Tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng của Hegel về nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan niệm của g w f hegel về nhà nước trong tác phẩm các nguyên lý của triết học pháp quyền (Trang 30 - 50)

A. MỞ ĐẦU

1.2 Tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng của Hegel về nhà nước

Mặc dù sự ra đời của triết học pháp luật Hegel dựa trên hoàn cảnh kinh tế – xã hội châu Âu cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, song le, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, nó có tính độc lập tương đối.

Vì ý thức có tính kế thừa trong sự phát triển của mình, nên khơng thể giải thích được quan niệm của Hegel về nhà nước nếu chỉ dựa vào thực tiễn lịch sử – văn hóa xã hội thời đại Hegel sống, mà không chú ý đến các giai đoạn phát triển tư tưởng trước đó.

Triết học chính trị Hy La Cổ đại

Trước tiên, có thể nói, Platon và Aristotele là những suối nguồn tư tưởng của Hegel. Chính Hegel đã nhận định rằng, “có thể nói từ bao thế kỷ nay, kho báu Arixtotele đã khơng được biết đến” [Trích theo 76, tr.29]. Thực tế, Hegel chịu ảnh hưởng từ quan niệm hữu cơ của Platon và Aristotele về nhà nước, về mối quan hệ giữa chỉnh thể đạo đức và bộ phận, giữa con người và nhà nước. Về mặt phương pháp luận, Hegel bị tác động mạnh bởi Aristotele. Trong tác phẩm Chính Trị Luận, Aristotele đã dùng phương pháp luận lý quy nạp, đi từ đơn vị xã hội nhỏ nhất là gia đình tới xã hội và cuối cùng là quốc gia, để tìm ra những đặc tính thiết yếu mà nhà nước phải có để trở thành một nhà nước lý tưởng. Ngoài phương pháp quy nạp, Aristotele cũng dùng phương pháp so sánh giữa mơ hình nhà nước “lý tưởng” và mơ hình nhà nước trong thực tế và đưa ra những nguyên lý xây dựng một nền chính trị mang lại “cái Thiện tồn hảo”, cái chí thiện cho con người. Ngồi ra, tư tưởng pháp trị của Aristotele cũng có ảnh hưởng đến triết học pháp luật Hegel. Theo Aristotele, cần phải để luật pháp, chứ khơng phải con người có quyền tối thượng, vì con người ln ln để tư lợi và tình cảm xen vào. Sự thực, Aristotele khơng phải là người đưa ra thuyết phân quyền theo tinh thần của lý luận về nhà nước pháp quyền, nhưng ông đã đưa ra tư tưởng cho rằng trong bất kỳ nhà nước nào cũng phải có ba yếu tố: cơ quan làm luật trông coi việc nước, các cơ quan thực thi và các toà án.

Vậy nhưng, trên thực tế, Hegel lại thường quy chiếu tới các học thuyết chính trị của Platon hơn là của Aristotele, vì ông tin, một cách không đúng, rằng Platon đã mô tả polis hiện thực của người Hy Lạp chứ không phải là một

lý tưởng. Nhưng theo Hegel, trong nước Cộng hoà của Platon, sự tự do chủ quan chưa được thừa nhận. Bằng chứng là Platon đã không thể xử lý được nguyên tắc của tính độc lập-tự tồn hay “sự phát triển độc lập-tự tồn của tính đặc thù” khi nó “đột ngột thâm nhập vào trong đời sống đạo đức Hy Lạp ở thời đại ông bằng cách nào khác hơn là đặt Nhà nước đơn thuần có tính bản thể của ơng đối lập lại với nó và hồn tồn loại trừ nó [ra khỏi Nhà nước này], ngay từ chỗ khởi thuỷ của nó ở trong sở hữu tư nhân và gia đình” [18, tr.547-548].

Về phương diện nào đó, bản thân quan niệm của riêng Hegel lại tỏ ra gần với Aristotele hơn. Nhưng ông cho phép tự do chủ quan mở rộng phạm vi hơn so với, theo quan niệm của ơng, những gì mà polis đã làm. Hegel cho rằng, “trong nước Cộng hòa của Platon, sự tự do chủ quan chưa được thừa

nhận, vì những cá nhân vẫn cịn bị các cơ quan quyền lực của Nhà nước

chỉ định những nhiệm vụ phải làm” [18, tr.691]. Do vậy, theo Hegel, nhà nước hợp lý tính hiện đại phải bao gồm tất cả những giá trị quan trọng được hiện thân ở các nhà nước trong quá khứ, và vì thế khơng “phiến diện” như trước đây.

Triết học chính trị thời Cận đại

Nhưng khơng chỉ có Platon và Aristoteles, mà triết học pháp quyền Hegel cịn tiếp thu các cơng trình triết học thực hành Cận đại. Sự thực, ngay từ hồi thanh niên, Hegel đã tỏ ra say mê các tư tưởng tiến bộ về tự do, bình đẳng của các nhà Khai sáng Pháp như Rousseau, Montesquieu. Ơng nhiệt tình ủng hộ và theo dõi rất sát diễn biến của cuộc cách mạng tư sản Pháp do Napoléon lãnh đạo. Hegel nồng nhiệt thảo luận về cách mạng Pháp và hy vọng luồng sóng này tràn được sang miền Tây Nam nước Đức. Cao trào của sự nhiệt tình ủng hộ cách mạng Pháp là sự kiện mùa xuân năm 1791, nhiều thanh niên, trong đó có Hegel và Schelling, kéo nhau ra bãi cỏ gần thành phố

Tübingen và dựng một cây tự do theo kiểu người Pháp đang làm như một biểu trưng cho sự Tự do.

Về phương diện lý luận, có thể nói, trong các triết gia chính trị, Montesquieu (1689-1755) là người có ảnh hưởng mạnh nhất đến Hegel. Ngay từ năm 1802, Hegel đã nhắc đến Montesquieu trong các nghiên cứu của ông về pháp quyền tự nhiên. Hegel cho rằng, “Montesquieu trong tác phẩm thời danh của ông: Tinh thần pháp luật, đã tập trung và nỗ lực xem xét một cách chi tiết tư tưởng cho rằng mọi pháp luật, kể cả luật dân sự nói riêng, là phụ thuộc vào tính cách nhất định của Nhà nước và cả quan niệm triết học rằng bộ phận chỉ có thể được xét trong quan hệ với cái toàn bộ” [18, tr.688]. Vậy là, Montesquieu đã có tư duy biện chứng dù chưa cao (nhờ các thành tựu của khoa sinh học đường thời) trong việc luận giải các vấn đề về nhà nước và pháp luật. Bằng chứng là, Hegel đánh giá cao Montesquieu khi đã đề ra được “một quan niệm lịch sử đúng đắn, một quan điểm triết học đích thực khi cho rằng việc ban bố pháp luật nói chung cũng như các quy định đặc thù của nó khơng được phép xem xét một cách cơ lập và trừu tượng, mà đúng hơn là một mơmen phụ thuộc vào một tồn thể, trong sự kết nối với mọi quy định khác, tạo nên tính cách của một quốc gia và một thời đại, và, chỉ ở trong sự kết nối này chúng mới có được ý nghĩa đúng thật và do đó, có được sự biện minh” [18, tr.119].

Sự thực, Montesquieu chính là người đã mở đầu cho phong trào giải phóng tư tưởng vĩ đại, tiếp tục phát triển và hoàn thiện lý luận về quyền con người. Nhưng xa hơn, không thể không kể tới T. Hobbes và J. Locke. Thực tế, Hobbes là nhà tư tưởng đầu tiên “thoát ly” khỏi sự ảnh hưởng của nhà thờ Kitô giáo trong quan niệm về xã hội cũng như về nhà nước. Theo Hobbes thì nhà nước, con người và quyền con người hồn tồn khơng phải là sản phẩm thuần tuý của Chúa mà nó là kết quả của chính hoạt động thực tiễn của con người. Nhưng phải đến Locke thì lý luận về quyền con người mới thực sự trở

thành một học thuyết mang tính hệ thống với thuyết tam quyền phân lập. Ơng nhấn mạnh tính chất khơng thể tước bỏ của các quyền con người: “Mọi con

người…tự bản chất đều tự do, bình đẳng và độc lập, khơng ai có thể bị loại ra khỏi một quốc gia này và bắt lệ thuộc vào chính quyền của một nước khác mà khơng có sự ưng thuận của chính họ” [Trích theo 2, tr.221- 222]. Do vậy, mọi

người sinh ra đều bình đẳng và cần được bình đẳng về quyền. Đến Montesquieu, một trong những tư tưởng chính trị quan trọng nhất của ơng là tư tưởng tự do công dân gắn liền với việc tuân thủ pháp luật. Theo ông, “tự do

là quyền được làm tất cả những gì mà luật pháp cho phép” [49, tr.99]. Trong

chế độ dân chủ, tự do theo quan niệm của Montesquieu có mối liên hệ trực tiếp với bình đẳng. Xét trên bình diện chính trị, bình đẳng là sự bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. “Bình đẳng chân chính khơng phải là làm cho mọi

người đều chỉ huy hoặc không ai bị chỉ huy cả, mà là chỉ huy những người bình đẳng với mình và phục tùng con người bình đẳng với mình” [49, tr.87].

Biết rằng, Hegel vừa tiếp thu tư tưởng triết học chính trị của Montesquieu, vừa phê phán kịch liệt thuyết tam quyền phân lập của ông. Điều này thể hiện đặc biệt rõ trong tư tưởng Hegel về vấn đề phân quyền. Hegel cho rằng, trong Nhà nước đạo đức thì có sự phân quyền nhưng khơng theo mơ hình tam quyền phân lập của Montesquieu, trái lại theo mơ hình phân công trong sự thống nhất hữu cơ của nhà nước. Hegel xem xét nhà nước và các cơ quan quyền lực của nó như một chỉnh thể, một cái tồn bộ. Trong vấn đề này, Hegel đã có kế thừa tư tưởng về một nhà nước thể hiện được cái ý chí chung

của mọi cơng dân trong tác phẩm Khế ước xã hội của J. J. Rousseau (1712-

1778) - là người có ảnh hưởng to lớn đối với triết học pháp luật Hegel. Chính Rousseau là người đã tiếp nhận và phát triển quan điểm của Hobbes về Nhà nước và xã hội cơng dân lên một trình độ hồn chỉnh hơn.

Trong tư tưởng về Nhà nước, Rousseau quan niệm, chủ quyền/quyền lực tối cao – tức sự thực hiện ý chí chung của tồn thể dân chúng - là không thể

phân chia. Nghiên cứu thực tiễn chính trị đương thời, Rousseau nhận định: “tuy về ngun tắc thì quyền lực tối cao là khơng thề phân chia, nhưng trên

thực tế người ta vẫn chia tách nó trong đối tượng. Họ chia nó thành lực lượng

và ý chí, thành quyền lực lập pháp và quân lực hành pháp, thành quyền quan thuế, quyền tư pháp, quyền chiến tranh, thành cai trị đối nội và ứng phó đối ngoại (...) Họ biến quyền lực tối cao thành một thứ quái dị, ghép lại bằng nhiều mảnh” [62, tr.81]. Như vậy, Rousseau không phải là nhà tư tưởng của thuyết tam quyền phân lập theo đúng nghĩa. Trong quan niệm của Rousseau, quyền lực nhà nước là phải thống nhất, như là một chỉnh thể, một cái toàn thể. Nhưng rõ ràng, Nhà nước trong tư tưởng của Rousseau thể hiện ra là Nhà nước pháp quyền, theo nghĩa pháp luật có địa vị tối thượng. Ngay như vị ngun thủ cũng phải đứng dưới luật vì ơng ta chỉ là một thành viên của Nhà nước mà thôi.

Trong tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền, Hegel cho

rằng, trong việc đi tìm Khái niệm/Ý niệm về Nhà nước, “Rousseau đã có

cống hiến, đó là xem ý chí như là ngun tắc của Nhà nước, một nguyên tắc đã được suy tưởng khơng chỉ như là hình thức của nó (như với bản năng xã hội chẳng hạn, hoặc với quyền uy thần linh) mà còn như là nội dung của nó,

và, trong thực tế, chính là bản thân tư duy. Chỉ có điều, Rousseau đã xem ý

chí chỉ trong hình thức quy định của ý chí cá biệt [ý chí cá nhân] (giống như Fichte đã làm sau này) và đã xem ý chí phổ biến khơng phải như là tính hợp- lý tính tự-mình-và-cho-mình của ý chí, mà chỉ như là cái chung nảy sinh từ ý chí cá biệt này như là một ý chí có ý thức. Vì thế, sự hợp nhất của những cá

nhân với Nhà nước trở thành một khế ước dựa trên ý chí tùy tiện, tư kiến và sự tán thành cơng khai do ý thích của họ” [18, tr.676].

Bên cạnh đó, Hegel cũng chị ảnh hưởng quan niệm của Rousseau về xã hội dân sự. Trong tác phẩm Khế ước xã hội, Rousseau khẳng định rằng, chính sự phát triển của công cụ lao động đã làm cho của cải trong xã hội ngày càng

gia tăng. Nhưng cũng từ sự phát triển này, đã làm xuất hiện chế độ tư hữu tư nhân, từ đây dẫn đến phá vỡ “trạng thái tự nhiên” của con người – xã hội dân sự xuất hiện. Ông viết: “người đầu tiên rào rậu một mảnh đất nhỏ lại và tuyên

bố: đây là của tơi. Và tìm được những người chất phác hồn nhiên để tin vào điều đó, thì người đó thực sự là người sáng lập ra xã hội cơng dân” [Trích

theo 81, tr.358]. Như vậy, nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của “xã hội dân sự”, theo quan niệm của Rousseau chính là việc sáng tạo ra cơng cụ lao động mới và kéo theo đó là sự xuất hiện của chế độ sở hữu tư nhân.

Các triết gia thời Cận đại như Hobbes, Locke đều đã đặt ra vấn đề tự do cá nhân của công dân, với tư cách là thành viên của nhà nước chính trị. Kế thừa một cách có phê phán lý luận về các quyền tự do và bình đẳng của các bậc tiền bối, Rousseau khẳng định tự do là quyền tự nhiên mà tạo hóa đã ban tặng cho con người từ khi con người sinh ra. Nghiên cứu con người và quá trình phát triển của xã hội từ trước tới giờ, Rousseau khẳng định rằng, bản chất của con người là tự do, nhưng trong sự phát triển của quá khứ, khát vọng tự do của nó ln bị kìm hãm bởi xã hội: “người ta sinh ra tự do, nhưng rồi

đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích” [62, tr.28]. Đây chính là tình

trạng phổ biến của sự mất tự do. Điều đó có nghĩa, tự do với tư cách là tài sản của con người đã bị tha hoá bởi sự cưỡng bức. Vậy là, hiện thực cuộc sống thể hiện ra như là sự đối lập với bản chất tự do của con người. Trong thực tại, con người bị tha hoá khỏi bản chất tự nhiên của chính mình, đã đánh mất mình trong một xã hội công dân đầy dẫy những bất công và áp bức. Con người trở nên xa lạ với chính mình, xa lạ với chính thế giới mà con người đang sống.

Theo Rousseau, tình trạng của sự tha hố bản chất con người chỉ bị loại bỏ nhờ pháp luật. Ơng cho rằng, khơng phải gắn liền tự do một cách giản đơn với tất yếu mà là với pháp luật – cái khơng phải là ý chí của nhà cầm quyền được nâng lên thành luật pháp (tức thói độc đốn về thực chất) mà là chủ

quyền của nhân dân. Mà bản chất của luật pháp là thể hiện “ý chí chung”. Đến lượt mình, “ý chí chung” này trở thành đối lập với ý chí của các cá nhân riêng biệt. Nếu như ý chí của các cá nhân hướng tới đặc quyền thì trái lại, ý chí chung hướng tới sự bình đẳng. Với sự ra đời của nhà nước, sau khi thiết lập được “ý chí chung”, đã làm cho mọi người đều bình đẳng một cách hài hồ.

Trong tư tưởng của Rousseau, con người, khi tham gia khế ước xã hội, sẽ mất đi tự do thiên nhiên của mình, mất đi quyền vơ hạn đối với tất cả những gì anh ta đang có. Cái mà anh ta giành được, đó là tự do dân sự và quyền sở hữu đối với tất cả những gì anh ta đang có. Tiếp đó, Rousseau thực hiện sự phân biệt giữa tự do thiên nhiên và tự do dân sự. Theo đó, giới hạn của tự do tự nhiên chỉ là sức lực của cá nhân. Còn giới hạn của tự do dân sự là ý chí chung. Trong tư tưởng của Rousseau, sự thoả thuận giữa mọi công dân khơng phá vỡ tình trạng bất bình đẳng tự nhiên nhưng lập lại bình đẳng về đạo đức và pháp luật, mọi người có vị trí ngang nhau trong khế ước. Rousseau viết: “sự thoả thuận cơ bản khơng những khơng phá vỡ bình đẳng, tự nhiên

mà ngược lại, thay thế sự bình đẳng về thế lực mà giới tự nhiên có thể tạo ra, bằng sự bình đẳng về đạo đức và pháp luật” [62, tr.359]. Đó chính là vấn đề

cơ bản khế ước xã hội đề ra cách giải quyết. Tất nhiên, đối với chúng ta rõ ràng là “ý chí chung” hướng tới sự bình đẳng một cách hài hồ của Rousseau đã che đậy ý chí và quyền lực của giai cấp tư sản – giai cấp mới đang lên cầm quyền và gán cho xã hội ý chí của mình.

Truyền thống tư tưởng pháp luật Đức

Nhưng sẽ là không thỏa đáng, nếu không đề cập đến truyền thống tư tưởng pháp luật Đức trong sự hình thành tư tưởng về Nhà nước nói riêng và triết học pháp quyền của Hegel nói chung.

Thực tế lịch sử cho thấy, tư tưởng pháp luật đóng vai trị khơng nhỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan niệm của g w f hegel về nhà nước trong tác phẩm các nguyên lý của triết học pháp quyền (Trang 30 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)