Cơ cấu tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của năng lực tài chính đến sự phát triển thương hiệu của ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 38)

2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

2.1.3.Cơ cấu tổ chức hoạt động

Xem Phụ lục 1.

2.1.4. Những thành quả đạt được về thương hiệu Ngân hàng thương mại

cổ phần Á Châu

Qua 18 năm hoạt động, ACB liên tục nhận được nhiều giải thưởng có giá trị của các tổ chức trong và ngoài nước, đồng thời được sự thừa nhận, đánh giá cao của khách hàng và xã hội, cụ thể:

Nhìn nhận và đánh giá của xã hội:

- Năm 2002, ACB được Giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Hội đồng xét duyệt Quốc gia xét cấp.

- Năm 2002, nhận Bằng khen của Thủ tuớng Chính phủ về thành tích nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

- Năm 2006, ACB là NHTM cổ phần duy nhất nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trong việc đẩy mạnh ứng dụng phát triển cơng nghệ thơng tin, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Cũng trong năm 2006 này, ACB vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng Huân chương lao động hạng III.

- Năm 2007, ACB được nhận bằng khen và cúp của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của đất nước.

Đồng thời, ACB cũng nhận được Cờ thi đua của Chính phủ “Đã hồn thành xuất sắc tồn diện nhiệm vụ cơng tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.

- Năm 2008, ACB được báo Sài Gịn Tiếp Thị bình chọn là ngân hàng có Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008.

- Năm 2009, ACB nhận được Chủ tịch nước trao Huân chương lao động hạng II trong việc Đã có thành tích xuất sắc trong cơng tác từ năm 2003 - 2007 góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

- Năm 2010, Bộ Công Thương đã trao Bằng khen và Cúp cho ACB với danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu 3 năm liên tiếp đạt giải thưởng thương mại dịch vụ Việt Nam (2007 – 2009)”.

Đồng thời, ACB cũng được Thời báo Kinh tế Việt Nam trao Bằng khen “Dịch vụ tin và dùng Việt Nam”.

Nhìn nhận và đánh giá của khách hàng:

Tốc độ tăng trưởng cao của ACB trong cả huy động và cho vay cũng như số lượng khách hàng suốt hơn 18 năm qua là một minh chứng rõ nét nhất về sự ghi nhận và tin cậy của khách hàng dành cho ACB. Đây chính là cơ sở và tiền đề cho sự phát triển của ACB trong tương lai.

Nhìn nhận và đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Kể từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế xếp hạng các tổ chức tín dụng cổ phần (năm 1998), một quy chế áp dụng theo chuẩn mực quốc tế CAMEL để đánh giá tính vững mạnh của một ngân hàng, thì liên tục tám năm qua ACB ln ln xếp hạng A.

Hơn nữa, ACB ln duy trì tỷ lệ an tồn vốn trên 9% theo thơng tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN và chuẩn mực Basel II mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng. Đặc biệt tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm qua ln dưới 1%, cho thấy tính chất an tồn và hiệu quả của ACB.

Nhìn nhận và đánh giá của các định chế tài chính quốc tế và cơ quan thơng tấn về tài chính ngân hàng (một số giải thưởng từ năm 2005 đến nay):

- Năm 2005, ACB được Tạp chí The Banker thuộc tập đồn Financial Times, Anh Quốc bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam (Bank of the Year) năm 2005.

- Năm 2006, ACB được Tổ chức The Asian Banker chọn là Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam (Excellence in Retail Financial Services) và được Tạp chí Euromoney chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam (Best Bank in Vietnam).

- Năm 2007, ACB vinh dự nhận được giải thưởng “Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc” trong lĩnh vực đội ngũ lao động do Hội đồng Tư vấn Doanh nghiệp ASEAN trao tặng.

- Năm 2008, ACB được Tạp chí Euromoney bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007 (Best Bank in Vietnam 2007).

- Năm 2009, ACB vinh dự được tạp chí Asia Money và tạp chí Finance Asia bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009.

- Các giải thưởng trong năm 2010:

+ Giải thưởng “Ngân hàng có dịch vụ thanh tốn vượt trội năm 2010” – “Rising Star Cash Management Bank” do tạp chí The Asset trao tặng.

+ Giải thưởng “Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam năm 2010” – “The Strongest Bank in Vietnam 2010” và giải thưởng “Lãnh đạo Ngân Hàng Xuất Sắc nhất Việt Nam năm 2010” – “Leadership Achievement Award 2010” do tạp chí The Asian Banker trao tặng.

+ Giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010” – “Best Emerging Market Bank in Vietnam 2010” do tạp chí Global Finance trao tặng.

+ Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2010” – “Best Domestic Bank in Vietnam 2010” do tạp chí AsiaMoney trao tặng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010” – “Best Bank in Vietnam 2010” do tạp chí Finance Asia trao tặng.

- Từ đầu năm 2011 đến nay, ACB đã liên tiếp nhận được các giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2011” do Tạp chí Euro Money trao tặng, “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2011” do Tạp chí Global Finance trao tặng và “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2011” do Tạp chí Asia Money trao tặng.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU TỪ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU TỪ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH

2.2.1. Thực trạng năng lực tài chính và thương hiệu của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu thương mại cổ phần Á Châu

Qua 18 năm thành lập và phát triển, các yếu tố năng lực tài chính đã có những ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thương hiệu ACB, từ một ACB với quy mô và phạm vi hoạt động khiêm tốn thì nay, ACB đã trở thành một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam.

2.2.1.1. Vốn điều lệ

Từ khi thành lập đến cuối năm 2010, ACB trải qua nhiều lần tăng vốn điều lệ.

Bảng 2.1. Vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Thời điểm Vốn điều lệ Thời điểm Vốn điều lệ

04/06/1993 ACB bắt đầu hoạt động kinh doanh, vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng 30/06/1994 70.000.000.000 đồng 17/02/1996 341.000.000.000 đồng 28/02/2003 424.000.000.000 đồng 21/02/2004 481.138.000.000 đồng 21/03/2005 600.000.000.000 đồng 19/07/2005 656.180.000.000 đồng 11/08/2005 948.316.000.000 đồng 09/03/2006 1.100.046.560.000 đồng 25/05/2007 1.430.060.520.000 đồng 31/05/2007 2.530.106.520.000 đồng 12/12/2007 2.630.059.960.000 đồng 07/10/2008 3.180.082.960.000 đồng 07/10/2008 4.651.615.940.000 đồng 15/12/2008 6.355.812.780.000 đồng

10/09/2009 7.705.743.780.000 đồng

27/11/2009 7.814.137.550.000 đồng

29/12/2010 9.376.965.060.000 đồng

(Nguồn: www.acb.com.vn)

Thương hiệu của ACB lớn dần lên qua các lần thay đổi vốn điều lệ. Cụ thể, ngay từ những ngày đầu thành lập, ACB chỉ là một ngân hàng nhỏ với vốn điều lệ 20 tỷ đồng, số lượng khách hàng quan hệ ít, sản phẩm triển khai cịn hạn chế. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB, người ta còn chưa biết đến cái tên ACB là ngân hàng nào. Đến nay, qua 18 năm hoạt động, quy mô vốn của ACB đã tăng lên một cách đáng kể với số vốn điều lệ tính đến cuối năm 2010 gần 9.377 tỷ đồng, gấp xấp xĩ 469 lần so với vốn điều lệ ban đầu, khách hàng đã biết đến thương hiệu ACB như là một trong những NHTM có số vốn điều lệ dẫn đầu trong số những ngân hàng TMCP tại Việt Nam.

2.2.1.2. Tổng tài sản:

Biểu đồ 2.1. Tổng tài sản của ACB

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004 – 2010; Kế hoạch hoạt động năm 2011)

15,420 24,273 44,645 85,392 105,306 167,881 205,103 275,000 39.60% 57.41% 83.93% 91.27% 23.32% 59.42% 22.17% 34.08% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 0 40,000 80,000 120,000 160,000 200,000 240,000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 (Kế hoạch) Giá tr ( Đ VT: T đồ ng ) Năm TỔNG TÀI SẢN

Tổng tài sản của ACB liên tục tăng qua các năm từ khi thành lập đến nay. Theo thông tin về kết quả hoạt động của ACB, đến cuối năm 1994, tổng tài sản của ACB là 312 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2010, tổng tài sản ACB tăng lên là 205.103 tỷ đồng, tăng gấp 657,4 lần so với ngày thành lập và gấp 13,3 lần so với năm 2004. Dự kiến cuối năm 2011, ACB có kế hoạch sẽ đạt được tổng tài sản là 275.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản cũng ở mức cao, năm 2008 đạt 23,32%, năm 2009 đạt 59,42%, năm 2010 đạt 22,17%.

Tổng tài sản là nhân tố thể hiện khả năng tài chính và quy mơ của ngân hàng, có sự ảnh hưởng đến vị thế và thương hiệu của ngân hàng. Thương hiệu ACB lớn mạnh cùng với sự tăng lên của tổng tài sản.

2.2.1.3. Hoạt động cho vay:

Biểu đồ 2.2. Dư nợ cho vay của ACB

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004 – 2010; Kế hoạch hoạt động năm 2011)

Các sản phẩm tín dụng mà ACB cung cấp rất phong phú, nhất là dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ & vừa. ACB là ngân hàng đi đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cung cấp các loại tín dụng cho cá nhân như cho vay trả

6,760 9,381 17,014 31,811 34,833 62,358 87,195 104,600 31.77% 38.77% 81.37% 86.97% 9.50% 79.02% 39.83% 19.96% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 (Kế hoạch) Giá tr (T đồ ng) Năm

DƯ NỢ CHO VAY

góp mua nhà, nền nhà, sửa chữa nhà; cho vay sinh hoạt tiêu dùng; cho vay tín chấp dựa trên thu nhập người vay, cho vay du học,...

Dư nợ cho vay cuối năm 1994 là 164 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2010, dư nợ cho vay của ACB là 87.195 tỷ đồng, tăng 531,7 lần so với ngày thành lập và gấp gần 13 lần so với năm 2004 (dư nợ 6.760 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng 42,51% tổng tài sản.

Chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt. Trong tổng 87.195 tỷ đồng dư nợ thì dư nợ đủ tiêu chuẩn là 86.693 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99,42%. Tỷ lệ nợ quá hạn (nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5) chiếm tỷ trọng 0,58%. Tỷ lệ nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) chiếm tỷ trọng 0,34%. Điều này cho thấy ACB đã có những chính sách và biện pháp quản lý tốt tài sản để tối thiểu hóa rủi ro cho ngân hàng.

ACB trích lập dự phịng rủi ro tín dụng năm 2010 là 717 tỷ đồng, trong đó dự phịng cụ thể là 74 tỷ đồng và dự phòng chung là 643 tỷ đồng. Đây là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, làm tăng sự an toàn và lành mạnh trong hoạt động kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo kế hoạch kinh doanh năm 2011 ACB đặt ra, đến cuối năm 2011 dư nợ cho vay ACB sẽ đạt là 104.600 tỷ đồng, nợ nhóm 2 trở lên tối đa 2%, nợ nhóm 3 trở lên tối đa 1,2%.

Chất lượng tài sản thể hiện qua dư nợ tín dụng và tỷ lệ nợ quá hạn. ACB đã tăng trưởng dư nợ tín dụng theo phương châm an toàn và hiệu quả cùng với tỷ lệ nợ q hạn ln được kiểm sốt tốt và trong giới hạn cho phép đã góp phần nâng cao vị thế của ACB trong thị trường tài chính Việt Nam và qua đó là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thương hiệu ACB.

2.2.1.4. Khả năng sinh lời

Theo số liệu được công bố tại báo cáo tài chính hợp nhất các năm từ 2004 đến 2010 và số liệu kế hoạch năm 2011 của ACB, lợi nhuận trước thuế được thể hiện:

Biểu đồ 2.3. Lợi nhuận trước thuế của ACB

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004 – 2010; Kế hoạch hoạt động năm 2011)

Từ khi thành lập năm 1993 đến nay, hoạt động của ACB ln có lợi nhuận với xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Lợi nhuận trước thuế cuối năm 1994 là 7,4 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế năm 2010 là 3.102 tỷ đồng, tăng gấp 419 lần so với ngày đầu thành lập và gấp 11 lần so năm 2004. Theo kế hoạch ACB đặt ra, lợi nhuận trước thuế năm 2011 là 4.100 tỷ đồng và trên thực tế, đến 30/06/2011, lợi nhuận trước thuế ACB đã đạt 1.686 tỷ đồng, chiếm 41,12% so với kế hoạch đặt ra, và tăng 26,48% so với cùng kỳ năm 2010.

Cơ cấu thu nhập cũng được cải thiện theo hướng giảm dần tỷ trọng thu tín dụng trong tổng thu nhập, từng bước tăng tỷ trọng thu phí tín dụng.

Về chỉ tiêu khả năng sinh lời ROE và ROA:

Bảng 2.2. ROE và ROA của ACB

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 ROE 44,3% 39,3% 46,8% 53,8% 36,5% 31,8% 28,9% ROA 2,1% 2,0% 2,0% 3,3% 2,7% 2,1% 1,7% 282 392 687 2, 127 2, 561 2, 838 3, 102 4, 100 52.43% 39.01% 75.26% 209.61% 20.40% 10.82% 9.30% 32.17% 0.00% 50.00% 100.00% 150.00% 200.00% 250.00% 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 (Kế hoạch) Giá tr (T đồ ng) Năm

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004 – 2010; Kế hoạch hoạt động năm 2011)

Với những biến động chung của nền kinh tế và ngành tài chính ngân hàng, một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho các chỉ số liên quan đến suất sinh lời của ACB đều giảm so với các năm trước là do vốn chủ sở hữu tăng nhanh. Cụ thể, ROE năm 2010 giảm từ 31,8% xuống còn 28,9% và ROA giảm từ 2,1% xuống còn 1,7%. Tuy nhiên, số liệu cuối năm 2010 cho thấy ACB vẫn là ngân hàng có chỉ số ROE và ROA cao trong ngành ngân hàng. Đây là một trong những tiêu chí ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển thương hiệu của ACB bởi khả năng sinh lời chứng tỏ ngân hàng hoạt động hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, tạo niềm tin cho cổ đông, cho khách hàng,…

2.2.1.5. Khả năng thanh khoản:

Bảng 2.3. Khả năng thanh khoản của ACB

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ lệ khả năng chi trả (lần) 4,41 4,76 3,67 5,99 20,07 11,87 19,84 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn

0% 0% 0% 0% 0% 0% 0%

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004 – 2010; Kế hoạch hoạt động năm 2011)

Rủi ro thanh khoản được ACB quản lý tốt, số liệu cho thấy ACB tiếp tục duy trì được tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn ở mức 0% với độ an toàn cao, và tỷ lệ khả năng chi trả ở mức cao. Nguyên nhân chủ yếu giúp ACB quản lý tốt rủi ro thanh khoản là khả năng duy trì cơ cấu huy động lành mạnh, trong đó tiền gửi khách hàng là nguồn huy động chủ yếu, chiếm trên 80% tổng vốn huy động của ACB. Thanh khoản được quản lý tốt, đảm bảo khả năng chi trả kịp thời của ngân hàng, đem lại sự an tâm cho khách hàng và đối tác, qua đó nâng cao và phát triển thương hiệu của ACB.

2.2.1.6. Mức độ an toàn vốn:

Các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của ACB đều tuân theo các quy định của Ngân hàng nhà nước. Cùng với việc phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu đạt chuẩn vốn cấp 2 vào tháng 11/2010, ACB đã tăng vốn điều lệ lên 9.377 tỷ đồng trong tháng 12/2010, nhờ vậy tỷ lệ an toàn vốn của ACB thời điểm 31/12/2010 đạt 10,6%, cao hơn tỷ lệ chuẩn theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Tỷ lệ an toàn vốn cao đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, là một trong những nhân tố góp phần phát triển thương hiệu cho ngân hàng.

2.2.1.7. Công nghệ thông tin

ACB là ngân hàng đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và trực tuyến trong quản lý ngân hàng.

Từ năm 2003, ACB đã cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử gồm Internet banking, Home banking, Phone banking và Mobile banking, và gần đây nhất là dịch vụ ACB Online là dịch vụ ngân hàng điện tử đã mang đến cho khách hàng nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của năng lực tài chính đến sự phát triển thương hiệu của ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 38)