Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và sự cam kết của lãnh đạo doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong quản lý chất lượng toàn diện , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 28)

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3 Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và sự cam kết của lãnh đạo doanh

nghiệp trong quản lý chất lượng toàn diện

2.3.1 Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và quản lý chất lượng toàn diện

Trên cơ sở các lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp và TQM, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào mối quan hệ giữa hai khái niệm trên. Tổng quan nghiên cứu lý thuyết cho thấy có sự bất đồng đáng kể về bản chất của mối quan hệ này, một nhóm nghiên cứu cho rằng áp dụng TQM đem lại sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp; một nhóm nghiên cứu khác lập luận rằng văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc thực hiện TQM và kết quả của nó. Bản chất nguồn gốc của những

nghiên cứu đều xuất phát từ mối quan hệ nhân quả giữa văn hóa doanh nghiệp và TQM, và đó là một trong những tiền đề của các nghiên cứu khác. Xem xét mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và TQM, nghiên cứu của luận văn dựa trên lập luận thứ hai với giả thuyết là văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng đến TQM, cụ thể là đo lường tác động của mơ hình văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong quản lý chất lượng toàn diện.

Theo Bright và Cooper (1993), quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được thực hiện dưới sự ảnh hưởng của văn hóa, khi mà các giá trị chia sẻ, niềm tin và các giả định được công nhận và phổ biến rộng. Một số nghiên cứu khác cũng đã kiểm tra mối quan hệ giữa TQM và văn hóa doanh nghiệp, chẳng hạn như nghiên cứu của Prajogo và McDermott (2005), Ali Mohammad Rad (2006) dựa trên tiền đề là văn hóa doanh nghiệp xác định kết quả thực hiện TQM. Gần đây nhất là có nghiên cứu của Kevin et al (2011) xem xét các loại hình của văn hóa doanh nghiệp có tác động tích cực đến quản lý chất lượng tồn diện.

2.3.1.1 Tác động tích cực của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trị là tài sản vơ hình của doanh nghiệp, có những tác động tích cực đến q trình hình thành và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bởi văn hóa doanh nghiệp tạo nên phong thái riêng của doanh nghiệp, giúp phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác; đồng thời, tạo nên lực hướng tâm chung cho tồn doanh nghiệp và khích lệ q trình đổi mới, sáng tạo.

Một doanh nghiệp có nền văn hóa tích cực sẽ tạo mơi trường làm việc hiệu quả, thân thiện, tạo sự gắn kết và thống nhất ý chí, góp phần định hướng và kiểm sốt thái độ hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp. Do đó, văn hóa doanh nghiệp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở tạo ra bầu khơng khí và tác phong làm việc tích cực, khích lệ tinh thần sáng tạo, củng cố lịng trung thành gắn bó của các thành viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm,… Tất cả những yếu tố đó góp phần tạo năng suất lao động, giảm thiểu những chi phí khơng cần thiết, đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ và thỏa mãn sự hài lòng của khách

hàng thơng qua cải tiến liên tục. Đây cũng chính là những tiêu chí đánh giá sự thành cơng của doanh nghiệp trong việc áp dụng TQM.

2.3.1.2 Tác động tiêu cực của văn hóa doanh nghiệp

Trong thực tế, không phải doanh nghiệp nào áp dụng TQM cũng đạt được thành công như mong muốn, cũng như những lợi ích mà TQM đem lại khơng phải dễ dàng đạt được. Nguyên nhân là do thiếu sự am hiểu và cam kết nhất quán từ phía lãnh đạo, thiếu một chiến lược rõ ràng và sự hỗ trợ cần thiết, thiếu sự quan tâm của tất cả nhân viên trong doanh nghiệp, không tạo được động lực tham gia do thiếu sự liên kết giữa phần thưởng và hiệu suất của doanh nghiệp. Ngồi ra, cịn do việc đào tạo và truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm về TQM chưa được quan tâm đúng mức, tinh thần trách nhiệm công việc không cao, sự phối hợp và hợp tác nhóm khơng đạt hiệu quả. Những điều này thể hiện cho một nền văn hóa tiêu cực, hay cịn gọi là văn hóa yếu ở một số doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp có nền văn hóa tiêu cực khi khơng có các giá trị chia sẻ và niềm tin nhất quán. Đó là doanh nghiệp có kiểu quản lý cứng nhắc, độc đoán, chuyên quyền và hệ thống bộ máy quản lý quan liêu, gây ra mơi trường văn hóa doanh nghiệp không lành mạnh, không khí làm việc thụ động của nhân viên, làm kìm hãm sự sáng tạo. Do đó, sẽ tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động của toàn doanh nghiệp.

2.3.2 Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong quản lý chất lượng toàn diện nghiệp trong quản lý chất lượng toàn diện

Trên cơ sở xác định mối quan hệ giữa TQM và văn hóa doanh nghiệp, câu hỏi được đặt ra là: Các loại hình văn hóa doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với sự cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong quản lý chất lượng toàn diện?

Về mặt lý thuyết, TQM là một phương pháp quản lý chất lượng liên quan đến nhiều cấp, nhiều bộ phận có chức năng khác nhau, nhưng lại địi hỏi một sự hợp tác đồng bộ. Muốn việc thực hiện TQM đạt kết quả thành cơng thì phải được áp dụng trong một mơi trường văn hóa thích hợp và quan trọng là phải có sự cam kết

thực sự từ phía lãnh đạo doanh nghiệp. Tuy chưa xác định được nền văn hóa đặc trưng nào có tác động thúc đến sự cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong quản lý chất lượng toàn diện, nhưng qua nghiên cứu tài liệu về ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến TQM cho thấy, các mơ hình văn hóa doanh nghiệp được cho là thích hợp thì có liên quan đến tiêu chí định hướng con người linh hoạt.

Tata và Prasad (1998) kết luận rằng nền văn hóa định hướng con người linh hoạt có nhiều thuận lợi để áp dụng TQM hơn các loại hình văn hóa khác. Các hoạt động như sự lãnh đạo, sự tham gia của nhân viên, sự trao quyền, hợp tác nhóm, định hướng khách hàng và cải tiến liên tục là biểu hiện của nền văn hóa định hướng con người linh hoạt. Nghiên cứu của Westbrook và Utley (1995) cũng hỗ trợ thêm cho lập luận trên là nền văn hóa mà nhân viên được đánh giá cao và được trao quyền sẽ dẫn đến mơ hình TQM thành cơng. Bên cạnh đó, lý thuyết cũng nêu bật vai trị quan trọng của nhà lãnh đạo trong việc cam kết về chất lượng nhằm tạo nên sự đồng thuận giữa các thành viên trong nội bộ để xem chất lượng là mục tiêu chung của doanh nghiệp. Tiêu chí thể hiện sự cam kết của lãnh đạo đó là tạo ra một tầm nhìn chung, quan tâm và có trách nhiệm đối với các hoạt động chất lượng, phá vỡ các rào cản giữa các phòng ban bằng cách thúc đẩy sự hợp tác và làm việc theo nhóm. Từ đó, lơi kéo mọi thành viên trong doanh nghiệp tham gia tích cực vào các chương trình chất lượng. Sự cam kết của lãnh đạo còn được thể hiện thơng qua chiến lược và các chính sách chất lượng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong quản lý chất lượng toàn diện , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 28)