Biến quan sát Nhân tố
DL1 0.893
DL2 0.887
DL3 0.851
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Như vậy, dựa vào các kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) trên cho thấy thang đo động lực làm việc và 7 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của NVYT ngành lao tỉnh Tây Ninh đều đạt yêu cầu và thang đo đạt giá trị hội tụ.
Nhân tố Môi trường làm việc gồm 4 biến quan sát: MT1, MT2, MT3, MT4. Nhân tố Lãnh đạo gồm 6 biến quan sát: LD1, LD2, LD3, LD4, LD5, LD6. Nhân tố Đồng nghiệp gồm 4 biến quan sát: DN1, DN2, DN3, DN4.
Nhân tố Sự công nhận gồm 3 biến quan sát: CN1, CN2, CN3.
Nhân tố Thu nhập và phúc lợi gồm 3 biến quan sát: TN2, TN3, TN4. Nhân tố Đào tạo và thăng tiến gồm 4 biến quan sát: DT1, DT2, DT3, DT4. Nhân tố Công việc thú vị gồm 5 biến quan sát: CV1, CV2, CV3, CV4, CV5. Nhân tố động lực làm việc gồm 3 biến quan sát: DL1, DL2, DL3.
4.4. Phân tích tương quan và hồi quy
Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy có 7 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của NVYT ngành lao tỉnh Tây Ninh. Tiếp theo, phân tích hồi quy nhằm xác định sự tương quan này có tuyến tính hay khơng và mức độ quan trọng của từng yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên.
Phân tích hồi quy được thực hiện với 7 biến độc lập của động lực làm việc bao gồm: môi trường làm việc (MT), lãnh đạo (LD), đồng nghiệp (DN), sự công nhận (CN), thu nhập và phúc lợi (TN), đào tạo và thăng tiến (DT), công việc thú vị (CV) và 1 biến phụ thuộc: động lực làm việc (DL).
4.4.1. Phân tích hệ số tương quan
Kiểm định hệ số tương quan Pearson dùng để kiểm tra mối tương quan giữa các độc lập và biến phụ thuộc trước khi phân tích hồi quy tuyến tính bội. Kết quả phân tích tương quan như sau: