Tóm tắt các kết quả chính của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 83 - 85)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1 Tóm tắt các kết quả chính của đề tài

Thơng qua việc nghiên cứu lý thuyết, phân tích thống kê mơ tả và phân tích kinh tế lượng số liệu của 20 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2016, đề tài đã tiến hành tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Một số kết luận chính được rút ra như sau:

Khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá an toàn hoạt động của các NHTM. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ ngân hàng nào là bảo đảm khả năng thanh khoản đầy đủ. Nghĩa là, các ngân hàng phải cân đối về nguồn và sử dụng nguồn thanh khoản hợp lý để đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi trả cần thiết, phục vụ tốt cho việc quản trị thanh khoản. Vì vậy việc duy trì Tài sản thanh khoản bao nhiêu là hợp lý luôn là một vấn đề mà các ngân hàng phải quan tâm để thay đổi cho phù hợp với những biến động của nền kinh tế và mục tiêu kinh doanh của từng ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng bởi các nhân tố vi mô ngân hàng và vĩ mơ của nền kinh tế. Đó là các biến: Quy mơ ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), hiệu quả chi phí hoạt động, tỷ lệ lạm phát và Biến giả khủng hoảng kinh tế.

Quy mô ngân hàng được đại diện bằng biến tổng tài sản có tác động ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Điều này cho thấy không phải cứ gia tăng quy mơ tổng tài sản ngân hàng thì sẽ làm tăng khả năng thanh khoản. Các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể tận dụng lợi thế quy mô lớn để giảm dự trữ

các tài sản có tính thanh khoản cao nhưng khả năng sinh lời thấp để tập trung vốn vào việc kinh doanh nhằm gia tăng lợi nhuận. Trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản có thể đi vay trên thị trường liên ngân hàng hay từ ngân hàng nhà nước.

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) có mối tương quan dương với khả năng thanh khoản ngân hàng. Điều này cho thấy một ngân hàng có chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cao và ổn định sẽ cho thấy khả năng điều hành kinh doanh kết hợp với vấn đề quản trị các rủi ro trong ngân hàng, bao gồm cả quản trị rủi ro thanh khoản được điều hành tốt, có thể tăng dự trữ các tài sản thanh khoản, làm tăng tỷ lệ thanh khoản.

Hiệu quả chi phí hoạt động được đo lường bằng tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản có mối tương quan âm với khả năng thanh khoản ngân hàng. Điều này cho thấy khi các ngân hàng kiểm sốt được chi phí hoạt động hiệu quả, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản càng thấp thì các ngân hàng sẽ tập trung hơn vào dự trữ thanh khoản.

Tăng trưởng lạm phát có mối tương quan dương với khả năng thanh khoản ngân hàng. Khi lạm phát quốc gia gia tăng thì các ngân hàng sẽ giữ nhiều tài sản thanh khoản hơn để giảm tác động của lạm phát đối với nền kinh tế.

Khủng hoảng kinh tế có mối tương quan âm với khả năng thanh khoản ngân hàng với ý nghĩa 10% cho thấy trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thì khả năng thanh khoản của ngân hàng bị sụt giảm. Điều này cho thấy khủng hoảng kinh tế có tác động xấu lên mơi trường kinh doanh ngân hàng. Ngồi ra cịn ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, khả năng hồn trả nợ của khách hàng và làm thiếu hụt dữ trự thanh khoản của các ngân hàng.

Các biến còn lại thuộc về nội tại ngân hàng như tỷ lệ vốn chủ sở hữu, thị phần ngân hàng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM, tỷ lệ nợ xấu, tăng trưởng GDP thể hiện sự tác động khơng có ý nghĩa thống kê tới khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại. Điều này có thể do hạn chế về mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn nên mơ hình nghiên cứu chưa tìm ra được một xu hướng rõ rệt giữa việc tác động giữa các biến này lên khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 83 - 85)