Thơng qua việc kiểm sốt các giao dịch có khả năng tư lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần theo pháp luật việt nam (Trang 38 - 39)

1.1.2.2 .Cơ cấu tổ chức và quản trị ngân hàng thương mại

1.3. Cách thức và biện pháp bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong ngân hàng

1.3.2.4. Thơng qua việc kiểm sốt các giao dịch có khả năng tư lợi

Giao dịch tư lợi là một khái niệm khơng chính thức trong pháp luật thực định của Việt Nam, tuy nhiên, thường được hiểu là giao dịch giữa một bên là công ty/doanh nghiệp và một bên là bao gồm nhưng không giới hạn trong cổ đơng, thành viên, người quản lý hoặc người có liên quan của các đối tượng đã nêu hoặc công ty con, công ty liên kết, công ty khác mà người quản lý của cơng ty có lợi ích liên quan40. Để giám sát các giao dịch có tư lợi tốt hơn những năm trước, Luật doanh nghiệp 2015 quy định việc kiểm soát các giao dịch tư lợi chặt chẽ hơn Luật doanh nghiệp 2005, cụ thể là (i) giao dịch với cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần của công ty và những người có liên quan của họ thay vì tỷ lệ sở hữu là 35% như Luật doanh nghiệp 2005; (ii) HĐQT được chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất, tỷ lệ này trong luật doanh nghiệp 2005 là 50%. Như vậy, với việc kiểm soát các giao dịch tư lợi nhằm bảo vệ cổ đông thiểu số thì Luật doanh nghiệp có mức độ bảo vệ tốt hơn.

Với quy định tại Luật các TCTD về việc kiểm sốt các giao dịch có khả năng tư

39 Điều 160 Luật doanh nghiệp 2015 và Điều 38 Luật các Tổ chức tín dụng.

40 Nguyễn Hồng Huy (2015), Kiểm sốt giao dịch tư lợi nhìn từ giác độ của Luật doanh nghiệp năm 2014, Tạp chí dân chủ pháp luật kỳ 64, tại website: http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/phap-luat-kinh- te.aspx?ItemID=85# truy cập vào thứ 3 ngày 25/4/2017

lợi bị cấm thực hiện hoặc hạn chế thực hiện được quy định rõ nét và kiểm soát chặt chẽ hơn. Tại điều 126 Luật các TCTD quy định rất rõ về những đối tượng khơng được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng với các điều kiện ưu đãi. Luật các TCTD 2010 mở rộng thêm đối tượng bị cấm giao dịch tín dụng bao gồm cả pháp nhân là cổ đơng có người đại diện phần vốn góp là thành viên HĐQT, ban kiểm soát. So với luật TCTD 2007 đối tượng bị cấm giao dịch tín dụng với ngân hàng chỉ là cá nhân. Ngân hàng là hoạt động trong lĩnh vực tài chính do đó việc kiểm sốt sự an toàn của TCTD là cần thiết do đó các giao dịch có khả năng tư lợi là bị cấm hoàn tồn. Chẳng hạn như đối tượng khơng được vay vốn tại NHTMCP mình đang làm việc gồm: Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, ban kiểm sốt và những người có liên quan đến các chức danh này. Việc cấm các giao dịch với các đối tượng liên quan này xảy ra trong ngân hàng là một trong những cách giảm thiểu việc thực hiện giao dịch tư lợi do trong trường hợp những đối tượng này thực hiện việc vay vốn tại NHTMCP mà mình đang nắm giữ quyền điều hành sẽ dễ dẫn đến việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ những điều kiện của khoản vay sẽ dễ có nguy cơ mất vốn và vỡ nợ gây thiệt hại cho cổ đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ cổ đông trong ngân hàng thương mại cổ phần theo pháp luật việt nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)