Tình hình thành lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần theo pháp luật việt nam (Trang 42)

1.1.2.2 .Cơ cấu tổ chức và quản trị ngân hàng thương mại

2.1.1. Tình hình thành lập

Đến thời điểm năm 2017, hệ thống NHTM trong nước gồm có 35 ngân hàng bao gồm 4 ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước44 và 31 NHTMCP. Tình hình thành lập hệ thống ngân hàng được định hình rõ nét nhất kể từ khi ngân hàng một cấp được tách thành ngân hàng hai cấp là cấp ngân hàng trung ương còn gọi là ngân hàng nhà nước và NHTM quốc doanh. Ngân hàng nhà nước có nhiệm vụ điều tiết toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế vĩ mơ, cịn hệ thống NHTM quốc doanh sẽ thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ như nhận gửi tiền, cho vay và các loại dịch vụ khác. Thời điểm bắt đầu vào năm 1988, ngành ngân hàng có sự tăng trưởng về mặt số lượng, quy mô, đa dạng về cơ cấu sở hữu và loại hình. Tuy nhiên, nó được phát triển vượt bậc về số lượng thành lập là từ năm 1991, có thể chia thành ba giai đoạn hình thành phát triển hệ thống NHTMCP tại Việt Nam. (i) Trong giai đoạn thứ nhất, nếu loại trừ các NHTM đã giải thể và NHTMCP nơng thơn, thì số lượng ngân hàng được thành lập từ năm 1991 đến năm 1994 lên đến 20 NHTMCP đô thị. (ii) Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ năm 1995 đến năm 2005, trong giai đoạn này chỉ có 4 ngân hàng được NHNN cấp phép mới để thành lập và hoạt động45. (iii) Đợt sóng ra đời tiếp theo của các NHTMCP được đánh dấu thông qua việc ban hành quy chế thành lập ngân hàng theo Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN ngày 07/06/2007, với sự ra đời của quy chế này đã mở đường cho việc thành lập một số ngân hàng mới sau một thập kỷ ngừng cấp phép thành lập ngân hàng và chuyển đổi

44 4 ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước bao gồm: NH nông nghiệp và phát triển nông thôn, NH TNHH MTV Dầu khí tồn cầu, NH TNHH MTV Đại dương, NH TNHH MTV Xây dựng.

45 Nguyễn Xuân Thành (2016), Ngân hàng thương mại Việt Nam: từ những thay đổi về Luật và Chính sách giai đoạn 2006-2010 đến các sự kiện tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015, chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright.

các NHTMCP nông thôn thành các NHTM đơ thị được hoạt động trên phạm vi tồn quốc.

Bên cạnh các ngân hàng được cấp phép hoạt động và được chuyển đổi từ NHTMCP nơng thơn sang NHTMCP đơ thị thì cũng có một số ngân hàng đã được đồng ý về mặt chủ trương tuy nhiên lại không được cấp phép để đi vào hoạt động. Khi Quyết định 24/2007/QĐ-NHNN ngày 07/06/2007 về quy chế cấp phép thành lập và hoạt động của NHTMCP được ban hành, quy chế này sau đó được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 46/2007/QĐ-NHNN ngày 25/12/2007, kể từ thời điểm này đã có 2146 bộ hồ sơ xin thành lập ngân hàng được trình cho ngân hàng nhà nước. Nhưng trong số các bộ hồ sơ xin thành lập thì Ngân hàng nhà nước chỉ chấp thuận về mặt chủ trương được 9 NHTMCP, trong số đó có 3 ngân hàng được cấp phép hoạt động gồm NHTMCP Liên Việt, NHTMCP Tiên Phong, NHTMCP Bảo Việt và 6 ngân hàng không được cấp phép hoạt động gồm NH Hồng Việt (Dầu Khí), NH Năng Lượng, NH Ngoại Thương Châu Á, NH Ngôi Sao Việt Nam, NH Đơng Dương Thương Tín, NH Bảo Tín. Như vậy, khi chính sách của Ngân hàng nhà nước nới lỏng việc thành lập NHTMCP thì sự tăng trưởng về số lượng ngân hàng được thành lập mới là 4 ngân hàng và có đến 12 ngân hàng được chuyển đổi thành NHTMCP đô thị làm cho hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng lên đến 16 NHTMCP đô thị. Nhưng trong số những ngân hàng được thành lập trong đợt nóng sốt này chỉ còn lại 9 NHTMCP cịn đang hoạt động tính đến thời điểm hiện tại gồm: Việt Á, Nam Việt (được đổi tên là Quốc Dân), Sài Gòn – Hà Nội, An Bình, Kiên Long, Việt Nam Thương Tín, Tiên Phong, Liên Việt và Bảo Việt. Các ngân hàng cịn lại bị rơi vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt Ngân hàng nhà nước mua lại với giá 0 đồng hoặc đã bị sáp nhập vào các ngân hàng khác lớn hơn.

2.1.2. Tình hình hoạt đợng

Theo thống kê tại thời điểm ban hành Nghị định 141/2006/NĐ-CP, trong số 39

46 Nguyễn Xuân Thành (2016), Ngân hàng thương mại Việt Nam: từ những thay đổi về Luật và Chính sách giai đoạn 2006-2010 đến các sự kiện tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015, chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, trang 8

NHTM trong nước đang hoạt động thì có 26 ngân hàng có vốn điều lệ dưới 1.000 tỷ đồng trong đó ngân hàng có vốn điều lệ thấp nhất là 70 tỷ đồng và 3 NHTM nhà nước gồm Vietcombank, Argibank, BIDV là có mức vốn lớn hơn 3.000 tỷ đồng. Đến cuối năm 2007, chỉ còn lại 15 ngân hàng có mức vốn pháp định lớn hơn 1.000 tỷ đồng trong đó ngân hàng có mức vốn thấp nhất là 200 tỷ đồng và đến cuối năm 2008 chỉ còn lại 4 NHTMCP (Phát triển Mê Kông, Đại Á, Đại Tín, Đệ Nhất) là chưa tăng vốn lên mức 1.000 tỷ đồng47. Đến giai đoạn tăng vốn điều lệ lần hai lên mức 3.000 tỷ đồng, thời điểm 31/12/2010 thì hệ thống NHTMCP vẫn còn 11 ngân hàng chưa tăng vốn kịp và thời điểm này Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho gia hạn việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng đến 31/12/201148. Khi vốn điều lệ tăng, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của từng ngân hàng cũng như của cả hệ thống được cải thiện. Năm 2010 hệ số an tồn vốn bình qn của các NHTM là 10,98%; năm 2012 là 13,75%; năm 2013 là 13,25% và năm 2014 là 12,75%49. Tuy nhiên, nếu tính đủ các loại rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường và loại trừ vốn ảo do sở hữu chéo theo tiêu chuẩn và yêu cầu của Basel II thì hệ số CAR của các NHTM thấp hơn so với số liệu được nêu trên. Điều này cho thấy sự phát triển của hệ thống NHTM của Việt Nam chưa bền vững theo chuẩn mực quốc tế.

Các NHTM ở Việt Nam mức độ đa dạng hóa loại hình dịch vụ khơng cao, chủ yếu tập trung vào cung ứng các dịch vụ ngân hàng truyền thống là huy động vốn, cho vay và thanh toán. Trong số các loại hình truyền thống thì dịch vụ cho vay là hoạt động kinh doanh có rủi ro nhiều nhất và mang lại lợi nhuận cao cho các NHTM. Ở giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân khoảng

Nguyễn Xuân Thành (2016), Ngân hàng thương mại Việt Nam: từ những thay đổi về Luật và Chính sách giai đoạn 2006-2010 đến các sự kiện tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015, chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, trang 10

48 Thùy Duyên (2010), Chính thức gia hạn tăng vốn pháp định ngân hàng thêm một năm, xem tại http://vneconomy.vn/tai-chinh/chinh-thuc-gia-han-tang-von-phap-dinh-ngan-hang-them-mot-nam- 20101214123935490.htm truy cập ngày 11/05/2017.

49 Nguyễn Thị Mùi (2015), Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay: Vấn đề đặt ra và khuyến nghị chính sách”, Cổng thơng tin điện tử của Bộ Tài chính - Viện chiến lược và chính sách tài chính, tại website: http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/r/m/ncvtd/ncvtd_chitiet?dDocName=MOF147841&_adf.ct rl-

state=3d1pfucz5_4&_afrLoop=5040494904397267#!%40%40%3F_afrLoop%3D5040494904397267%26dD ocName%3DMOF147841%26_adf.ctrl-state%3D1cq3ybwbic_4 truy cập ngày 16/5/2017

35%/năm cao hơn gấp 5 – 6 lần tốc độ tăng trưởng GDP50, giai đoạn 2011 – 2015 tốc độ tăng trưởng tín dụng là 11%/năm cao hơn 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP51. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng chất lượng tín dụng vẫn cịn thấp do một số ngân hàng cho vay các lĩnh vực có độ rủi ro cao như: (i) cho vay đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản khá cao, tính đến tháng 9/2015 dư nợ cho vay vào bất động sản của toàn ngành ngân hàng chiếm 8,3% tổng dư nợ toàn ngành kinh tế52; (ii) cho vay bằng vàng và đầu tư kinh doanh vàng, ngoại tệ.53 Để hạn chế việc cho vay vào những ngành nghề có rủi ro cao ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM và nền kinh tế, NHNN ban hành một số văn bản nhằm quản lý và kiểm soát các hoạt động cho vay. Hiện nay, việc NHTM cho vay bằng vàng đã bị cấm54; cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản đang hạn chế; việc sử dụng vốn để cho vay trung dài hạn cũng được quy định cụ thể55; cho vay đầu tư mua cổ phiếu hiện cũng bị kiểm soát chặt.

2.1.3. Những tồn tại, hạn chế 2.1.3.1. Thanh khoản

Thanh khoản là khả năng của ngân hàng vừa có thể tăng thêm tài sản vừa đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đến hạn mà không bị những thiệt hại quá mức cho phép56. Thanh khoản là một trong ba yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM gồm: an toàn, sinh lợi và thanh khoản. Từ sau năm 2007, hệ thống ngân hàng Việt Nam đối diện với nhiều khó khăn có thể gây mất an toàn cho cả hoạt động của hệ thống do gặp phải hai vấn đề lớn gồm (i) rủi ro về mặt thanh khoản và

50 Theo báo cáo Tổng cục thống kê tại website:

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=418&ItemID=10879 truy cập ngày 16/5/2017

51 Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm từ năm 2011- 2015 là 5,9%/năm.

52 Thùy Vinh (2016), Tín dụng Bất động sản sẽ giảm 40.000 tỷ đồng nếu sửa đổi thông tư 36?, Báo đấu thầu online, tại website: http://baodauthau.vn/tai-chinh/tin-dung-bat-dong-san-se-giam-40000-ty-dong-neu-sua- thong-tu-36-19517.html truy cập ngày 18/5/2017

53 Minh Đức (2012), Ngân hàng lỗ nghìn tỷ vì vàng, Thời báo kinh tế Việt Nam, tại website:

http://vneconomy.vn/tai-chinh/ngan-hang-lo-nghin-ty-vi-vang-2012102012105684.htm truy cập ngày 18/5/2017

54 Thông tư 11/2011/TT-NHNN ngày 29/04/2011 quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2011.

55 Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 được sửa đổi bổ sung bằng thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

(ii) rủi ro từ hoạt động liên quan đến chứng khoán và bất động sản57. Cuối năm 2008 rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng tăng, khi Chính phủ đưa ra giải pháp kích thích tăng trưởng kinh tế từ đó hoạt động cho vay được mở rộng quá nhanh, điều này dẫn đến việc mất cân đối giữa việc huy động vốn và cho vay vốn ở các ngân hàng. Ngoài ra, với việc cấp phép chuyển đổi và thành lập mới ngân hàng trong thời điểm này quá dễ dàng, điều này dẫn đến hệ lụy là quá nhiều ngân hàng hoạt động mà lợi thế cạnh tranh không tương đồng. Với những ngân hàng lớn, việc huy động sẽ thuận lợi hơn do đã có sẵn hệ thống, mối quan hệ và lượng cho vay ra cũng ở mức giới hạn ngược lại các ngân hàng nhỏ lại khó khăn trong việc huy động vốn trong khi các ngân hàng nhỏ đang cần mở rộng thị trường, từ đó việc cho vay mượn trên thị trường liên ngân hàng xuất hiện. Việc Chính phủ tung ra gói kích thích tăng trưởng trong thời điểm này đã làm cho lạm phát tăng cao. Khi đó, Chính phủ lại đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ quá mạnh và việc suốt thời gian dài các NHTM đã cho vay quá nhiều vào hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản làm cho tình hình thanh khoản ở các NHTM đều căng thẳng trong thời điểm này. Với tình hình này, NHNN ban hành thơng tư 13/2010/TT-NHNN (Thơng tư 13) quy định mức giới hạn tín dụng trên huy động tối thiểu là 80% với mục đích làm hạ nhiệt tình trạng thanh khoản.

2.1.3.2 Nợ xấu

Thu nhập chính của các NHTM là từ hoạt động tín dụng, có khi chiếm đến 80% đến 90% thu nhập hàng năm. Hệ thống ngân hàng sau một thời gian dài tăng trưởng tín dụng nhanh, liên tục cùng với khả năng kiểm sốt rủi ro cịn nhiều hạn chế và những yếu tố bất lợi của nền kinh tế (như tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát cao, thị trường bất động sản sụt giảm và đóng băng kéo dài, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn...), làm nợ xấu của hệ thống ngân hàng bắt đầu lộ diện và tăng nhanh từ cuối năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đã tăng từ 3,63% cuối năm 2013 lên 4,17% tính đến 30/6/2014 với giá trị nợ xấu tăng tuyệt đối là

57 Huỳnh Thế Du (2016), Những tín hiệu tích cực từ quy định mới về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động Ngân hàng ở Việt Nam, chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright.

132.500 tỷ đồng. Theo Thanh tra NHNN, nếu các NHTM không được giữ nguyên nhóm các khoản nợ đã tái cơ cấu58, con số nợ xấu thực tế sẽ tăng thêm 185.000 tỷ đồng, tổng số nợ xấu lên 307.000 tỷ đồng, tương đương tỉ lệ nợ xấu là 9,71%59. Trước tình hình này, tháng 7/2013, Cơng ty quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam (VAMC) được đưa vào hoạt động là một biện pháp giải quyết nợ xấu cho nền kinh tế. Việc bán nợ xấu cho VAMC giúp các NHTM có bảng cân đối tốt hơn, có điều kiện giải ngân các khoản vay mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu diễn ra rất chậm và chưa mang lại hiệu quả, việc xử lý nợ xấu thông qua VAMC chẳng qua là tạm cất khoản nợ xấu và kéo dài thời gian trích lập dự phịng của các TCTD. Tính đến thời điểm hiện tại, sau hơn 3 năm hoạt động, VAMC đã mua tổng cộng được 25.631 khoản nợ xấu tại 42 TCTD tại Việt Nam, với tổng dư nợ gốc 282.124 tỷ đồng, giá mua nợ là 245.672 tỷ đồng, thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt60. Chi tiết như sau:

Bảng 2.1: Thống kê số lượng ngân hàng bán nợ cho VAMC

STT Khoản mục Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Quý I/2017 1 Số lượng NH đã bán nợ 31 39 41 22 42 2 Số lượng khách hàng vay 894 4,923 9,752 833 15,856 3 Số lượng khoản nợ 1,505 8,594 14,291 1,241 25,631

58 Theo quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 quy định đối với các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn hoặc gia hạn mà hoạt động kinh doanh của khách hàng có chiều hướng tích cực thì được giữ ngun nhóm nợ trước khi chỉnh kỳ hạn hoặc gia hạn.

59 Nguyễn Bảo Huyền (2016), Luận văn tiến sĩ kinh tế “Rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP Việt Nam”, Đại học Ngân hàng

60 Hồng Phúc (2017), VAMC đã mua hơn 282.000 tỷ đồng nợ xấu, Thời báo kinh tế sài gòn online http://www.thesaigontimes.vn/157971/VAMC-da-mua-hon-282000-ti-dong-no-xau.html, truy cập ngày 28/5/2017

4

Tổng dư nợ gốc

(Đơn vị tính: tỷ đồng) 37,077 92,338 109,461 43,247 282,124

Nguồn: VAMC

2.1.3.3 Quản trị rủi ro

Trong những năm gần đây, hệ thống NHTM ở Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống quản trị rủi ro, khi ngân hàng có hệ thống quản lý rủi ro tốt, sẽ có sức đề kháng tốt, ít bị ảnh hưởng bởi những tác động khơng lường trước và có khả năng đưa ra những hành động kịp thời, hạn chế thấp nhất những tổn thất cho ngân hàng. Rủi ro ngân hàng trong thực tế là khá đa dạng, với 3 loại rủi ro chính là rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Hiện nay, với những khó khăn xảy ra trong quá khứ như tình hình nợ xấu từ hoạt động cho vay lớn vì vậy, các ngân hàng ngồi việc ưu tiên việc giải quyết nợ xấu, cịn phải thực hiện xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tiên tiến theo chuẩn mực quốc tế để phòng ngừa rủi ro trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần theo pháp luật việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)