Khả năng thanh khoản và lạm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 54 - 55)

(Nguồn: Worldbank, Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam)

Đồ thị biểu thị mối quan hệ giữa lạm phát và khả năng thanh khoản. Lạm phát tăng từ 8.3% năm 2007 lên mức đỉnh cao của giai đoạn này là 23.12% vào năm 2008, sau đó sụt giảm lại năm 2009 cịn 7.05% do ảnh hưởng của ảnh hưởng khủng hoảng tài chính cuối 2007 và thực hiện thắt chặt tiền đầu năm 2008. Khả năng thanh khoản từ 2007-2009 có xu hướng ngược chiều với tỷ lệ lạm phát từ 2007-2009. Tuy nhiên từ 2009 trở đi thì có xu hướng cùng chiều. Mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và khả năng thanh khoản thể hiện rõ từ 2011-2015. Từ năm 2011 trở đi, NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ trở lại trong điều kiện lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại sau 2 năm nới lỏng tiền tệ 2009-2010 kích thích kinh tế. Lạm phát giảm dần từ năm 2011 và cịn 0.63% năm 2015, trong khi đó khả năng thanh khoản cũng liên tục giảm. Như vậy có thể thấy khi tình hình lạm phát được kiểm sốt, thì khả năng thanh khoản cũng giảm dần.

3.3.3 Khả năng thanh khoản và tổng tài sản bình quân

Trên đồ thị 3.9 cho thấy quy mơ tổng tài sản bình qn và khả năng thanh khoản có mối quan hệ ngược chiều. Khi quy mô tài sản bình quân ngân hàng gia tăng thì khả năng thanh khoản giảm dần. Mối quan hệ này thể hiễn rõ nét trong thời

37.64 29.68 25.32 25.45 23.50 26.05 17.45 12.10 12.20 11.33 11.14 7.39 8.30 23.12 7.05 8.86 18.68 9.09 6.59 4.09 0.63 4.85 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

KHẢ NĂNG THANH KHOẢN VÀ LẠM PHÁT

LIQ INF

kỳ 2006-2007 là thời kỳ kinh tế thuận lợi gia tăng mạnh quy mô, mở rộng mạng lưới và hoạt động ngân hàng sau gia nhập WTO. Từ năm 2012 trở đi, quy mô ngân hàng tiếp tục gia tăng, nhưng chậm hơn giai đoạn 2007-2011 (tốc độ tăng trưởng quy mô từ 2007-2011 là 24.87%, từ 2012-2015 là 17.14%). Khả năng thanh khoản có xu hướng giảm từ 26.05% năm 2011 còn 11.33% năm 2015. Các ngân hàng có quy mơ tài sản lớn nhất 2015 là các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước như BID (850,670 tỷ), CTG (779,483 tỷ), VCB (674,394 tỷ đồng). Các ngân hàng thương mại cổ phần khác có quy mơ tài sản lớn là STB (292,542 tỷ đồng), MBB (221,042 tỷ đồng). Các ngân hàng có quy mơ nhỏ nhất 2015 là SGB (17,748 tỷ đồng), KLB (25,322 tỷ đồng), VietABank (41,878 tỷ đồng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 54 - 55)