Quyền khởi kiện người quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần theo pháp luật việt nam (Trang 25)

1.1.2.2 .Cơ cấu tổ chức và quản trị ngân hàng thương mại

1.1.3.6. Quyền khởi kiện người quản lý

Điểm mới và nổi bật của Luật doanh nghiệp 2015 so với các Luật doanh nghiệp trước đây chính là bổ sung thêm quyền khởi kiện của các cổ đông đối với người quản lý điều hành doanh nghiệp như: thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc. Theo quy định tại điều 161 Luật doanh nghiệp quy định cổ đơng, nhóm cổ đơng sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thơng trong thời hạn 6 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh cơng ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc. Khởi kiện người quản lý công ty được xem là một trong các quyền cơ bản của cổ đơng và nó đã nhiều lần được Ngân hàng thế giới sử dụng là tiêu chí quan trọng để đánh giá về mức độ bảo vệ nhà đầu tư của các nền kinh tế22. Theo báo cáo kinh doanh năm 2016 của Ngân hàng thế giới, mức độ bảo vệ cổ đông thiểu số (protecting minority investors) của Việt Nam đứng thứ 118 trong số 189 nền kinh tế khác trên thế giới23, chỉ số này được cải thiện rất nhiều trong các năm qua, năm 2006 là 170 trong tổng số 174 nền kinh tế và năm 2008 là 170 trong tổng số 181 nền kinh tế. Các tiêu chí để xếp hạng của Ngân hàng thế giới đối với chỉ số bảo vệ nhà đầu tư dựa trên các tiêu chí như: tính minh bạch trong các giao dịch, tính chịu trách nhiệm của giám đốc, khả năng của các cổ đông trong việc kiện những người điều hành quản lý với những hành vi sai trái, các chỉ số ưu tiên trong việc bảo vệ nhà đầu tư24.

22 Bùi Xuân Hải, Luật doanh nghiệp bảo vệ cổ đơng Pháp luật và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, trang 234

23 Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới tại website:

http://www.doingbusiness.org/data/exploreeconomies/vietnam/#protecting-minority-investors truy cập vào thứ 7 ngày 15/4/2017

24 Protecting Minority Investors: The indicators below describe three dimensions of investor protection: transparency of transactions (Extent of Disclosure Index), liability for self-dealing (Extent of Director Liability Index), shareholders’ ability to sue officers and directors for misconduct (Ease of Shareholder Suits Index) and Strength of Investor Protection Index. The indexes vary between 0 and 10, with higher values indicating greater disclosure, greater liability of directors, greater powers of shareholders to challenge the transaction, and better investor protection.

Quyền khởi kiện người quản lý có thể xem đây là quyền tự vệ của cổ đông. Theo PGS-TS Phạm Duy Nghĩa thì “Khơng ai hiểu doanh nghiệp rõ hơn là các nhà quản trị, thông tin “tay trong” dễ dàng có thể biến thành tiền có lợi cho cá nhân và gia đình họ. Cổ đơng phải dựa vào thơng tin do người quản trị cung cấp, bởi vậy họ cần được bảo vệ trước những luồng thông tin bất cân xứng. Nếu pháp luật và các thiết chế thực thi cịn kém hiệu quả thì những nhà đầu tư này buộc phải tìm cách bảo vệ đồng tiền của họ; họ tìm cách tiệm cận với mọi nguồn thông tin và can dự vào tất cả các quyết định kinh doanh có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn vốn đầu tư”25. Bằng việc ghi nhận quyền khởi kiện của người quản lý công ty trong luật đã thể hiện được 2 mục đích cơ bản. Thứ nhất, tạo điều kiện cho cổ đông phục hồi lại những quyền bị mất do hành vi vi phạm của người quản lý gây ra. Thứ hai, pháp luật đã tạo ra một cơ chế răn đe đối với người quản lý để họ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận của mình.

1.1.3.7. Quyền của nhóm cở đơng thiểu số

Hai hay nhiều cổ đơng có thể liên kết với nhau thành nhóm cổ đơng để gia tăng số lượng cổ phần nắm giữ từ đó gia tăng quyền trong việc được cung cấp tài liệu, đề cử người tham gia vào Hội đồng quản trị, ban kiểm soát. Tại khoản 2 điều 114 Luật doanh nghiệp quy định cổ đơng/nhóm cổ đơng sở hữu từ 10% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục 6 tháng hoặc quy định tỷ lệ nhỏ hơn theo điều lệ công ty. Như vậy, các cổ đông nhỏ khi thực hiện liên kết với nhau để tăng tỷ lệ sở hữu hơn 10% thì ngồi những quyền của cổ đơng phổ thơng; cổ đơng, nhóm cổ đơng sẽ có thêm một số quyền quan trọng như: đề cử người vào Hội đồng quản trị và ban kiểm sốt; xem xét và trích lục các nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính hằng năm, yêu cầu ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.

Đối với Luật doanh nghiệp không quy định tỷ lệ sở hữu tối đa đối với các doanh nghiệp, cá nhân. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong hoạt động điều hành tín dụng,

điều 55 Luật các TCTD quy định rất cụ thể về tỷ lệ sở hữu tối đa của mỗi thành viên trong NHTMCP, đối với cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ; cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ; cổ đơng và người có liên quan đến cổ đơng thì khơng được sở hữu quá 20% vốn điều lệ. Luật các TCTD quy định tỷ lệ sở hữu tối đa nhằm hạn chế việc cá nhân hay tổ chức chi phối nắm giữ nhiều cổ phần để chi phối toàn bộ hoạt động, lợi dụng quyền hạn để làm những việc mang lại lợi ích cá nhân, điều này cũng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các cổ đông nhỏ trong việc đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng.

1.2. Sự cần thiết và vai trò của việc bảo vệ cổ đông trong Ngân hàng thương mại cổ phần.

1.2.1. Sự cần thiết phải bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại 1.2.1.1. Hạn chế sự lạm quyền của người quản lý cơng ty:

Mơ hình hoạt động hiện tại của các NHTMCP phân biệt chủ yếu theo hai cơ cấu quyền lực là cấp quản trị điều hành và cấp quản lý kinh doanh. Một là Cấp quản trị điều hành là HĐQT gồm Chủ tịch HĐQT và một số thành viên chuyên trách, làm việc theo chế độ tập thể. Về nguyên tắc HĐQT thực hiện chức năng quản lý đối với mọi hoạt động của NHTM, chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn; ban hành điều lệ, các cơ chế, qui chế tổ chức và hoạt động của ngân hàng. Hai là cấp quản lý kinh doanh là Ban điều hành gồm Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế tốn trưởng và các phòng ban tham mưu giúp việc tại hội sở chính. Như vậy, với mơ hình này thì HĐQT thực hiện nhiệm vụ xây dựng chiến lược và Ban tổng giám đốc chịu trách nhiệm thực hiện chiến lược đó.

Với những cổ đông sở hữu tỷ lệ cổ phần từ 10% vốn điều lệ trở lên là có quyền đề cử người tham gia vào HĐQT, tùy theo điều lệ của từng NHTMCP quy định số lượng cổ phần sở hữu tương ứng với số lượng người đề cử vào HĐQT26, như vậy

26 Theo quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Nguyên tắc đề cử người vào HĐQT được thực hiện như sau: Các cổ đông nắm giữ tối thiểu 5% số cổ phần có quyền biểu quyết trong thời hạn liên tục ít nhất 06 (sáu) tháng có quyền gộp số quyền biểu quyết của từng người lại với nhau để đề cử các ứng cử viên HĐQT. Cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng nắm giữ từ 5% đến dưới 10% sổ cổ phần có quyền biểu quyết trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng được đề cử 01 (một) thành viên; từ 10% đến dưới 30% được đề cử 02 (hai) thành viên; từ 30% đến dưới 50% được đề cử 03 (ba) thành viên; từ 50% đến dưới 65% được đề cử 04 (bốn) thành viên và nếu từ 65% trở lên được đề cử đủ số ứng viên

với những cổ đơng sở hữu nhiều cổ phần thì có thể chiếc ghế Chủ tịch HĐQT sẽ thuộc về nhóm cổ đơng sở hữu nhiều cổ phần. Vì vậy, việc điều hành kinh doanh của NHTMCP sẽ không tránh khỏi việc lạm dụng quyền chi phối của HĐQT lên người quản lý.

1.2.1.2. Mối quan hệ bất bình đẳng giữa cở đơng lớn và cổ đông nhỏ.

Dựa vào tỷ lệ sở hữu cổ phần mà cổ đông nắm giữ để phân loại cổ đông, được chia thành hai loại: cổ đơng sở hữu nhiều vốn cịn gọi là cổ đông lớn và cổ đơng sở hữu ít vốn cịn gọi là cổ đơng nhỏ. Theo Luật doanh nghiệp quy định tất cả các cổ đơng đều có quyền và lợi ích đối với phần vốn góp của mình nhưng khơng phải tất cả các cổ đơng đều có các quyền lợi, khả năng tham gia chi phối hoạt động, kiểm sốt cơng ty giống nhau. Khi có mâu thuẫn, tranh chấp thì “cổ đơng lớn có khả năng lợi dụng sức mạnh để bóc lột cổ đơng thiểu số”27. Với cổ đơng lớn thì sẽ có quyền cử người tham gia vào HĐQT và chiếm đa số thành viên trong HĐQT, khi đó họ có khả năng sẽ chi phối tới việc ra quyết định và đưa những người nhà vào các vị trí quản lý, điều hành và kiểm sốt. Vì vậy, các cổ đơng lớn có thể lợi dụng vào việc này để thông qua các quyết định các giao dịch nhằm mang lại lợi ích cho bản thân họ nhằm gây thiệt hại đến lợi ích của cổ đơng nhỏ trong Ngân hàng. Vì thế, người ta thường gọi người quản lý trong công ty cùng với các cổ đông lớn là người nhà, kẻ bên trong cịn cổ đơng nhỏ bị coi là “người ngồi”.

Cổ đơng nhỏ ln là trung tâm của quản trị và là đối tượng mà các nhà làm luật luôn phải quan tâm khi xây dựng pháp luật doanh nghiệp. Cổ đông nhỏ chiếm số lượng đa số, rất đơng có thể lên đến 90% số lượng cổ đông trong NHTMCP nhưng tỷ lệ cổ phần mà tất cả họ nắm giữ lại rất nhỏ không đáng kể so với cổ đông lớn và hầu như họ chẳng có vai trị gì trong quản trị điều hành ngân hàng. Do nắm số lượng cổ phần thấp nên họ khơng có bất kỳ quyền hoặc được cung cấp các thông tin nội bộ và luôn bị cổ đông lớn áp đảo và nắm quyền biểu quyết, thông qua các quyết định. Vì số lượng cổ đơng thiểu số thường nhiều ở những công ty đại chúng nên họ

thường không biết nhau trong khi các cổ đơng lớn lại q hiểu về nhau thậm chí còn liên kết với nhau để thơng qua các quyết định đường lối, chính sách phát triển cơng ty. Khi họp ĐHĐCĐ người ta hầu như không thấy được vai trị của cổ đơng thiểu số tại cuộc họp, mà chủ yếu chỉ tập trung nghe và “tiếp thu” các đề xuất từ phía cổ đơng lớn28.

1.2.2. Vai trị của việc bảo vệ cở đơng

1.2.2.1. Vai trị đối với cơng ty và nhà đầu tư

Đối với nhà đầu tư khi bỏ tiền ra mua cổ phần đồng nghĩa với việc bỏ tiền ra mua thứ tài sản vơ hình được gọi là cổ phần, khi thì được xác nhận bởi một tờ cổ phiếu, khi chỉ được ghi nhận qua bút toán hoặc danh sách cổ đơng. Giá trị cổ phần phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp phát hành ra nó, khi doanh nghiệp bị phá sản thì cổ phần chẳng có giá trị nhiều hơn mảnh giấy đã dùng để in ra nó. Thị trường chứng khốn và các NHTMCP sẽ lớn mạnh nếu (i) nhà đầu tư có cơ sở tin rằng những thông tin về doanh nghiệp, kế hoạch kinh doanh cũng như tương lại của doanh nghiệp do người quản trị đưa ra là đáng tin cậy, (ii) người quản trị doanh nghiệp thu tiền của dân để kinh doanh một cách hợp lý vì lợi ích của cổ đơng chứ khơng vì lợi ích riêng của bản thân và gia đình họ mà bóc lột của cổ đơng thiểu số29. Chính vì vậy, việc bảo vệ nhà đầu tư, cổ đông trước những thông tin bất cân xứng là trọng tâm của pháp luật để giúp nhà đầu tư yên tâm khi ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp.

Các cổ đông sở hữu số vốn góp lớn ln có khả năng chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động của cơng ty, cịn cổ đơng nhỏ do sự yếu thế hơn về tỷ lệ sở hữu cổ phần nên khả năng tham gia quản lý, điều hành và giám sát hoạt động của công ty ln bị hạn chế và kéo theo đó là quyền lợi của họ khơng được đảm bảo, thậm chí là ln bị các cổ đông lớn chèn ép, xâm phạm quyền lợi. Do đó, thơng qua việc bảo vệ cổ đông giúp các doanh nghiệp minh bạch hóa thơng tin nội bộ cơng ty và giúp cho cô

28 Trần Huỳnh Thanh Nghị (2010), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số torng công ty cổ phần theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2005, Tham luận kỷ yếu hội thảo “bảo vệ cổ đông: Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, trang 38

đông nhỏ thực hiện quyền giám sát hoạt động của doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được rủi ro bị người quản lý lợi dụng gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của cơng ty.

1.2.2.2. Vai trị thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và thu hút đầu tư

Việc đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh của Ngân hàng thế giới trong những năm vừa qua đối với các quốc gia trong đó chỉ tiêu quan trọng được đưa ra để đánh giá là việc bảo vệ nhà đầu tư. Vì nhà đầu tư sẽ khơng bỏ vốn kinh doanh nếu quyền và lợi ích chính đáng của họ khơng được pháp luật bảo đảm thực thi. Chính vì vậy, trong q trình sửa đổi Luật doanh nghiệp, từ Luật công ty 1990 sau ba lần sửa đổi đến Luật doanh nghiệp 2015 thì vai trị bảo vệ cổ đơng thiểu số được gia tăng lên theo sự thay đổi của Luật doanh nghiệp. Việc đánh giá chỉ số bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam cũng gia tăng qua các năm trong báo cáo của Ngân hàng thế giới, năm 2009 xếp hạng 170 trong tổng số 180 nền kinh tế tồn cầu và đứng trong nhóm yếu kém nhất trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ số này dần được cải thiện đến năm 2014 chỉ số này là 157 trong tổng số 189 nền kinh tế và đến 2016 tức là sau khi Luật doanh nghiệp 2015 có hiệu lực thì chỉ số này gia tăng đáng kể lên mức 118 trong tổng 189 nền kinh tế30. Tại báo cáo kinh doanh 2017 của Ngân hàng thế giới thì Việt Nam được đánh giá tăng chỉ số bảo vệ cổ đông thiểu số qua các điểm, một là dễ dàng kiện ban giám đốc trong trường hợp gây thiệt hại từ việc thực hiện các giao dịch giữa các bên liên quan; hai là tăng cường quyền của cổ đơng và vai trị chính trong việc ra quyết định; ba là tăng cường cơ cấu sở hữu và kiểm sốt của cơng ty; bốn là tăng các yêu cầu đối với việc minh bạch thông tin công ty31.

Việc bảo vệ cổ đông thiểu số trong Luật doanh nghiệp 2015 thể hiện rất rõ nét trong việc thay đổi một số nội dung: (i) giảm tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định của ĐHĐCĐ, với quyết định thông thường là 51% và quyết định quan trọng là 65% (theo điều 144 Luật doanh nghiệp) trong khi theo Luật doanh nghiệp 2005 tỷ lệ này

30 Theo báo cáo World Bank 2009, 2014 và 2016

31 Theo Doing Business 2017, trang 186: “Vietnam strengthened minority investor protections by making it easier to sue directors in cases of prejudicial transactions between interested parties, by increasing shareholder rights and role in major corporate decisions, by strengthening the ownership and control structures of companies and by increasing corporate transparency requirements”.

là 65% và 75%; (ii) giảm tỷ lệ tham dự họp đối với điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ, lần thứ nhất và lần thứ hai tương ứng là 51% và 33% (theo điều 141 Luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần theo pháp luật việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)