự được Mác đánh giá cao; tuy Mác có phê phán quan niệm ấy song ơng vẫn kế thừa nhưng trên cơ sở của quan niệm duy vật về lịch sử.

Trong tư tưởng của Hegel, xã hội dân sự và nhà nước tuy là độc lập với nhau nhưng từ trong bản chất, chúng có quan hệ nguồn gốc với nhau. Hegel khẳng định rằng, Nhà nước “chỉ sống thật trong chừng mực (...) gia đình và

http://en.wikipedia.org/wiki/Aufheben#Hegel và http://www.hegel.net/en/sublation.htm) và “supprimer” (J.Hyppolite) sang tiếng Pháp, đôi khi là chữ “dépasser”. Chữ này được dịch ra tiếng Việt với nhiều cách dịch khác nhau như: “dung hóa” của Phan Văn Hùm, “vượt gộp” của Phan Ngọc, “vượt bỏ” của Bùi Văn Nam Sơn trong dịch phẩm Hiện tượng học tinh thần của Hegel (tr. 276) và Khoa học Lơgíc, Học

thuyết về tồn tại. Trong lịch sử triết học, Hegel đã đem lại một nội hàm rất độc đáo cho khái niệm này trong

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan niệm của g w f hegel về nhà nước trong tác phẩm các nguyên lý của triết học pháp quyền (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)