Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch cuối năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 46 - 55)

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Trà Vinh năm 2016)

3.3.2. Tình hình huy động cho vay của Ngân Hàng

Tổng nguồn vốn hoạt động của các TCTD trên địa bàn đạt 21.970 tỷ đồng, tăng 1,1% so với quý trước và tăng 7,17% so với cuối năm 2015; trong đó, nguồn vốn huy động tại chỗ đạt 15.145 tỷ đồng, chiếm 68,94%/tổng nguồn vốn, tăng 4,79% so với quý trước và tăng 20,58% so với cuối năm 2015. Nhìn chung, hoạt động ngân hàng trên địa bàn trong năm 2016 ổn định. Mặt bằng lãi suất được duy trì ổn định, một số Ngân hàng thương mại có vốn cổ phần nhà nước thực hiện giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN. Thanh khoản của các Tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục dồi dào, vốn huy động tiếp tục tăng trưởng ổn định, tạo điều kiện cho các TCTD cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Dịng vốn tín dụng tiếp tục được phân bổ hợp lý, hướng tới các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế và xã hội. Tín dụng đầu tư cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ tín dụng.

Chi nhánh NHNN tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng trên địa bàn, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các chi nhánh TCTD để đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống. Theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến nợ xấu của các TCTD có biện pháp chỉ đạo, xử lý kịp thời. Qua đó, tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn năm 2016 tiếp tục được duy trì ở mức dưới 3% theo mục tiêu đề ra của NHNN Việt Nam. Thị trường vàng, ngoại hối tiếp tục diễn biến tích cực, ổn định, theo đúng định hướng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Các hoạt động khác của Chi nhánh NHNN như cơng tác thanh tốn, tiền tệ - kho quỹ… được tổ chức thực hiện tốt, đảm bảo hoạt động ngân hàng trên địa bàn an toàn, hiệu quả. Công tác truyền thông được tổ chức thực hiện tốt, tăng cường phối hợp với Văn phịng Đồn ĐBQH tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ tỉnh, Báo đài địa phương… Qua đó, tạo sự đồng thuận trong thực hiện chính sách tiền tệ, phát huy hiệu quả tính định hướng, dẫn dắt thị trường.

3.4. TÌNH HÌNH TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

3.4.1. Những thuận lợi và khó khăn trong cho vay DNNVV của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hàng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

3.4.1.1. Những thuận lợi trong cho vay DNNVV

DNNVV là một trong những đối tượng ln được Nhà nước dành nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ, là một trong năm đối tượng được Ngân hàng Nhà nước quy định hưởng mức lãi suất cho vay tối đa khi vay vốn ngân hàng. Khi DNNVV có nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, sẽ nhận được khoản cho vay ngắn hạn với lãi suất cho vay tối đa mà ngân hàng Nhà nước quy định từng thời kỳ, các ngân hàng không được áp dụng mức lãi suất thỏa thuận cao hơn mức lãi suất quy định này.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn vay ngân hàng tốt hơn, có cơ hội tham gia các dự án đầu tư. Ngân hàng Nhà nước đã chỉ định Ngân hàng

Phát triển Việt Nam đứng ra bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Theo đó, DNNVV phải có dự án đầu tư khả thi, đối ứng 15% vốn chủ sở hữu đầu tư vào dự án, ngân hàng Phát triển Việt Nam đứng ra bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ khoản vay của doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại nhưng không vượt quá 85% tổng mức đầu tư của dự án, không bao gồm vốn lưu động.

Một chính sách vĩ mơ khác mà Nhà nước áp dụng để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất của các DNNVV là gói kích cầu kinh tế mà Chính phủ áp dụng nhằm ngăn chặn suy thoái và tăng trưởng kinh tế. Từ giải pháp này, các doanh nghiệp đã hồi phục từ chổ thua lỗ chuyển sang có lời và tăng trưởng doanh thu. Các chính sách miễn, giảm thuế, kết hợp với hỗ trợ lãi suất và bảo lãnh tín dụng đã giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí, tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng với lãi suất thấp, từ đó giảm bớt chi phí kinh doanh.

Với các cơ chế hỗ trợ đã được Nhà nước vạch ra, nhiều ngân hàng đã nhanh chóng có những chính sách cho vay DNNVV theo chủ trương chung của Chính phủ. Khi chủ trương chung của các ngân hàng đã có, các chi nhánh tại địa phương sẽ triển khai đến khách hàng mà khơng có vướng mắc hoặc khó khăn trong việc cho vay. Như từ tháng 5/2015, ngân hàng TMCP Công thương dành 5.000 tỷ đồng cho vay DNNVV với lãi suất ưu đãi giảm đến 3% so với lãi suất cho vay thông thường, nhằm hỗ trợ DNNVV nguồn vốn ngắn hạn để bổ sung vốn sản xuất kinh doanh. Các ngân hàng thương mại cổ phần khác cũng đưa ra hàng loạt các chương trình cho vay dành cho khách hàng doanh nghiệp với mức lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh chóng với nhiều hình thức cho vay linh hoạt phù hợp nhu cầu của khách hàng.

3.4.1.2. Những khó khăn trong cho vay DNNVV

Mặc dù cơ chế chính sách đã có, các ngân hàng cũng sẵn lịng hỗ trợ cho vay DNNVV theo chủ trương chung của Nhà nước, một mặt thực thi chính sách của Nhà nước về hỗ trợ DNNVV, một mặt các ngân hàng cũng tăng trưởng tín dụng, tăng thu nhập từ hoạt động cho vay. Tuy nhiên, phía các ngân hàng cũng có một số khó khăn, tồn tại làm hạn chế quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các DNNVV.

* Nợ xấu của Ngân Hàng

Có nhiều nguyên nhân khiến nợ xấu của các ngân hàng ngày càng tăng và khó xử lý. Nguyên nhân thứ nhất có thể nói là do chính bản thân các ngân hàng trong quá trình đẩy nhanh mạng lưới hoạt động, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đã khơng tuân thủ các quy định, quy chế cho vay. Sự suy thoái về đạo đức của cán bộ ngân hàng và các hoạt động đầu tư không lành mạnh đã khiến khoản tiền cho vay không thu hồi đúng thời hạn. Nguyên nhân thứ hai là do điều kiện khách quan của nền kinh tế khiến người đi vay để đầu tư kinh doanh gặp nhiều bất trắc, khơng có khả năng hồn vốn cho ngân hàng.

Hệ lụy của tỷ lệ nợ xấu cao khiến ngân hàng thiếu hụt thanh khoản do không thu hồi được vốn, bị liệt vào danh sách các ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng thấp. Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nhà nước, năm 2013, ngân hàng TMCP Ngoại thương có tỷ lệ nợ xấu là 2,8%, ngân hàng Đầu tư Phát triển có tỷ lệ nợ xấu là 2,78%, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 6,54%. Đây là các ngân hàng lớn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Với tỷ lệ nợ xấu cao như vây, các ngân hàng càng thắt chặt hơn với những khách hàng vay có độ rủi ro cao, trong đó có DNNVV.

* Quy định giới hạn tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn

Theo quy định hiện hành, ngân hàng chỉ được phép sử dụng 30% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Sự thiếu hụt thanh khoản và cuộc đua lãi suất trong thời gian qua của các ngân hàng khiến cơ cấu huy động vốn nghiên hẳn về các kỳ hạn ngắn. Điều này đồng nghĩa với hạn mức cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng giảm xuống. Trong khi nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp một phần bổ sung vốn kinh doanh, một phần đáp ứng nhu cầu tài chính dài hạn để tham gia các dự án đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị cơng nghệ, nhà xưởng, xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh mới. Sự thiếu hụt vốn để cho vay trung dài hạn khiến các ngân hàng không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp khi cần nguồn hỗ trợ tài chính trong thời gian dài.

* Giới hạn về mức tăng trưởng của tín dụng Ngân Hàng

Bắt đầu từ năm 2012, ngân hàng Nhà nước quy định hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các nhóm ngân hàng tùy thuộc vào hiệu quả kinh doanh và khả năng

quản trị rủi ro của từng ngân hàng. Ví dụ: các ngân hàng được chia làm 4 nhóm với hạn mức tăng trưởng tín dụng lần lượt là 17%, 15%, 13% và 8%, các ngân hàng chỉ được phép tăng trưởng tín dụng trong mức cho phép mà ngân hàng Nhà nước đã quy định. Hạn mức này, bắt buộc ngân hàng phải lựa chọn khách hàng để cho vay, khi đã sử dụng hết hạn mức, ngân hàng không thể giải ngân thêm để phục vụ nhu cầu khách hàng. Từ đó, cũng gây ra một số trở ngại cho ngân hàng khi quyết định cho vay các DNNVV.

* Quy định về việc sử dụng các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt khi giải ngân số tiền trên 100 triệu đồng và thanh toán trực tiếp cho bên thụ hưởng

Các DNNVV tại Trà Vinh vẫn cịn thói quen thanh tốn chủ yếu bằng tiền mặt. Nhưng theo quy định hiện hành, các tổ chức tín dụng khi giải ngân số tiền trên 100 triệu đồng thì phải sử dụng các phương tiện khơng dùng tiền mặt và giải ngân trực tiếp cho bên thụ hưởng. Với quy định này, các DNNVV rất khó cung cấp chứng từ để ngân hàng hồn chỉnh hồ sơ vay, vì bản thân doanh nghiệp, đối tác của doanh nghiệp, người lao động tại doanh nghiệp đa phần đều sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Nên để cung cấp chứng từ phù hợp với u cầu thanh tốn khơng dùng tiền mặt cho một khoản tiền giải ngân, địi hỏi phải có sự hỗ trợ của nhiều phía chứ khơng chỉ phụ thuộc vào bản thân người đi vay là các doanh nghiệp.

* Hệ thống báo cáo tài chính của DNNVV

Khi tiếp nhận hồ sơ vay của DNNVV, các ngân hàng rất khó xác minh số liệu thực sự về hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính của DNNVV thường khơng được kiểm tốn hàng năm, nên độ tin cậy đối với ngân hàng là rất thấp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cịn cố ý làm trái quy định, hiện tượng trốn thuế vẫn thường xuyên diễn ra. Có doanh nghiệp cịn sử dụng 3 hệ thống báo cáo tài chính khác nhau, một để vay ngân hàng, một để báo cáo với các cơ quan thuế, một để sử dụng cho nội bộ. Vơ hình chung, các doanh nghiệp đã làm cho bản thân gặp khó khăn khi chứng minh hoạt động kinh doanh lành mạnh của mình. Mặt dù thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được ngân hàng đánh giá là tốt, đáp ứng được yêu cầu cho vay của ngân hàng, nhưng sổ sách kế tốn phản ánh hồn tồn trái ngược với hoạt động thực tế của doanh nghiệp, khiến ngân hàng khơng thể cấp tín dụng cho doanh nghiệp.

* Tài sản đảm bảo của DNNVV

Vấn đề giá trị tài sản và quyền sở hữu các tài sản có thể đem thế chấp ngân hàng luôn là một rào cản lớn khi các ngân hàng xem xét cho DNNVV vay vốn. Trở ngại chính mà các ngân hàng khơng thể cho doanh nghiệp vay vốn là giá trị tài sản thấp hơn nhiều so với nhu cầu vay vốn, hoặc tài sản khơng có tính khả mãi hoặc các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu tài sản giữa cá nhân và doanh nghiệp. Theo nguyên tắc, tài sản thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của người vay hoặc người đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp vay, đồng thời, người bảo lãnh không là người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp vay vốn. Quy định này khiến một số doanh nghiệp không đáp ứng được, nên ngân hàng không thể cho vay mặt dù nhu cầu vay và phương án sử dụng vốn hoàn toàn hợp lệ và khả thi.

3.4.2. Dư nợ cho vay DNNVV trên địa bàn tỉnh

Dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn đạt 16.730 tỷ đồng, tăng 3,88% so với quý trước và tăng 6,11% so với cuối năm 2015; trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm 48,61%/tổng dư nợ; dư nợ trung, dài hạn chiếm 51,39%/tổng dư nợ.

Dư nợ một số chương trình tín dụng như sau: (i) Dư nợ cho vay nuôi trồng và chế biến thủy sản đạt 1.390 tỷ đồng, tăng 19,42% so với năm 2015; (ii) dư nợ cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm, cá tra và tôm đạt 1.297 tỷ đồng, tăng 16,95% so với năm 2015, các TCTD đã gia hạn cho 700 khách hàng với dư nợ 97 tỷ đồng; (iii) dư nợ cho vay lúa, gạo hàng hoá xuất khẩu và tiêu dùng trong nước đạt 468 tỷ đồng; (iv) dư nợ cho vay nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đạt 105 tỷ đồng với 303 khách hàng còn dư nợ, tăng 50% so với năm 2015; (v) dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 4.628 tỷ đồng với 549 doanh nghiệp còn dư nợ. (vi) Tín dụng chính sách, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đạt 1.829 tỷ đồng, tăng 5,42% so với năm 2015, nợ xấu chiếm tỷ lệ 1,41%/tổng dư nợ chính sách.

3.4.3. Chất lượng cho vay DNNVV

Bên cạnh nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh, doanh nghiệp rất cần nguồn tài trợ dài hạn để đầu tư máy móc thiết bị, mở rộng đầu tư. Nguồn tài trợ dài hạn giúp doanh nghiệp có thời gian thực hiện các dự án lớn và giảm áp lực thanh toán nợ

vay cũng như ổn định mức lãi suất vay. Sự cắt giảm tín dụng từ các ngân hàng, lãi suất cho vay tăng, cùng với sự khó khăn của nền kinh tế đã khiến các DNNVV đã khó lại càng khó hơn. Nợ xấu (nhóm 3,4,5) của các TCTD trên địa bàn tiếp tục được duy trì ở mức dưới 3%/năm và chiếm tỷ lệ 1,09%/tổng dư nợ. Tuy nhiên, khoản nợ xấu này tập trung vào một số doanh nghiệp có qui mơ hoạt động tương đối lớn, lượng vốn vay lớn. Nên khi rủi ro hoạt động xảy ra, làm tăng tỷ lệ nợ xấu cho vay doanh nghiệp tại các ngân hàng.

Kết luận chương 3

Cũng như tình hình DNNVV của cả nước, các DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh từ năm 2013 – 2016 mặc dù có tăng trưởng về số lượng và quy mơ vốn, nhưng trước những khó khăn của nền kinh tế, số lượng DNNVV ngừng hoạt động cũng tăng lên. Mục tiêu phát triển DNNVV của tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 khó hồn thành như kế hoạch.

Về tiếp cận vốn của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, nhìn chung cũng khơng có nhiều thuận lợi, ngoại trừ tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn của các ngân hàng khá cao. Khối ngân hàng TMCP chưa thực sự phát huy vai trò hỗ trợ vốn để phát triển kinh tế địa phương. Tỷ trọng dư nợ của khối ngân hàng TMCP còn thấp so với tổng dư nợ cho vay của toàn tỉnh. Nếu các ngân hàng TMCP đẩy mạnh đầu tư tín dụng cho kinh tế tại tỉnh Trà Vinh, các DNNVV sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận được nguồn vốn vay. Các ngân hàng TMCP huy động vốn tại địa phương, sau đó nguồn vốn được chuyển về Hội sở chính chứ khơng đưa ra thị trường để đáp ứng tài chính cho các thành phần kinh tế. Điều này cũng tạo ra khó khăn cho DNNVV khi muốn tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA CÁC DNNVV

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

4.1. ĐẶC ĐIỂM DNNVV ĐƯỢC KHẢO SÁT 4.1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp 4.1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp

Các doanh nghiệp được khảo sát về tình hình hoạt động kinh doanh như tuổi doanh nghiệp; lĩnh vực ngành nghề kinh doanh; loại hình doanh nghiệp; vốn đăng ký kinh doanh. Theo tiêu chí lựa chọn mẫu, các doanh nghiệp được khảo sát có thời gian hoạt động từ 1 năm trở lên, đáp ứng các quy định về vốn cũng như số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)