Sự căng thẳng của công việc và dự định thôi việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến dự định thôi việc của người lao động làm việc ở các doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 30)

2.3 Các nghiên cứu trước đây về dự định thôi việc

2.3.2 Sự căng thẳng của công việc và dự định thôi việc

Sự căng thẳng là một nhân tố then chốt gây ra các thiệt hại cho tổ chức, tổ chức có thể sẽ thiệt hại về mặt tài chính hoặc sức khỏe của người lao động nếu để sự căng thẳng diễn ra. Một nghiên cứu về nhân viên y tế đã cho biết rằng, sự căng thẳng là nguyên nhân gây bệnh, ốm đau, sự khơng hài lịng, sự thôi việc và vắng mặt (Schwab, 1996). Sự căng thẳng trong công việc là sự căng thẳng tồn tại trong môi trường làm việc. Người lao động cảm thấy bị áp lực lớn khi họ thấy rằng có một cuộc chiến khơng cân sức giữa các địi hỏi của công việc và khả năng của họ để làm việc một có hiệu quả. (Bashir et al., 2012)

Sự căng thẳng trong công việc là một phạm trù mơ tả việc nhân viên gặp khó khăn trong khi thực hiện những nhiệm vụ của mình. Căng thẳng tại nơi làm việc là một hiện tượng tương đối mới trong tổ chức hiện đại. Tính chất cơng việc đã trải qua những thay đổi to lớn trong thế kỷ qua và vẫn đang thay đổi với một tốc độ nhanh chóng. Sự căng thẳng đã tác động đến nhân viên làm việc trong tất cả các lĩnh vực. Và chắc chắn, sự thay đổi này sẽ dẫn đến căng thẳng. Sự căng thẳng trong công việc đặt ra một mối đe dọa cho sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động. Công việc đã gây ra sự căng thẳng trong đời sống của người lao động, cuối cùng cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các tổ chức.

Theo kết quả nghiên cứu của Bashir et al. (2012), sự căng thẳng của cơng việc có mối quan hệ cùng chiều với dự định thơi việc. Kết quả này đã được chứng minh qua việc rằng, nhân viên có càng nhiều sự căng thẳng trong cơng việc thì có dự định thơi việc càng nhiều. Kết quả của nghiên cứu này cũng hoàn toàn phù hợp với mong đợi cũng như phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Bởi theo Lazarus và Folkman

(1984), sự căng thẳng thể hiện mối liên hệ mạnh mẽ giữa người lao động với môi trường làm việc. Các nhà nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu sự căng thẳng trong công việc ở ba dạng, một số xem sự căng thẳng như là một tác nhân, và một số xem nó như là kết quả, và một số khác lại nghiên cứu nó như là mối quan hệ nguyên nhân – kết quả (Jex et al., 1992). Khi môi trường làm việc làm phát sinh ra sự căng thẳng, và sự căng thẳng gây ảnh hưởng xấu đến kết quả công việc của người lao động, nó được xem như là tác nhân kích thích. Tóm lại, sự căng thẳng trong cơng việc có tác động đến nhân viên và gây ra dự định rời bỏ tổ chức.

Nghiên cứu của Firth (2004) cũng cho thấy rằng sự căng thẳng trong cơng việc có tác động lớn đến dự định thơi việc (β=0.36). Như vậy, rõ ràng là sự căng thẳng trong công việc là một yếu tố quan trọng cần được đưa ra xem xét, bởi như Moore (2002) cũng đã cho thấy rằng nếu ít có sự truyền thơng giao tiếp giữa nhà quản lý và cấp dưới thì sẽ làm gia tăng sự căng thẳng cho cấp dưới và dẫn đến người lao động, cấp dưới sẽ nảy sinh dự định thôi việc.

Tiếp đến là nghiên cứu của Ali (2013), kết quả phân tích cũng đã chứng minh là sự căng thẳng của cơng việc có tác động dương đến dự định thơi việc. Sự căng thẳng trong công việc có tác động xấu đến sức khỏe và tinh thần của người lao động. Mức độ căng thẳng càng cao thì nhân viên bỏ việc càng nhiều và hiệu quả công việc càng thấp.

Rekha et al. (2010) cũng đã tìm thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa sự căng thẳng trong công việc và dự định thôi việc. Nghiên cứu cho thấy người lao động có nhiều căng thẳng liên quan đến khối lượng công việc và những mâu thuẫn về vai trị. Nghiên cứu cũng có kết luận rằng dự định thôi việc của người lao động sẽ cao hơn do sự căng thẳng trong công việc, điều này gây bất lợi cho tổ chức do sự quản lý nguồn nhân lực kém, và có thể làm chậm sự phát triển của tổ chức. Do đó, nhà quản lý phải nhận ra rằng bởi vì lĩnh vực công nghệ thông tin là lĩnh vực dịch vụ theo định hướng, không thể nào để mất những nhân viên hiện tại và có đủ khả năng để thay thế họ bằng lực lượng lao động chỉ được đào tạo trong thời gian ngắn. Các

để giúp nhân viên thực hiện xuất sắc công việc và giảm thiểu khả năng người lao động rời bỏ tổ chức. Sự thôi việc trong lĩnh vực công nghệ thơng tin có thể làm hỏng chất lượng dịch vụ cung cấp, có thể làm chết dần lĩnh vực này. Vì vậy, điều quan trọng đối với các nhà quản lý là thúc đẩy hành vi làm việc tích cực của người lao động bằng cách tìm cách để giảm bớt sự căng thẳng cho người lao động.

Do đó, chúng ta có giả thuyết sau:

Giả thuyết H2 : Sự căng thẳng trong cơng việc có tác động cùng chiều với dự định thôi việc của người lao động, nghĩa là sự căng thẳng trong công việc càng cao thì dự định thơi việc càng cao và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến dự định thôi việc của người lao động làm việc ở các doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)