Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến dự định thôi việc của người lao động làm việc ở các doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 62)

2.3.3 .Các biến nhân khẩu học và dự định thôi việc

4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Từ kết quả phân tích và kiểm định ở phần trên ta thấy rằng sự hài lịng trong cơng việc có ảnh hưởng đến dự định thơi việc của người lao động làm việc trong bộ phận công nghệ thông tin. Điều này cũng trùng khớp với kết quả của các nghiên cứu trước đây ở các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, cụ thể là ngành công nghệ thông tin (Rekha, 2010), ngành giảng dạy (Trust et al, 2013), ngành sản xuất (Bashir et al., 2012; Yucel, 2012), ngành thư viện (Solomon, 2013), ngành kinh doanh (Firth, 2004), ngành in ấn (Ahmad et al, 2012), ngành văn phòng (Won-Jae Lee, 2008).

Và nghiên cứu này cũng đã khẳng định được rằng dự định thôi việc của người lao động làm việc trong bộ phận công nghệ thông tin chịu ảnh hưởng bởi yếu tố sự căng thẳng trong công việc. Kết quả này giống với kết luận của các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu về ngành sản xuất (Bashir et al, 2012) ngành y tế (Ali, 2013), ngành kinh doanh (Firth, 2004), ngành cơng nghệ thơng tin (Rekha, 2010)

Cịn về vai trò của các biến nhân khẩu học, kết quả cho thấy rằng khơng có sự khác biệt trong dự định thơi việc giữa các nhóm người lao động có giới tính, thâm niên cơng tác tại cơng ty hiện tại, trình độ học vấn khác nhau. Kết quả này trái ngược với kết quả của các nghiên cứu trước đây (Won-Jae Lee, 2008; Trust et al., 2013), và cũng trái ngược với kết quả nghiên cứu của Rekha (2010) về nhân sự trong bộ phận công nghệ thông tin. Rekha (2010) đã đưa ra kết luận là thâm niên cơng tác, trình độ học vấn có tác động có ý nghĩa đến dự định thơi việc của người lao động trong bộ phận CNTT. Như vậy, qua đây tác giả có thể kết luận là ở thị trường Thành phố Hồ Chí Minh thì các biến nhân khẩu học bao gồm giới tính, thâm niên, trình độ học vấn khơng có tác động đến dự định thơi việc của người lao động làm việc trong bộ phận CNTT.

Tóm tắt chương

Chương này bao gồm các nội dung sau: (1)Mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu, (2)Đánh giá độ tin cậy của thang đo, (3)Phân tích nhân tố, (4)Kiểm định mơ hình và giả thiết nghiên cứu của mơ hình, (5)Kiểm định sự khác biệt về dự định thơi việc giữa các nhóm nhân viên có đặc điểm khác nhau theo các thuộc tính như giới

tính, thâm niên cơng tác, trình độ học vấn, (6)Thảo luận kết quả nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu về dộ tin cậy và độ giá trị. Và kết quả phân tích hồi quy cho biết rằng dự định thơi việc của nhân viên cơng nghệ thơng tin có chịu tác động của 2 biến độc lập được nêu trong mơ hình nghiên cứu. Các biến độc lập đó là sự hài lịng trong cơng việc và sự căng thẳng trong cơng việc. Chương tiếp theo sẽ trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu, kết luận, ý nghĩa của nghiên cứu, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ Ý NGHĨA

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đánh giá tác động của sự hài lòng trong cong việc và sự căng thẳng trong công việc đến dự định thôi việc của người lao động làm việc trong bộ phận cơng nghệ thơng tin. Ngồi ra, nghiên cứu này còn xem xét sự khác biệt giữa các nhóm giới tính, thâm niên công tác tại cơng ty và trình độ học vấn đến dự định thôi việc của người lao động.

Nghiên cứu được tiến hành theo hai bước: nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu, thảo luận tay đôi với cỡ mẫu n=10. Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng, thông qua phỏng vấn người lao động bằng bảng câu hỏi định lượng, với cỡ mẫu n=200. Nhưng số lượng mẫu được sử dụng trong nghiên cứu này là n=185. Mẫu được lấy theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện và tiến hành thu thập dữ liệu từ những người lao động làm việc trong bộ phận công nghệ thông tin ở các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tiêu biểu là người lao động từ các công ty như Harvey Nash, Odyssey, FPT, SPT, CSC,….

Thang đo của các khái niệm nghiên cứu dựa vào những nghiên cứu của Firth (2004) và Solomon (2013). Thang đo này được kiểm định bằng phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA. Sau khi kiểm định độ tin cậy, độ giá trị hội tụ của thang đo, tính giá trị trung bình của các biến độc lập và sử dụng kết quả đó để chạy mơ hình hồi quy.

Chương này gồm các phần sau: (1) Các kết quả chính và ý nghĩa đối với nhà quản lý; (2) Đề xuất hướng sử dụng kết quả nghiên cứu; (3) Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến dự định thôi việc của người lao động làm việc ở các doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)