CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Mô hình nghiên cứu:
3.2.2 Các biến nghiên cứu:
3.2.2.1 Biến phụ thuộc: Giá thị trường cổ phiếu (MP)
Hạn chế mơ hình Ohlson là dựa trên giả định thị trường hiệu quả, điều này rất khó đáp ứng trong thực tế và theo kết quả nghiên cứu của Đào Lê Trang Anh (2015) thì thị trường chứng khốn Việt Nam khơng đạt hiệu quả dạng yếu. Như vậy, với giả thiết thị trường hiệu quả của mơ hình thì thị trường chứng khốn Việt Nam hiện nay không đáp ứng được yêu cầu. Về lý thuyết, sau một thời gian dài hoạt động, thị trường cũng sẽ quay lại mức hiệu quả, nhưng vì thời gian dài đó là khơng xác định được (Trần Ngọc Lina, 2013) nên trong bài nghiên cứu này tác giả kế thừa nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng (2009) sử dụng mơ hình Ohlson kết hợp với nghiên cứu của Aboody và các cộng sự (2002) khi nới lỏng thị trường hiệu quả và giá cổ phiếu (biến phụ thuộc) sẽ lấy trong các trường hợp khác nhau:
Lợi nhuận trên mỗi cổ phần
(EPS)
Giá thị trường của cổ phiếu (MP) Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần (BVPS) (+) (+)
- Với giả thiết thị trường hiệu quả, giá cổ phiếu được lấy vào thời điểm kết thúc niên độ kế toán mà BCTC phản ánh.
- Với giả thiết thị trường hiệu quả không được thỏa mãn và thị trường tự điều chỉnh về trạng thái hiệu quả sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên, BCTC năm thường được công bố một khoảng thời gian sau khi niên độ kế toán kết thúc, nên việc lấy giá cổ phiếu vào thời điểm công bố BCTC với một độ trễ thời gian nhất định so với thời điểm kết thúc niên độ có ưu điểm là giá cổ phiếu phản ảnh đầy đủ hơn thơng tin BCTC. Do đó, các độ trễ được sử dụng trong nghiên cứu này là 3, 6, 9 và 12 tháng sau khi kết thúc niên độ kế toán quy về mức giá đầu năm, cụ thể như sau:
𝑃/ = (3.1) Trong đó:
𝑃/ : giá cổ phiếu được điều chỉnh cho thời điểm t (thời điểm kết thúc niên độ kế toán) theo sai số được rút ra từ biến động giá cổ phiếu 𝜏 tháng trong tương lai.
𝑃 : giá cổ phiếu vào thời điểm t + 𝜏
𝑅 : lãi thị trường (xác định trên chỉ số lãi chỉ số VN-Index) cho khoảng thời gian từ t đến t + 𝜏
3.2.2.2 Biến độc lập:
- Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS):
EPS là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS là chỉ tiêu được các nhà đầu tư sử dụng thường xuyên, là công cụ để đánh giá kết quả thực hiện của công ty, dùng để so sánh kết quả của công ty qua các thời kỳ và so sánh giữa các công ty với nhau.
Theo thông tư 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện 04 chuẩn mực kế toán, lãi cơ bản trên cổ phiếu được xác định như sau:
𝐸𝑃𝑆 = ợ ậ ặ ỗ â ổ ổ đô ở ữ ổ ế ổ ơ ố ượ ì â ề ủ ổ ế ổ ô đ ư à ỳ (3.2) Trong đó:
Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty là các khoản lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ sau khi được điều chỉnh bởi cổ tức của cổ phiếu ưu đãi, những khoản chênh lệch phát sinh do thanh toán cổ phiếu ưu đãi và những tác động tương tự của cổ phiếu ưu đãi đã được phân loại vào nguồn vốn chủ sở hữu.
Số lượng cổ phiếu phổ thơng được sử dụng để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu là số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ. Số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ hiện tại và tất cả các kỳ trình bày phải được điều chỉnh cho các sự kiện (Trừ việc chuyển đổi cổ phiếu phổ thông tiềm năng) tạo ra sự thay đổi về số lượng cổ phiếu phổ thông mà không dẫn đến thay đổi về nguồn vốn.
Để loại trừ ảnh hưởng của các sự kiện làm thay đổi giá cổ phiếu nhưng không làm thay đổi giá trị vốn chủ sở hữu như trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng, chia tách cổ phiếu, sáp nhập cổ phiếu, phát hành quyền mua cổ phiếu mới…tác giả sẽ sử dụng EPS điều chỉnh cho nghiên cứu với cơng thức tính EPS điều chỉnh đã được HOSE thống nhất như sau:
EPS điều chỉnh = EPS cơ bản x hệ số điều chỉnh (3.3)
Hệ số điều chỉnh = (Giá đóng cửa trước ngày giao dịch khơng hưởng quyền – Cổ tức bằng tiền mặt)/Giá tham chiếu ngày giao dịch (3.4)
Giá tham chiếu ngày giao dịch = (Giá đóng cửa trước ngày giao dịch khơng hưởng quyền x KLCP được nhận quyền mua + Giá phát hành x KLCP phát hành thêm)/Tổng KLCP sau khi phát hành (3.5)
Lưu ý về chỉ tiêu EPS cơ bản: từ năm 2015, BCTC sẽ được lập và trình bày theo quy định tại thơng tư 200/2012/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, Lợi nhuận phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thơng sẽ loại trừ lợi nhuận trích quỹ khen thưởng, phúc lợi trước khi tính chỉ tiêu EPS cơ bản.
Tác giả sẽ sử dụng chỉ tiêu EPS cơ bản cho bài nghiên cứu và không sử dụng chỉ tiêu EPS suy giảm vì:
+ Tác giả kế thừa biến nghiên cứu EPS cơ bản từ các cơng trình nghiên cứu trước như Nguyễn Việt Dũng (2009), Trần Ngọc Lina (2013), Đỗ Hạnh Nguyên (2014), Nguyễn Thị Khánh Phương (2015)…
+ Chỉ tiêu EPS suy giảm được trình bày theo hướng dẫn thông tư 200/2012/TT- BTC ngày 22/12/2014 áp dụng từ năm 2015 trong khi đó giai đoạn nghiên cứu của luận văn là từ 2011-2015 chính vì thế sử dụng EPS suy giảm sẽ hạn chế dữ liệu nghiên cứu và không phản ánh đúng mức độ tác động của thơng tin kế tốn.
- Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS):
Giá trị sổ sách là giá trị của tài sản hay của vốn cổ đơng được ghi trên bảng cân đối kế tốn của doanh nghiệp. Giá trị sổ sách cho biết giá trị tài sản cơng ty cịn lại là bao nhiêu nếu ngay lập tức công ty rút lui khỏi kinh doanh. Giá trị sổ sách là thước đo rất chính xác giá trị của cơng ty, yếu tố không biến đổi quá nhanh, tương đối ổn định, nên nó là số liệu thích hợp để phân tích cho nhà đầu tư. BVPS cho thấy đầu tư trên mỗi cổ phiếu được thực hiện trong quá trình kinh doanh của các cổ động. Giá trị sổ sách cao thường cho thấy các cơng ty có thành tích hoạt động tích cực.
Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu được tính theo cơng thức:
𝐵𝑉𝑃𝑆 = ố ủ ở ữ
ố ượ ổ ế ư à ố ă (3.6)
Nguồn: Huỳnh Thiên Trang (2016)