CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Các giả thuyết được đặt ra cho nghiên cứu
Trên mơ hình nghiên cứu đề xuất, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu:
Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực của Pfeffer và Salancik (1978) cung cấp nền tảng về nguồn lực của doanh nghiệp, trong đó nguồn nhân lực là rất quan trọng. Theo nghiên cứu của Trần Đình Khơi Ngun (2010) trình độ của kế tốn viên là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế tốn trong DN. Trình độ chun mơn, năng lực của kế toán viên là một trong những nhân tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin báo cáo tài chính. Nếu họ chưa thật sự sắc sảo, họ có thể ghi
nhận chưa đúng bản chất nghiệp vụ của doanh nghiệp chưa tính đến các tình huống mà chính các doanh nghiệp cố tình che giấu về số liệu cung cấp cho họ hoặc cũng có thể do một số quy định của pháp luật chưa thật sự rõ ràng làm cho họ gặp khó khăn trong việc phản ánh thơng tin của báo cáo tài chính, giả thuyết được đặt ra là:
H1: Trình độ của kế tốn viên dịch vụ có tác động cùng chiều với chất lượng thông BCTC.
Lý thuyết nguồn lực đề cập “ Nguồn lực của tổ chức được hiểu như là tất cả tài sản, năng lực, quy trình hoạt động, thơng tin và tri thức được kiểm soát bởi tổ chức và giúp tổ chức nhận thức và thực hiện các chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất hoạt động”. Chất lượng phần mềm kế toán là một trong những nhân tố được phát hiện trong nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hưng & Phạm Quốc Thuần (2016) trong đề tài “Tác động của các nhân tố bên ngồi doanh nghiệp đến tính thích đáng của chất lượng thơng tin kế toán trên BCTC”. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là các DNNVV, các cơng ty dịch vụ kế tốn phải trang bị cho mình rất nhiều nguồn lực, quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người, trình độ của kế tốn viên nhưng vấn đề về cơ sở vật chất máy móc thiết bị, các phần mềm hỗ trợ cơng việc của người kế toán viên cũng là những yếu tố quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm có chất lượng cho khách hàng, nên giả thuyết là:
H2: Phần mềm kế tốn của cơng ty dịch vụ kế tốn có tác động cùng chiều với chất lượng thơng tin BCTC.
Lý thuyết tín hiệu cho thấy khi thời gian hoạt động của doanh nghiệp càng dài thì họ càng kinh nghiệm trong mơi trường hoạt động của họ và kinh nghiệm về cách lập các báo cáo ngày càng tăng, việc có thể hiểu được BCTC bên cạnh việc lập và trình bày BCTC ngày càng được cải thiện hơn so vơi lúc mới bắt đầu hoạt động. Owusu Ansah (1998) nghiên cứu các nhân tố bên trong DN có tác động đến việc công bố thông tin
của DN. Nên giả thuyết được đưa ra là:
H3: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp có tác động cùng chiều với chất lượng thông tin BCTC
Để giải quyết thông tin bất cân xứng giữa doanh nghiệp và các bên liên quan thì địi hỏi thơng tin phải được chuyển đến bên cịn lại một cách đáng tin cậy và thơng tin đó phải tuân theo một chuẩn mực được quy định bởi pháp luật. Nguyễn Thị Huyền Trâm (2007) đề cập đến quy định pháp lý ảnh hưởng đến tổ chức công tác tại các DNNVV. Vì kế tốn là lĩnh vực rất nhạy cảm, bị tác động và chi phối bởi luật kế toán, các chuẩn mực, quy định được ban hành bởi cơ quan nhà nước. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, chúng ta đang dần tiếp nhận các chuẩn mực kế toán quốc tế như sự đổi mới trong Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thành Thơng tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014, và Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 thành Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện lộ trình chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011 – 2020 “từ ngày 01/01/2009 thuế suất thuế TNDN phổ thông giảm từ 28% xuống 25% và từ 01/01/2014 giảm từ 25% xuống 22% và 20% từ 01/01/2016. Riêng DNNVV được áp dụng mức 20% ngay từ ngày 01/7/2013” bên cạnh đó thuế cũng có những miễn giảm để khuyến khích sự đầu tư của các DN. Sự thay đổi này có tác động rất nhiều đến cơng việc của các kế toán viên, nên giả thuyết được đặt ra là:
H4: Chính sách thuế có tác động cùng chiều với chất lượng thông tin BCTC
Thông thường, nhà quản trị của cơng ty là người duy nhất hồn tồn hiểu được mục tiêu và hướng đi của công ty (Thong 1999). Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực cho thấy vai trò của nhà quản trị trong tổ chức. Kiến thức của nhà quản lý là một trong những nhân tố được đế cập trong nghiên cứu của Ismail (2009) khi xác định yếu tố ảnh
hưởng đến HTTT kế trong trong DN. Do đó, khi nhà quản trị có kiến thức, hiểu các cơng nghệ sẽ có thể lựa chọn phần mềm phù hợp cho các công ty của họ (Hussin et al. 2002).Thông tin BCTC là sản phẩm của các kế tốn viên, nó là một sản phẩm đặc biệt mà địi hỏi người sử dụng nó phải có một kiến thức nhất định thì mới có thể hiểu được, cịn để đánh giá là nó đã có chất lượng chưa, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một quy trình phức tạp thì địi hỏi người quản trị phải được trang bị một kiến thức thật sự vững vàng vì vậy giả thuyết là:
H5: Trình độ của nhà quản trị có tác động cùng chiều với chất lượng thơng tin BCTC
Một trong những nguyên nhân làm cho BCTC giảm tính trung thực và tính minh bạch là do ý muốn chủ quan của doanh nghiệp, họ cố tình trình bày BCTC theo mục đích riêng của họ, có thể là giấu lãi hoặc giấu lỗ. Đối với các doanh nghiệp lớn muốn niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán , họ phải đáp ứng điều kiện để được niêm yết là phải có lãi hai năm liên tục nên họ sẽ tìm cách chế biến số liệu để có một báo cáo đáp ứng đủ yêu cầu. Đối với các công ty khác như là công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân,... chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì mục đích của họ lại khác. Họ khơng cần phải báo lãi như các DN lớn nên mục đích của các doanh nghiệp này là làm sao có thể giảm được thuế nhiều nhất, vậy nên họ lại có xu hướng muốn giấu lãi bằng cách giấu doanh thu. Để nâng cao chất lượng thông tin BCTC, điểm mấu chốt là do ý thức của chủ doanh nghiệp. Chỉ khi doanh nghiệp mong muốn thông tin của BCTC trung thực và minh bạch, khơng phục vụ mục đích riêng của doanh nghiệp thì chất lượng BCTC mới được gia tăng. Cũng có thể xảy ra các tính huống như là tài liệu bị mất, số liệu bị mờ hoặc bị chỉnh sửa, doanh nghiệp chỉ cung cấp chứng từ photo hoặc chụp hình gởi qua mail chứ khơng cung cấp chứng từ gốc cho đơn vị dịch vụ. Lý thuyết tín hiệu đề cập thơng tin từ doanh nghiệp phải được chuyển tải đến cho bên khác một cách tin cậy, thơng tin đó phải đực cung cấp đầy đủ, kịp thời. Theo nghiên cứu Charles Cullinan Xiaochuan Zheng (2017) thì kế tốn dịch vụ có thể yêu cầu phối hợp và được cung cấp thông tin nhiều hơn từ khách hàng khi
kiểm tốn viên cần thơng tin từ họ. Việc cung cấp hóa đơn chứng từ theo định nghĩa của điều 501 trong Quy tắc ứng xử của AICPA – Hội kế tốn viên cơng chứng Hoa kỳ là “Hồ sơ do khách hàng cung cấp là sổ sách kế toán hoặc các hồ sơ khác thuộc về khách hàng đã được cung cấp cho công ty dịch vụ, bao gồm cả bản in ra giấy hoặc bản sao điện tử của các hồ sơ đó”. Để kế tốn dịch vụ có thể thực hiện tốt cơng việc của mình thì việc cung cấp thơng tin như hóa đơn, chứng từ từ doanh nghiệp cho kế toán dịch vụ là một mấu chốt quan trọng quyết định chất lượng thơng tin BCTC vì vậy giả thuyết là:
H6: Sự hỗ trợ từ nhà quản trị doanh nghiệp - Sự cung cấp hóa đơn, chứng từ kế tốn từ DN có tác động cùng chiều với chất lượng thông tin BCTC
Các nhà quản trị sẽ lựa chọn những chính sách có lợi nhất cho DN họ theo lý thuyết đại diện. Đối với các DNNVV vấn đề về nguồn lực là một vấn đề nan giải, việc cân đối chi phí trong cơng ty là một trong những mối quan tâm hàng đầu, giảm chi phí thường là một trong những ưu tiên quan trọng nhất đối với việc thuê ngoài (Quélin & Duhamel, 2003). Để lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ với chất lượng cao với một số tiền hạn chế là một đều khó khăn. Vì thế phí dịch vụ cho hoạt động kế tốn có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nhận được, giả thuyết được đặt ra như sau:
H7: Phí dịch vụ kế tốn có tác động cùng chiều với chất lượng thông tin BCTC
Báo cáo tài chính là nhiệm vụ phải thực hiện của bộ phận phụ trách kế toán của doanh nghiệp. Đối với nhà quản lý của các DNNVV, họ thường xem báo cáo tài chính được lập chủ yếu là để phục vụ cho cơ quan thuế, chứ chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng của nó hay xây dựng các biện pháp để phịng ngừa những gian lận hoặc sai sót có thể xảy ra. Lý thuyết đại diện nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền, chất lượng BCTC thường được doanh nghiệp ủy thác cho các đơn vị kiểm toán. Vì thế chất lượng BCTC có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố của cuộc
kiểm tốn như là trình độ chun mơn, đạo đức nghề nghiệp, uy tín sự chuyên nghiệp và sự độc lập của công ty kiểm toán. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hưng & Phạm Quốc Thuần (2016) cho thấy là chất lượng và vai trị của tổ chức kiểm tốn có tác động đến chất lượng TT BCTC. Bên cạnh đó thì nghiên cứu của Đặng Thị Kiều Hoa (2016) cũng đề cập đến tổ chức kiểm tốn có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Nên giả thuyết là:
H8: Tổ chức kiểm tốn có tác động cùng chiều với chất lượng thông tin BCTC