Các biến độc lập trong mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 35)

Tên

biến Biến độc lập Giá trị đo lường

Dấu kỳ vọng trong

mơ hình

X1 Loại hình doanh nghiệp X1= 1 nếu DNTN

X2= 0 nếu loại hình DN khác + X2 Lĩnh vực kinh doanh X2= 1 nếu là TM và DV X2= 0 nếu lĩnh vực SXKD khác +

X3 Thời gian hoạt động doanh

nghiệp Năm +

X4 Kinh nghiệm quản lý của

Doanh nghiệp Năm +

X5 Tổng tài sản của Doanh nghiệp Log +

X6 Tài sản có thể thế chấp của

Doanh nghiệp Triệu đồng +

X7 Tỷ số nợ Phần trăm -

X8 Tốc độ tăng tưởng Phần Trăm +

X9 Lợi nhuận Triệu đồng +

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ các lý thuyết có liên quan)

- Mục tiêu 3: Suy luận từ các nội dung, kết quả phân tích của mục tiêu 1,2 đề tài đưa ra các giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Kết luận chương 2

Tổng kết những đặc điểm của DNNVV chúng ta có thể thấy bản thân các DNNVV tại Việt Nam còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục. Tuy nhiên, để khắc phục được những yếu kém này, đòi hỏi DNNVV phải có đầy đủ các tài nguyên vốn, thời gian, nhân lực, vật lực. Ở khía cạnh vốn cho DNNVV, vốn tín dụng ngân hàng có vai trị rất lớn, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, để tiếp cận được nguồn vốn này, DNNVV còn rất nhiều vướng mắc cần tháo gỡ. Nguyên nhân gây khó khăn cho DNNVV tiếp cận được vốn vay ngân hàng không chỉ xuất phát từ bản thân doanh nghiệp, mà cịn từ phía ngân hàng, từ phía các chính sách chủ trương của Nhà nước và những yếu tố khách quan khác. Cải cách một chủ trương chính sách, khơng phải đơn thuần do một cá

nhân quyết định, mà thuộc phạm trù của các cơ quan lập pháp. Còn đối với các ngân hàng, với nhiệm vụ là trung gian tài chính cung cấp vốn cho xã hội, nhưng cốt lõi vẫn là một đơn vị kinh doanh với sản phẩm hàng hóa chính là tiền tệ. Mà đã là đơn vị kinh doanh thì họ sẽ đeo đuổi những chiến lược riêng để đến đích cuối cùng là lợi nhuận. Vì vậy, các ngân hàng một mặt thực thi chính sách chủ trương chung của Nhà nước, một mặt họ sẽ theo đuổi chiến lược kinh doanh của mình, nên giữa người đi vay và người cho vay sẽ có sự mâu thuẫn về lợi ích. Chính vì lẻ đó, để nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng, trước hết bản thân DNNVV, với tư cách là người đi vay, phải nhận diện những yếu kém tại doanh nghiệp mình để điều chỉnh lại cho phù hợp với những yêu cầu của các quy định về cho vay của ngân hàng. Nhà nước ta luôn hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua các chủ trương, chính sách cụ thể; Các tổ chức tín dụng cũng sẵn lịng hỗ trợ tài chính cho DNNVV, như vậy, chỉ cần bản thân DNNVV cải thiện những yếu kém trong nội tại doanh nghiệp mình, khả năng doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay ngân hàng khơng là hề khó.

CHƯƠNG 3

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ

TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

3.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TRÀ VINH NĂM 2016

Tỉnh Trà Vinh là tỉnh duyên hải đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa 2 con sông lớn là sơng Cổ Chiên và Sơng Hậu. Phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Long, phía Đơng và Đơng Bắc giáp tỉnh Bến Tre bởi sơng Cổ Chiên, phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Sóc Trăng bởi sơng Hậu, phía Đơng giáp biển Đơng với hơn 65 km bờ biển. Diện tích tự nhiên 2.341 km2, dân số trên 1,1 triệu người. Là tỉnh giàu tiềm năng về nông nghiệp, thế mạnh về nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Trà Vinh là tập trung phát triển mạnh kinh tế biển, coi đây là khâu đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ; hình thành rõ nét các vùng kinh tế động lực để từ đó tạo nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế.

Kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2016 diễn ra trong bối cảnh kinh tế trong yà ngoài nước tăng trưởng chậm. Kinh tế Mỹ vẫn chưa có nhiều điểm sáng, kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc; Châu Âu thì đang phải giải quyết các vấn đề về kinh tế liên quan đến làn sóng tị nạn kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không đạt như kỳ vọng, hơn nữa kinh tế thế giới đang bị đe dọa bởi nạn khủng bố và nhiều dịch bệnh nguy hiểm dẫn đến hoạt động thương mại toàn cầu giảm sút và thị trường tài chính ngày càng biến động. Trong nước, những tháng đầu năm phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu và mơi trường biến, rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long và hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân. Trước tình hình đó tỉnh đã tập trnng chỉ đạo các ngành các cấp và các địa phương trong tỉnh tiếp Tục triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải

pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển, kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016; cùng với các giải pháp của tỉnh nhằm chủ động thực hiện nhiều biện pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, hạn chế thấp nhất thiệt hại, ổn định, đời sống và phát triển sản xuất.

Tổng, sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2016 theo đánh giá so sánh ước tính tăng 10,26% so với năm 2015. Trong mức tăng 10,26% của toàn nền kinh tế; lĩnh vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 45,56%, đóng góp 9,4 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung; khu vực dịch, vụ tăng 11,65%, đóng góp 3,74 điểm phần trăm, Riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 6,1%, làm giảm 2,88 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Tăng trưởng năm nay tuy đạt khá nhưng chủ yếu do sự đóng góp của ngành sản xuất điện, riêng một số ngành khác sản xuất gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết, biến đồi khí hậu và xuất khẩu giảm.

Bảng 3.1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh.

Ngành

Tốc độ tăng so với năm 2015 (%)

Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng năm 2016 (%)

Tổng số 10,26 10,26

Nông lâm nghiệp và thủy sản -6, 10 -2,88

Công nghiệp và xây dựng 45,55 9,40

Dịch vụ 11,65 3,74

(Nguồn: Cục thống kế tỉnh Trà Vinh, 2016)

3.2. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 3.2.1. Tình hình hoạt động của DNNVV cả nước năm 2015

Tiếp đà khởi sắc của nền kinh tế trong năm 2014, tình hình kinh tế năm 2015 đã tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,68%. Đặc biệt, Luật Doanh nghiệp năm 2014 bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2015 với những điều khoản thơng thống hơn liên quan đến việc đăng ký thành lập doanh nghiệp kỳ vọng đã tạo động lực mới cho làn sóng thành lập doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm 2015.

Trong năm 2015, cả nước có 94.754 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 601,5 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6% về số doanh nghiệp và tăng 39,1% về số vốn đăng ký so với năm 2014 (Năm 2014, số doanh nghiệp giảm 2,7%; số vốn tăng 8,4% so với năm 2013). Bên cạnh đó, có 851 nghìn tỷ đồng vốn đăng

ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn trong năm 2015. Như vậy, tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong năm 2015 là 1.452,5 nghìn tỷ đồng. Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp năm 2015 đạt 6,3 tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm trước. Số lao động ước tính được tạo việc làm trong các doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2015 là 1.471,9 nghìn người, tăng 34,9% so với năm 2014. Đáng chú ý, tính từ thời điểm Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực từ 01/7/2015, đã có tổng số 41,4 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập, với tổng số vốn đăng ký là 311,8 nghìn tỷ đồng, tăng 36,2% về số doanh nghiệp và 94,5% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014. Những con số này cho thấy phần nào tác động của Luật Doanh nghiệp năm 2014 trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa các thủ tục và khuyến khích thành lập doanh nghiệp.

Năm 2015 tất cả các ngành đều có sự tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập, trong đó 3 ngành có sự tăng trưởng mạnh nhất là Kinh doanh Bất động sản (86,2%), Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (62,3%) và Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (59,3%). Đáng chú ý, đây cũng chính là 3 ngành có tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp đăng ký mới cao nhất trong năm 2014. Điều này cho thấy rõ xu hướng phát triển doanh nghiệp đang ngày càng tập trung nhiều vào 3 ngành này. Bên cạnh đó, một số ngành khác cũng có sự tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới như Vận tải kho bãi (39,3%), Dịch vụ việc làm, du lịch, cho th máy móc (35,5%), Khoa học, cơng nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác (35,4%) cho thấy xu hướng khá tích cực, phát triển các ngành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng tồn cầu. Tình hình doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2015 là 9.467 doanh nghiệp, giảm 0,4% so với năm trước, trong đó phần lớn là những doanh nghiệp quy mơ nhỏ có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng (chiếm 93,8%). Nếu phân theo loại hình doanh nghiệp, trong tổng số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động có 3.511 cơng ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (chiếm 37,1%); 2.668 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm 28,2%); 1.907 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 20,1%) và 1.381 công ty cổ phần (chiếm 14,6%). Ngành có số lượng doanh nghiệp giải thể nhiều nhất

trong năm 2015 là Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô xe máy với 3.758 doanh nghiệp, chiếm 39,7% tổng số doanh nghiệp giải thể trong năm 2015. Tiếp đến là hai ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo (1.212 doanh nghiệp, chiếm 12,8%), ngành Xây dựng (1071 doanh nghiệp, chiếm 11,3%). Tuy nhiên, đây lại là 3 trong số 12 ngành có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể giảm trong năm 2015. Năm ngành có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng trong năm 2015 là Thông tin và truyền thông (104,3%), Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (77,8%), Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (28,3%), Giáo dục và đào tạo (21%), Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (12,2%). Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động trong năm là 71.391 doanh nghiệp, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 15.649 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn và 55.742 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc khơng đăng ký. Trong tổng số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động, có 26.349 cơng ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (chiếm 36,9%); 22.889 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm 32,1%); 13.081 công ty cổ phần (chiếm 18,3%) và 9.070 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 12,7%) và 2 công ty hợp danh.

Việc số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng mạnh so với năm 2014 cho thấy tình hình hoạt động của các doanh nghiệp vẫn cịn nhiều khó khăn, nhất là tất cả các ngành đều có số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng trong năm 2015. Ba ngành có số lượng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động tăng cao nhất là Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (150,5%), Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (68,8%), Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (56,7%). Đáng chú ý, ngành Nghệ thuật, vui chơi và giải trí tuy có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng cao, nhưng cũng là ngành có tỷ lệ doanh nghiệp phải giải thể và ngừng hoạt động tăng cao. Điều này cho thấy những những rủi ro đi kèm theo sự tăng “nóng” về số lượng doanh nghiệp thành lập mới của lĩnh vực này. Trong năm 2015, cả nước có 21.506 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 39,5% so với năm trước. Nhìn chung, tình hình doanh nghiệp gia nhập thị trường năm 2015 có sự cải thiện rõ rệt so với năm 2014, thể hiện sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và tính hiệu quả của các giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các Bộ, ngành trong việc cải

thiện mơi trường đầu tư kinh doanh và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tỷ lệ doanh nghiệp phải ngừng hoạt động vẫn tăng cao cho thấy các doanh nghiệp hoạt động vẫn gặp nhiều khó khăn và rất cần các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

3.2.2. Tình hình hoạt động của DNNVV tỉnh Trà Vinh năm 2015

3.2.2.1. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2015

Tính đến cuối năm 2015, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh là 1.297 doanh nghiệp, trong đó có 1.271 DNNVV, chiếm 97,99%. Số lượng doanh nghiệp năm 2015 so với năm 2014 tăng lên 84 doanh nghiệp Trong tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, DNNVV luôn chiếm tỷ trọng lớn. Tuy số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cịn khá ít so với các tỉnh, thành phố khác, đa số là DNNVV, nhưng đã đóng góp khơng nhỏ cho sự phát triển kinh tế địa phương cũng như giải quyết việc làm cho người lao động tại Trà Vinh.

3.2.2.2. Loại hình DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Đặc điểm tổ chức của DNVVV là bộ máy quản lý nhỏ gọn, một số doanh nghiệp được thành lập từ các hộ kinh doanh. Chính vì thế, đa phần loại hình mà doanh nghiệp lựa chọn khi đăng ký kinh doanh đó là loại hình DNTN và cơng ty TNHH. Với loại hình doanh nghiệp này, các chủ doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các quyết định quản trị mà không phụ thuộc vào ý kiến của nhiều người. Khi có sự biến động, doanh nghiệp dễ dàng chuyển đổi qui mô, lĩnh vực kinh doanh cho phù hợp.

Đây chính là ưu điểm của DNNVV trong việc dễ thích ứng và biến đổi linh hoạt với những biến đổi của nền kinh tế thị trường. Bên cạnh các loại hình doanh nghiệp phổ biến là DNTN, công ty TNHH, cơng ty cổ phần (CP), thì một số doanh nghiệp có loại hình thuộc doanh nghiệp Nhà nước, công ty Hợp danh, hợp tác xã, Văn phòng đại diện và một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

Trong năm 2013, số lượng DNTN của tỉnh Trà Vinh là 469 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 41,5%. Năm 2014, số lượng DNTN của tỉnh Trà Vinh là 513 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 43,18%. Sang năm 2015, số DNTN là 521 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 40,16%. Như vậy, số doanh nghiệp có loại hình DNTN tăng đều qua hai năm nhưng đến năm 2015 lại giảm trong tổng số các loại hình doanh nghiệp. Loại hình cơng ty TNHH một thành viên và hai thành viên. Năm 2015, số công ty

TNHH là 616 công ty, tăng 73 doanh nghiệp so với năm 2014 và tăng 96 doanh nghiệp so với năm 2013. Như vậy, DNTN có tăng thêm hàng năm nhưng không cao so với CTy TNHH; tổng số công ty TNHH nhiều hơn DNTN và có số tăng thêm hàng năm cao hơn số tăng thêm của loại hình DNTN.

Bảng 3.2: Loại hình doanh nghiệp

Loại hình Doanh nghiệp 2013 2014 2015

TỔNG SỐ DOANH NGHIỆP 1,158 1,213 1,297

Doanh nghiệp Nhà nước 15 12 12

Trung ương 8 7 8

Địa phương 7 5 4

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 1,130 1,188 1,271

Tập thể 76 66 67

Tư nhân 469 513 521

Công ty hợp danh 1 4 1

Công ty TNHH 520 543 616

Cơng ty cổ phần có vốn Nhà nước 6 3 5

Cơng ty cổ phần khơng có vốn Nhà nước 58 59 61

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi 13 13 14

DN 100% vốn nước ngoài 10 10 11

DN liên doanh với nước ngoài 3 3 3

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh, 2015)

3.2.2.3. Qui mô lao động của DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Tính đến năm 2013, số lao động tham gia tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)