Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong quản lý chất lượng toàn diện , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 43)

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Mẫu nghiên cứu

3.3.1 Kích thước mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu chính thức được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Đối tượng khảo sát là các nhân viên và quản lý các cấp đang làm việc toàn thời gian tại các doanh nghiệp có thực hiện TQM đang hoạt động trên địa bàn Tp.HCM.

Về kích thước mẫu nghiên cứu, theo Nguyễn Văn Tuấn (2007), ước lượng số lượng đối tượng cần thiết là một bước cực kỳ quan trọng trong việc thiết kế nghiên cứu đảm bảo có ý nghĩa khoa học. Vì nó quyết định thành công hay thất bại của

nghiên cứu. Nếu số lượng đối tượng khơng đủ thì kết luận rút ra từ nghiên cứu khơng có độ chính xác cao, thậm chí khơng thể kết luận được gì. Ngược lại, nếu số lượng đối tượng quá nhiều hơn so với số mẫu cần thiết thì tài nguyên, tiền bạc và thời gian sẽ bị hao phí.

Tổng hợp từ các nhà nghiên cứu và ý kiến chuyên gia thì cỡ mẫu tối ưu là bao nhiêu tùy thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, các tham số cần ước lượng và qui luật phân phối của tập các câu trả lời của đáp viên. Chẳng hạn:

+ Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, theo Tabachnick và Fidell (2007) thì kích thước mẫu phải bảo đảo theo cơng thức: n ≥ 8m + 50 (n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập trong mơ hình); trong khi đó, theo Harris RJ. Aprimer (1985) thì n ≥ 104 + m (m là số lượng biến độc lập và phụ thuộc), hoặc n ≥ 50 + m, nếu m < 5.

+ Trường hợp sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, theo Gorsuch (1983), phân tích nhân tố cần có ít nhất là 200 quan sát; Hair và cộng sự (1998) thì cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ số biến quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát.

Nghiên cứu của luận văn có sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy, mơ hình nghiên cứu có 30 biến quan sát. Do đó, kích thước mẫu được chọn cho nghiên cứu chính thức n = 350. Để đạt được kích thước này, 500 bảng câu hỏi khảo sát được gửi đi. Sau khi thu về và loại bỏ những bảng khơng hợp lệ thì cịn 364 bảng sử dụng được. Như vậy, kích thước mẫu nghiên cứu cuối cùng dùng để xử lý dữ liệu n = 364.

3.3.2 Mô tả mẫu nghiên cứu

Khảo sát được thực hiện vào tháng 9 năm 2013 với phương pháp lấy mẫu thuận tiện và kết quả thu về được 364 mẫu hợp lệ. Đặc điểm của mẫu theo từng biến phân loại được trình bày trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Mô tả mẫu nghiên cứu

Thông tin mẫu Tần số Phần trăm

Loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân 82 22.5

Công ty trách nhiệm hữu hạn 128 35.2

Công ty cổ phần 86 23.6 Công ty hợp danh 68 18.7 Tổng 364 100.0 Lĩnh vực kinh doanh Sản xuất 237 65.1 Dịch vụ 127 34.9 Tổng 364 100.0

Kinh nghiệm thực hiện TQM

Dưới 1 năm 58 15.9 Từ 1­5 năm 147 40.4 Từ 5­10 năm 109 30.0 10 năm trở lên 50 13.7 Tổng 364 100.0 Vị trí cơng tác Quản lý cấp cao 18 4.9 Quản lý cấp trung 73 20.1 Quản lý cấp cơ sở 107 29.4 Nhân viên 166 45.6 Tổng 364 100.0

Thâm niên công tác

Dưới 1 năm 28 7.7

Từ 1­5 năm 170 46.7

Từ 5­10 năm 97 26.6

10 năm trở lên 69 19.0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong quản lý chất lượng toàn diện , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 43)