Mức vốn pháp định áp dụng cho các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của năng lực tài chính đến sự phát triển thương hiệu của ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 30)

STT LOẠI HÌNH TỔ CHỨC TÍN DỤNG DỤNG CHO ĐẾN NĂM 2011 MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH ÁP I Ngân hàng

1 Ngân hàng thương mại

b Ngân hàng thương mại cổ phần 3.000 tỷ đồng

c Ngân hàng liên doanh 3.000 tỷ đồng

d Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 3.000 tỷ đồng

đ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 15 triệu USD

2 Ngân hàng chính sách 5.000 tỷ đồng

3 Ngân hàng đầu tư 3.000 tỷ đồng

4 Ngân hàng phát triển 5.000 tỷ đồng

5 Ngân hàng hợp tác 3.000 tỷ đồng

6 Quỹ tín dụng nhân dân

a Quỹ tín dụng nhân dân trung ương 3.000 tỷ đồng

b Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 0,1 tỷ đồng

II Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

1 Cơng ty tài chính 500 tỷ đồng

2 Cơng ty cho th tài chính 150 tỷ đồng

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước)

Vốn tự có có chức năng bảo vệ NHTM, giúp NHTM chống lại rủi ro phá sản, bù đắp những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ; bảo vệ người gửi tiền khi gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh; nâng cao uy tín của NHTM với khách hàng, các nhà đầu tư. Vì vậy có thể khẳng định vốn là yếu tố quan trọng đối với NHTM, vì vốn tự có của NHTM đã nói nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của NHTM trên thị trường trong nước, góp phần nâng cao thương hiệu của NHTM. Đồng thời, vốn tự có đó cũng là cơ sở để NHTM mở rộng hoạt động tới các thị trường tài chính khu vực và quốc tế, đưa thương hiệu của NHTM đến với khách hàng trên toàn thế giới.

Vốn tự có và vốn điều lệ là hai yếu tố đều thể hiện năng lực tài chính của NHTM, tuy nhiên vốn điều lệ được công bố chính thức, thể hiện trực quan đến với khách hàng hơn, đồng thời thói quen của các ngân hàng Việt Nam thường hay cơng bố vốn điều lệ. Do đó, trong phạm vi luận văn này sẽ sử dụng vốn điều lệ như là một yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển thương hiệu của NHTM.

+ Chất lượng tài sản: Tài sản của một NHTM thể hiện ở bên tài sản có trên

quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM, đồng thời những điều này ảnh hưởng đến sự bền vững và phát triển của thương hiệu ngân hàng.

Tài sản có sinh lời chiếm từ 70 - 80% tổng tài sản có của một NHTM, bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính và các khoản đầu tư vào giấy tờ có giá chứng khốn, góp vốn liên doanh liên kết… Thực chất hoạt động của NHTM bao gồm rất nhiều nghiệp vụ, nhưng quan trọng nhất là nghiệp vụ tín dụng vì nó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của NHTM. Do đó, thực hiện cơng tác tín dụng có hiệu quả, chất lượng tốt, giảm thiểu rủi ro có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Điều này góp phần quảng bá, nâng cao hình ảnh thương hiệu, uy tín, tạo lợi thế cạnh trên thị trường liên ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung, giúp Ngân hàng thu hút được khách hàng về phía mình. Cụ thể thể hiện qua dư nợ cho vay và tỷ lệ nợ quá hạn.

Dư nợ cho vay: phản ảnh lượng vốn mà cá nhân, tổ chức vay còn nợ ngân hàng tại một thời điểm cụ thể, được tính bằng số dư cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán. Dư nợ càng lớn phản ánh khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng càng lớn, dư nợ thấp chứng tỏ khả năng tín dụng của ngân hàng khơng được mở rộng, kém chất lượng.

Tỷ lệ nợ quá hạn: Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh rõ nhất chất lượng tín dụng của NHTM, là tỷ lệ % giữa nợ quá hạn của khách hàng và tổng dư nợ của NHTM tại một thời điểm nhất định. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ đúng hạn kém, ngân hàng sẽ khó khăn trong việc đảm bảo khả năng thanh toán, giảm thu nhập, nếu quá cao có thể dẫn đến phá sản. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng tốt, mức độ rủi ro thấp, chất lượng tín dụng tốt là quản lý tốt khách hàng và các khoản nợ luôn được trả đúng hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn sẽ ảnh hưởng đến mức độ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của các NHTM.

Như vậy, để đánh giá chất lượng tài sản, hay cụ thể hơn là đánh giá chất lượng tín dụng phải xem xét đồng thời hai chỉ tiêu tổng dư nợ và nợ quá hạn. Chất lượng

tín dụng của một ngân hàng chỉ có thể gọi là tốt nếu nợ quá hạn có xu hướng giảm và tổng dư nợ có xu hướng tăng và ngược lại.

+ Khả năng sinh lời của NHTM gắn liền với chất lượng tài sản và hiệu quả sử

dụng tài sản của NHTM. Để đánh giá khả năng sinh lời của NHTM người ta thường sử dụng các chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tài sản có (ROA); chỉ tiêu lợi nhuận rịng trên vốn tự có (ROE) hoặc chỉ tiêu lợi nhuận rịng trên doanh thu.

Nâng cao chất lượng tài sản, chất lượng nguồn vốn cũng chính là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Khả năng sinh lời là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh và mức độ phát triển của một NHTM. Ngân hàng kinh doanh hiệu quả sẽ gây được tiếng vang, tạo niềm tin cho khách hàng, điều này ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của NHTM và sự phát triển thương hiệu của ngân hàng.

+ Khả năng thanh khoản: Có hai ngun nhân giải thích tại sao thanh khoản

lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng. Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn. Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự nên ngân hàng về cơ bản ln có nhu cầu thanh khoản rất lớn.

+ Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng địi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn.

Tỉ lệ an toàn vốn được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng, thể hiện qua hệ số CAR (Capital Adequacy Ratio).

CAR = [(Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100% Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh tốn các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín

dụng, rủi ro vận hành. Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an tồn vốn tối thiểu, ở Việt Nam theo thơng tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 tỉ lệ này được quy định là 9%. Theo chuẩn mực Basel II mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến là 8%.

Mức độ an tồn vốn có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển thương hiệu của một ngân hàng, bởi khi ngân hàng đảm bảo độ an toàn trong hoạt động sẽ đem đến sự yên tâm cho khách hàng khi lựa chọn ngân hàng giao dịch, qua đó sẽ góp phần đưa thương hiệu ngân hàng phát triển.

Yếu tố định tính:

- Cơng nghệ thông tin: Công nghệ thông tin là một trong những chiến lược

phát triển quan trọng của tổng thể ngành ngân hàng, hiện được xếp ngang hàng với kế hoạch cải cách thể chế, phát triển nguồn lực… Công nghệ chính là hạ tầng để các ngân hàng đổi mới dịch vụ, gia tăng tiện ích, mở rộng phạm vi hoạt động. Công nghệ thông tin được xem như một xu hướng chính trong hoạt động ngân hàng hiện đại thập niên vừa qua, các giải pháp kỹ thuật công nghệ được lựa chọn là phù hợp đã bảo đảm cho sự phát triển công nghệ tin học ngân hàng đúng hướng, là yếu tố giúp các ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, chiếm lĩnh thị phần bằng các thiết bị giao dịch tự động, tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại; đẩy nhanh tốc độ thanh tốn, tăng vịng quay tiền tệ, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả đồng vốn xã hội, góp phần phát triển thương hiệu của ngân hàng thương mại.

- Cơ cấu tổ chức và trình độ quản lý của ban lãnh đạo ngân hàng: Cơ cấu tổ

chức có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển bền vững của một ngân hàng thương mại, bảo đảm các điều kiện thích hợp cho tăng trưởng và quản lý rủi ro. Khi có một cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý thì mới cho phép sử dụng tốt các nguồn lực, giúp cho việc ra các quyết định đúng đắn và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quyết định đó, điều hồ phối hợp các hoạt động nhằm đạt được mục đích chung đề ra.

Cơ cấu tổ chức ổn định, đáp ứng được nhu cầu chiến lực, phù hợp với thực tiễn, mục tiêu, có sự cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm, phân công công việc hợp lý cùng với tài năng lãnh đạo, dẫn dắt, linh hoạt trước những biến động trong môi trường kinh doanh của những người đầu tàu ngân hàng sẽ góp phần vào sự phát triển trong hoạt động ngân hàng, ảnh hưởng đến sự phát triển của thương hiệu khơng chỉ trong nội địa mà cịn mở rộng ra khu vực quốc tế.

- Chất lượng nguồn nhân lực: Dù ở thời đại nào, nguồn nhân lực cũng luôn là

yếu tố quan trọng nhất quyết định sức mạnh của một quốc gia bởi mọi của cải vật chất đều được làm nên từ bàn tay và trí óc của con người. Việt Nam đã và đang bước vào hội nhập thế giới, từng bước tiến tới chiếm lĩnh khoa học cơng nghệ cao vì thế địi hỏi một lực lượng đơng đảo nhân lực có trình độ cao, có khả năng làm việc trong mơi trường cơng nghệ và cạnh tranh, đủ khả năng thích ứng với mọi biến động của thị trường trong nước và thế giới. Bởi thế, nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và phát triển của thương hiệu của ngân hàng, đó chính là đội ngũ trung gian truyền tải thông điệp của tổ chức đến khách hàng nhằm quảng bá thương hiệu và phát triển thương hiệu.

Như vậy, một NHTM có năng lực tài chính tốt phải là NHTM ln duy trì được hoạt động bình thường và phát triển một cách ổn định, bền vững trong mọi điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nước và trên thế giới. NHTM có khả năng cung cấp tín dụng có hiệu quả và các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế. NHTM ln đáp ứng đầy đủ yêu cầu khách hàng về vốn và các dịch vụ ngân hàng phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, xã hội trong nước và thế giới. NHTM còn phải bảo đảm được sự tồn tại và phát triển của mình một cách an tồn, khơng xảy ra những đổ vỡ hay phá sản.

1.2.3.3. Ảnh hưởng của năng lực tài chính đến sự phát triển thương hiệu

của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của năng lực tài chính đến sự phát triển thương hiệu của ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 30)