2.3.3 .Các biến nhân khẩu học và dự định thôi việc
5.1 Các kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu
5.1.1 Về hệ thống thang đo
Các khái niệm nghiên cứu dựa vào thang đo của các nghiên cứu có trước. Hệ thống các thang đo được chuyển sang tiếng Việt và hiệu chỉnh từ ngữ cho phù hợp
với thị trường Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy hệ thống thang đo đạt hiệu quả về độ tin cậy và độ giá trị hội tụ cho phép.
Thêm vào đó, nghiên cứu này góp phần hồn thiện thang đo cho những nghiên cứu về các yếu tố tác động đến dự định thôi việc của người lao động làm việc trong bộ phân công nghệ thông tin. Cụ thể là đánh giá thang đo của sự hài lịng trong cơng việc, thang đo của sự căng thẳng trong công việc, thang đo của dự định thôi việc của người lao động làm việc trong bộ phận công nghệ thông tin. Các nhà quản trị có thể sử dụng hệ thống các thang đo này để mở rộng nghiên cứu trên qui mô lớn hơn nhằm thực hiện các kế hoạch và chiến lược nhân sự hiệu quả.
5.1.2 Về mặt lý thuyết
Mơ hình nghiên cứu gồm 2 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Hai biến độc lập bao gồm sự hài lịng trong cơng việc và sự căng thẳng trong cơng việc, cịn biến phụ thuộc là dự định thôi việc của người lao động làm việc trong bộ phận công nghệ thông tin.
Kết quả nghiên cứu cho biết về vai trò của sự hài lịng trong cơng việc, sự căng thẳng trong công việc đến dự định thôi việc của người lao động. Thêm vào đó, kết quả cịn cho thấy có sự khác nhau trong mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến dự định thôi việc của người lao động. Trong hai yếu tố, thì yếu tố sự căng thẳng trong cơng việc có tác động mạnh hơn đến dự định thôi việc của người lao động làm việc trong bộ phận công nghệ thông tin so với yếu tố sự hài lịng trong cơng việc.
Tiếp nối những nghiên cứu trước đây đã cho thấy sự hài lòng và sự căng thẳng trong cơng việc có tác động đến dự định thơi việc của người lao động (Firth, 2004; Solomon, 2013), nghiên cứu này một lần nữa khẳng định vai trò của hai yếu tố này đối với dự định thôi việc của người lao động.
5.1.3 Ý nghĩa đối với nhà quản trị nhân sự
Kết quả nghiên cứu này cũng có ý nghĩa đối với các nhà quản trị nhân sự. Trong nghiên cứu, kết quả cho thấy sự hài lịng trong cơng việc và sự căng thẳng trong cơng việc có tác động đến dự định thơi việc của người lao động. Từ đó, nhà
cao sự hài lịng trong cơng việc của người lao động. Và hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự căng thẳng trong công việc tác động đến dự định thôi việc của người lao động mạnh hơn so với sự hài lòng trong cơng việc. Do đó, trước hết nhà quản trị nhân sự nên giảm bớt sự căng thẳng trong công việc trước khi đưa ra các chính sách tăng cường sự hài lịng của người lao động.