:Tỷ trọng dư nợ các ngành năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 42)

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước.

Năm 2016 dư nợ tín dụng đối với ngành kinh tế là 5.505.406 đồng, tăng 18.25% so với cùng kỳ năm trước. Các hoạt động dịch vụ khác chiếm tỷ trọng cao nhất trong dư nợ các ngành kinh tế, đạt xấp xỉ 37%.

Hiệu suất sinh lời của ngành ngân hàng thể hiện qua tỷ suất sinh lợi ROA và ROE cũng có nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Tỷ suất sinh lợi ROA, ROE của 20 ngân hàng tăng trưởng mạnh năm 2006 và năm 2007, với ROA là 1.26% và 1.41%, ROE là 19.3% và 18.48%. Tỷ suất sinh lời giảm mạnh năm 2008 với ROA 1.14%, ROE cịn 13.43%. Trung bình từ năm 2009-2011, ROA toàn hệ thống dao động trong khoảng 1%-1.1%, trong khi đó ROE trung bình giai đoạn này là 14.3%. Hiệu quả sinh lời này được cải thiện đáng kể sau khủng hoảng cuối 2007 do các

10%

31%

22% 37%

Tỷ trọng dư nợ các ngành năm 2016 (%) Nông nghiệp, lâm

nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng

Hoạt động Thương mại, Vận tải và Viễn thông

Các hoạt động dịch vụ khác

biện pháp nới lỏng tiền tệ, ổn định lạm phát đã tác động làm cải thiện lợi nhuận từ hoạt động tín dụng và nỗ lực kiểm sốt chi phí hoạt động của ngành.

Biểu đồ 3.5: Tỷ suất sinh lợi ROA, ROE của 20 NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2016

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2006-2016 của 20 NHTM Việt Nam)

Năm 2012, Triển khai Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011- 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Đề án Cơ cấu lại các TCTD), số lượng các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong năm 2012 giảm so với năm 2011, các ngân hàng bắt đầu chú trọng hơn đến việc nâng cao năng lực quản trị điều hành, tăng cường năng lực tài chính và các chỉ tiêu về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Rủi ro thanh khoản hệ thống được cải thiện đáng kể so với năm 2011. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng có chiều hướng gia tăng trong điều kiện kinh tế khó khăn, hệ số sinh lời của hệ thống ngân hàng giảm mạnh. Số lượng các TCTD giảm so với năm 2011 do hoạt động hợp nhất, sáp nhập ngân hàng được thực hiện. ROA và ROE toàn hệ thống giảm. ROA giảm từ mức 1,10% cuối năm 2011 xuống 0,4%, ROE giảm từ 14.3% xuống 4.7% vào cuối năm 2012. Tương tự, ROA của 20 ngân hàng giảm còn 1.25% năm 2011, giảm 0.14% so với năm 2010. ROE của 20 ngân hàng năm 2011 còn 17.07%, giảm 1.32% so với năm 2010. Khả năng sinh lợi của tài sản có ROA và vốn chủ sở hữu ROE cải thiện năm 2014 nhưng ở mức thấp, tăng nhẹ so với năm 2013 (Năm 2013 là 0.5% và 5.6%). ROA và ROE có xu hướng

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 ROE 19.3 18.48 13.43 17.06 18.39 17.07 11.61 9.55 9.36 9.6 9.2 ROA 1.26 1.41 1.14 1.4 1.39 1.25 0.9 0.79 0.75 0.71 0.63 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 0 5 10 15 20 25

TỶ SUẤT SINH LỢI ROA - ROE CỦA 20 NHTM GIAI ĐOẠN 2006-2016 (%)

giảm ở năm 2015 và 2016. Đến 2016 thì ROA tồn hệ thống đạt 0.45% tăng 0.01% so với 2015. ROE đạt 5.66%, tăng 0.71% so với năm 2015.

Về tình hình nợ xấu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 42)