Kiến nghị đối với công ty niêm yết:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thông tin kế toán trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu bằng chứng thực nghiệm các công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp và bất động sản niêm yết (Trang 70)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2 Kiến nghị:

5.2.1 Kiến nghị đối với công ty niêm yết:

Để nâng cao chất lượng BCTC, điều quan trọng chính là quản trị doanh nghiệp. Chỉ khi các nhà quản trị cơng ty mong muốn BCTC được trình bày trung thực, cơng khai minh bạch, hướng đến việc bảo vệ lợi ích cổ đơng, nhà đầu tư thì chất lượng BCTC mới được cải thiện. Chính vì thế để nâng cao chất lượng BCTC, tạo niềm tin cho người sử dụng BCTC thì điều quan trọng là phải nâng cao chất lượng quản trị công ty:

- Thứ nhất, đảm bảo số lượng thành viên HĐQT không tham gia điều hành theo đúng quy định nhằm tăng cường hoạt động giám sát của HĐQT đến chất lượng thông tin BCTC. Bên cạnh đó, phải có ít nhất một thành viên HĐQT khơng tham gia điều hành có chun mơn về kế tốn tài chính để có thể xem xét, đánh giá BCTC một cách khách quan, đảm bảo chất lượng của BCTC trước khi HĐQT thông qua.

- Thứ hai, nhà quản trị phải thuyết minh BCTC đầy đủ và chi tiết nhằm giúp cho người sử dụng BCTC có được mọi thơng tin của doanh nghiệp, đặc biệt là những thông tin ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp như: những khoản nợ tiềm tàng, thông tin các vụ kiện ảnh hưởng đến công nợ của công ty, các khoản nợ của khách hàng có nguy cơ phá sản…

- Thứ ba, nâng cao vai trị của Ban kiểm sốt trong việc giám sát hoạt động của HĐQT, Ban điều hành và nhất là thẩm định BCTC. Hiện nay, theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành và Nghị định 71/2017/NĐ-CP ngày 06/06/2017 của Chính Phủ hướng dẫn về quản trị cơng ty áp dụng đối với cơng ty đại chúng thì Trưởng Ban kiểm soát phải hoạt động chuyên trách tại cơng ty, chính vì thế Ban kiểm sốt nhất là trưởng ban cần phải giám sát, kiểm tra kịp thời việc lập BCTC của Ban điều hành nhằm hạn chế vấn đề sai lệch của BCTC trước và sau kiểm tốn. Bên cạnh đó, giám sát q trình kiểm tốn, đảm bảo tính độc lập của kiểm tốn viên.

- Thứ tư, theo luật doanh nghiệp hiện hành, cơng ty cổ phần tại Việt Nam có 2 mơ hình: có BKS và khơng có BKS (điều 134). Mơ hình khơng có BKS,

bắt buộc cơng ty cổ phần phải thành lập KTNB trực thuộc HĐQT. Đây là bộ phận giúp công ty phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Chính vì lợi ích nêu trên, nhằm đảm bảo giảm bớt nguy cơ gian lận và sai sót trong q trình lập và công bố thông tin BCTC, cần u cầu các cơng ty niêm yết có quy mơ lớn, cơ cấu tổ chức và mạng lưới kinh doanh phức tạp cần phải có chức năng của Ban kiểm sốt và KTNB. Ban KTNB trực thuộc HĐQT nhưng mọi báo cáo đều phải báo cáo đến Ban kiểm soát. KTNB sẽ giúp cơng tác kiểm sốt tại cơng ty được tin tưởng, có hệ thống, chuyên nghiệp, độc lập và khách quan hơn.

- Thứ năm, xây dựng điều lệ và quy chế quản trị công ty cần lồng ghép các nội dung về công tác công bố thông tin nhằm xác định trách nhiệm trong việc quản lý và công bố thông tin của doanh nghiệp. Cần quy định trách nhiệm cá nhân trong việc vi phạm các quy định về cơng bố thơng tin, trong đó cá nhân là đối tượng chịu các khoản phạt về công bố thông tin.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng quản trị tại cơng ty niêm yết thì một số vấn đề khác cần được quan tâm như:

- Công tác đào tạo: Theo ông Đặng Thái Hùng, Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính chia sẻ trên Báo đầu tư chứng khoán: “Việc áp dụng Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) tại Việt Nam dự kiến bắt đầu từ giai đoạn 2017-2018 khi Luật Kế tốn 2015 có hiệu lực. Thời gian đầu, IFRS sẽ áp dụng đối với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp niêm yết trên TTCK …”, trên cơ sở đó, cơng ty cần có kế hoạch đào tạo cho kế toán viên nhằm nắm bắt kịp thời các quy định, giúp cho việc lập BCTC được chính xác hơn. Ngồi ra, doanh nghiệp cần tham gia các buổi tập huấn liên quan đến các vấn đề công bố thông tin do UBCKNN, các Sở giao dich chứng khoán tổ chức nhằm nắm bắt kịp thời các quy định giúp cho việc cơng bố thơng tin kịp thời, chính xác.

- Lựa chọn đơn vị kiểm tốn: Xuất phát từ u cầu chính đáng của nhà đầu tư là các BCTC đã kiểm tốn của các cơng ty niêm yết phải có chất lượng

tốt, cung cấp thơng tin chính xác cho thị trường chứng khốn, chính vì thế cơng ty cần lựa chọn các cơng ty kiểm tốn có đủ năng lực, uy tín, đảm bảo vì đây điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng các thơng tin tài chính. - Cơng bố thơng tin kịp thời: Chú trọng đến thời hạn công bố thông tin và chất lượng thơng tin về BCTC nhằm tạo nên tính cơng minh bạch thơng tin của BCTC, giúp nhà đầu tư tiếp cận được thơng tin kịp thời và chính xác. 5.2.2 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý và ban hành chính sách:

Thứ nhất, chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung thuộc chuẩn mực kế toán Việt Nam và quy định chế độ kế toán hiện hành.

Việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế trong lập BCTC giúp nâng cao tính cơng khai, minh bạch trong BCTC của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết, đồng thời còn đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong việc thu hút các nguồn vốn nước ngoài. Tuy nhiên hiện nay VAS và các quy định của chế độ kế toán Việt Nam hiện nay vẫn cịn một số tồn tại và có những nội dung chưa thống nhất với chuẩn mực kế toán quốc tế. Một số nội dung cần xem xét chỉnh sửa, bổ sung như sau:

- Lãi từ hoạt động kinh doanh khơng bao gồm các khoản doanh thu, chi phí của hoạt động tài chính.

- Cần hướng dẫn cụ thể về việc ước tính trích quỹ khen thưởng phúc lợi từ lợi nhuận sau thuế khi tính chỉ tiêu EPS cơ bản.

- Yêu cầu trình bày Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu thành một báo cáo riêng biệt theo thông lệ quốc tế.

Thứ hai, tăng cường các biện pháp xử lý vi phạm liên quan đến BCTC:

- Theo Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/09/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn và TTCK và nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 108/2013/NĐ-CP, các cơng ty đại chúng có hành vi vi phạm quy định về cơng bố thơng tin thì mức phạt cao nhất là 100 triệu đồng. Đối với nghị đinh 105/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế

tốn, kiểm tốn độc lập thì việc giả mạo BCTC, khai man trên số liệu trên BCTC mức phạt từ 20 – 30 triệu đồng. Các mức phạt này không thấp, tuy nhiên theo quy đinh kế tốn hiện hành thì các khoản tiền phạt này được ghi nhận vào chi phí khác, điều này ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đơng. Chính vì thế, mức phạt này cần phải đi kèm với các hình thức răn đe khác nhằm hạn chế các hành vi tiêu cực trên TTCK, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính hiệu quả của thị trường và chất lượng thơng tin BCTC.

- Bổ sung các quy định xử phạt hành chính đối với các trường hợp chênh lệch số liệu BCTC trước và sau kiểm toán: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Thơng tư 155/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn, khi có sự chênh lệch số liệu vượt quá 5% trước và sau kiểm tốn, cơng ty niêm yết và cơng ty đại chúng quy mơ lớn phải giải trình ngay ngun nhân dẫn đến sự chênh lệch số liệu đồng thời với cơng bố BCTC. Ngồi vấn đề giải trình, cần xử phạt với hành vi tương đương với mức phạt công bố thơng tin có nội dung khơng chính xác (mục 4d, điều 33, Nghị định số 108/2013/NĐ-CP). Bên cạnh đó, trên cơ sở giải trình của DN, trường hợp nghi ngờ có dấu hiệu gian lận BCTC, UBCKNN cần tổ chức đoàn kiểm tra hoặc thanh tra đột xuất để làm rõ. Với một số trường hợp có dấu hiệu phạm tội, UBCKNN sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xem xét xử lý theo quy định.

Thứ ba, các cơ quan quản lý cần tăng cường giám sát việc tuân thủ nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin của công ty đại chúng nhằm công khai, minh bạch trong hoạt động của TTCK và đảm bảo thực thi kịp thời các quy định xử phạt vi phạm hành chính.

5.2.3 Kiến nghị đối với kiểm toán độc lập:

Một trong những nhân tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến chất lượng của BCTC đó là kiểm tốn độc lập. Chính vì thế, để nâng cao chất lượng thông tin BCTC cần phải nâng cao chất lượng của kiểm toán độc lập:

- Thứ nhất, các cơng ty kiểm tốn cần đảm bảo nhân sự kiểm toán viên để tiến hành đầy đủ các thủ tục kiểm toán, soát xét BCTC tại các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, KTV cần phải soát xét kỹ các thủ tục ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán để phát hiên kịp các sai sót, gian lận và đảm bảo tính chính xác, trung thực và hợp lý của BCTC

- Thứ hai, cần trang bị kiến thức cho kiểm toán viên trên nhiều lĩnh vực khác nhau để kiểm tốn viên có thể hiểu từng lĩnh vực, ngành nghề khác nhau của doanh nghiệp. Tránh hiện tượng kiểm tốn viên khơng hiểu biết về những rủi ro kiểm toán do đặc thù ngành nghề của doanh nghiệp trong q trình kiểm tốn và đưa ra ý kiến kiểm toán theo kinh nghiệm hay nhận định chủ quan của mình.

- Thứ ba, cơng ty kiểm tốn nên tổ chức đánh giá năng lực của từng kiểm tốn viên trong cơng ty để bố trí kiểm tốn các doanh nghiệp cho phù hợp. Ngồi ra, cần theo dõi và đánh giá tính độc lập cũng như đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên.

5.3 Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai 5.3.1 Hạn chế của đề tài 5.3.1 Hạn chế của đề tài

Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết khá vững chắc và đã được tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên luận văn vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, mẫu nghiên cứu của luận văn còn giới hạn, chỉ mới nghiên cứu các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn TP.HCM thuộc các lĩnh vực cơng nghiệp và bất động sản nên tính khái quát trên cả TTCK Việt Nam chưa cao. Bên cạnh đó, tuy cỡ mẫu có thể đảm bảo tính đại diện, căn cứ trên cơ sở khoa học nhưng kết quả cũng cần được xem xét, đánh giá thận trọng.

Thứ hai, luận văn chỉ mới kiểm định thơng tin kế tốn với 2 chỉ tiêu là EPS và BVPS, trong khi đó thơng tin trên BCTC cịn rất nhiều thông tin khác cần xem xét phân tích.

Thứ ba, luận văn chỉ mới kiểm định mức độ ảnh hưởng của thơng tin kế tốn đén giá cổ phiếu của các công ty thuộc lĩnh vực cơng nghiệp và bất động sản, cịn các lĩnh vực khác chưa được phân tích trong bài nghiên cứu như lĩnh vực hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu, công nghệ thông tin…

5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai

Với các hạn chế được trình bày ở trên, luận văn đưa ra một số hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo như sau:

Thứ nhất, mở rộng quy mô mẫu nghiên cứu, giai đoạn nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin trên BCTC đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam.

Thứ hai, mở rộng mơ hình nghiên cứu dựa trên kết hợp giữa mơ hình Ohlson (1995) với lý thuyết nghiên cứu của Aboody và cộng sự (2002) cho nhiều biến khác của thơng tin kế tốn trên BCTC.

Thứ ba, phân tích ảnh hưởng của thông tin trên BCTC đến giá cổ phiếu cho các công ty niêm yết thuộc lĩnh vực như: lĩnh vực hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu, công nghệ thông tin…

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Dựa trên kết quả nghiên cứu của chương 4 cho thấy rằng thơng tin kế tốn trên BCTC có mối quan hệ với giá cổ phiếu đối với các công ty niêm yết trên Sở giao dich chứng khoán TP.HCM. Chương 5, luận văn đã tổng kết quá trình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin và công bố thông tin BCTC trên TTCK đối với từng đối tượng cụ thể như doanh nghiệp niêm yết, cơ quan quản lý, và tổ chức kiểm toán độc lập.

Chương này cũng đề cập những hạn chế của bài nghiên cứu như cỡ mẫu còn hạn chế, ngoài chỉ tiêu EPS và BVPS luận văn chưa xem xét phân tích các chỉ tiêu khác trên BCTC, luận văn chỉ mới phân tích mức độ ảnh hưởng của thơng tin kế tốn đối với hai lĩnh vực cơng nghiệp và bất động sản chưa phân tích các lĩnh vực cịn lại. Với những hạn chế đã nêu, luận văn đã đề xuất các hướng nghiên cứu trong tương lai về đề tài thơng tin kế tốn và giá cổ phiếu.

6 KẾT LUẬN

Ảnh hưởng của thơng tin kế tốn trên BCTC đến giá cổ phiếu là đề tài được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới và trong nước trong những năm qua nhằm giúp cho các nhà đầu tư thấy được tầm quan trọng của thơng tin kế tốn trên BCTC trong việc quyết định đầu tư, định giá doanh nghiệp. Nghiên cứu này một lần nữa kiểm định lại mối quan hệ thực nghiệm giữa thơng tin kế tốn và giá cổ phiếu trong giai đoạn hiện nay khi TTCK Việt Nam đang ngày càng phát triển, hệ thống khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn thiện nhằm giúp cho nhà đầu tư có thêm cơ sở khi đưa ra quyết định đầu tư của mình.

Bài nghiên cứu dựa trên việc kết hợp mơ hình Ohlson (1995) với nghiên cứu của Aboody và cộng sự (2002) để xây dựng cơ sở lý thuyết phù hợp đo lường mức độ ảnh hưởng của thơng tin kế tốn trên BCTC đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn TP.HCM khi TTCK Việt Nam khơng thỏa mãn giả thiết thị trường hiệu quả. Các biến nghiên cứu của thông tin trên BCTC là EPS và BVPS được lấy tại thời điểm kết thúc niên độ của các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 và giá cổ phiếu sẽ được lấy thời điểm kết thúc niên độ đó và sau khi kết thúc niên độ 3, 6, 9, 12 tháng. Kết quả cho thấy thơng tin trên BCTC có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu với hai chỉ tiêu EPS và BVPS tại các thời điểm của giá cổ phiếu trong bài nghiên cứu, mức độ giải thích cao nhất khoảng 54,91% biến động của giá cổ phiếu tại thời điểm sau kỳ kết thúc niên độ 9 tháng. Bên cạnh đó, khi xem xét mức độ ảnh hưởng của từng lĩnh vực cơng nghiệp và bất động sản thì thơng tin trên BCTC vẫn ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và mức độ tác động của từng lĩnh vực khác nhau do đặc thù về thơng tin kế tốn khác nhau. Với kết quả nghiên cứu thực nghiệm này, giúp cho nhà đầu tư có thêm cơ sở để đưa quyết định đầu tư, đa dạng hóa danh mục đầu tư, đồng thời tăng chất lượng nghiên cứu, phân tích đối với các doanh nghiệp thuộc hai lĩnh vực công nghiệp và bất động sản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng việt

1. Bộ Tài chính, 2012. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Hà Nội, ngày 06/12/2012.

2. Đào Lê Trang Anh, 2015. Kiểm định tính hiệu quả dạng yếu qua các giai đoạn phát triển của thị trường chứng khốn Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 218(II), trang 11-18.

3. Đỗ Hạnh Nguyên, 2014. Phân tích tác động của thơng tin kế tốn trên BCTC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thông tin kế toán trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu bằng chứng thực nghiệm các công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp và bất động sản niêm yết (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)