Biến số B eB
Mô phỏng xác suất khả năng tiếp cận vốn khi biến độc lập thay đổi 1 đơn vị và xác suất ban đầu là: %
10 20 30 40 50
Tốc độ tăng trưởng doanh thu (X8) 7,075 1181,760 99,24 99,66 99,8 99,87 99,91 Loại hình doanh nghiệp (X1) 4,898 134,22 93,7 97,1 98,3 98,89 99,26 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh (X2) 2,078 7,986 47,02 66,63 77,4 84,2 88,87
Thời gian hoạt
động của DN (X3) 1,213 3,363 27,2 45,67 59,04 69,15 77,08
Lợi nhuận (X9) 0,016 1,016 10,14 20,26 30,33 40,38 50,4
Tài sản đảm bảo
của DN (X6) 0,001 1,001 10 20,02 30,02 40,02 50,02
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2016)
Biến tốc độ tăng trưởng doanh thu (X8): Giả sử xác suất khả năng tiếp
độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp tăng thêm 1% thì xác suất tiếp cận được vốn của doanh nghiệp sẽ tăng lên 99,24%. Biến này tương quan thuận với khả năng vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng và sự khó khăn của nền kinh tế, lựa chọn được một khách hàng tốt, có sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh là điều mà các ngân hàng rất mong muốn có được, một mặt ngân hàng yên tâm với khoản cho vay ít rủi ro, mặt khác đạt chỉ tiêu kinh doanh của chính ngân hàng. Vì thế, các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao thì khả năng tiếp cận được vốn vay ngân hàng sẽ tốt hơn doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu thấp hoặc khơng tăng trưởng doanh thu.
Biến loại hình doanh nghiệp (X1): Giả sử xác suất khả năng tiếp cận vốn
của doanh nghiệp ban đầu là 10%. Khi các yếu tố khác khơng đổi, nếu loại hình doanh nghiệp là tư nhân thì xác suất tiếp cận được vốn của doanh nghiệp sẽ tăng lên 93,7%. Biến này có mối tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV. Đối với loại hình của doanh nghiệp là DNTN thì khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp sẽ cao hơn các doanh nghiệp có loại hình là cơng ty cổ phần, TNHH,... So với các loại hình doanh nghiệp khác, DNTN là người chịu trách nhiệm vô hạn với tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp, kể cả hoạt động vay vốn nên sẽ tạo niềm tin với các Ngân hàng.
Biến lĩnh vực sản xuất kinh doanh (X2): Giả sử xác suất khả năng tiếp
cận vốn của doanh nghiệp ban đầu là 10%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ thì xác suất tiếp cận được vốn của doanh nghiệp sẽ tăng lên 47,02%. Biến này tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV. Với những doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thương mại dịch vụ thì vịng quay vốn nhaanh hơn, dễ ứng phó với biến động thị trường, ít rủi ro hơn các lĩnh vực cịn lại. Tài sản có thể thế chấp tại các doanh nghiệp kinh doanh ngành thương mại dịch vụ sẽ ít hơn các doanh nghiệp khác, nhưng nếu có rủi ro xảy ra, doanh nghiệp dễ dàng chuyển hướng kinh doanh mà không phụ thuộc quá nhiều vào việc thanh lý các tài sản cố định. Chính vì những ưu điểm này về mặt lĩnh vực này làm tăng khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNTN trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong lĩnh vực cơng nghiệp và xây dựng thì nhu cầu
vốn nhiều hơn, khối lượng tài sản có thể thế chấp nhiều hơn, thường tham gia vào các dự án đầu tư lớn hơn. Còn các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thì mức độ rủi ro cao hơn, nhưng thường nhận được nhiều ưu đãi hơn từ các chính sách chung của Nhà nước, trong đó chính sách ưu tiên hỗ trợ vay vốn kinh doanh
Biến thời gian hoạt động của DN (X3): Giả sử xác suất khả năng tiếp cận
vốn của doanh nghiệp ban đầu là 10%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu thời gian hoạt động của doanh nghiệp tăng thêm 1 năm thì xác suất tiếp cận được vốn của doanh nghiệp sẽ tăng lên 27,2. Biến này tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV. Doanh nghiệp hoạt động lâu năm thì qui mơ về tài chính tăng, thương hiệu được khẳng định. Ngân hàng dễ dàng tìm hiểu thơng tin của doanh nghiệp thông qua thông tin trên thị trường, thông tin từ người mua, người bán, đối tác của doanh nghiệp. Khi người đi vay được ngân hàng biết rõ về mình, khả năng tiếp cận được vốn sẽ cao, đồng thời, lãi suất vay cũng thấp hơn so với các khách hàng khác. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Khương Ninh (2010) khi tác giả cho rằng càng giảm thông tin bất đối xứng trong lĩnh vực tín dụng thì doanh nghiệp sẽ càng dễ dàng tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Biến lợi nhuận (X9): Giả sử xác suất khả năng tiếp cận vốn của doanh
nghiệp ban đầu là 10%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu lợi nhuận doanh nghiệp tăng thêm 1 triệu đồng thì xác suất tiếp cận được vốn của doanh nghiệp sẽ tăng lên 10,14%. Theo kết quả phân tích số liệu, biến Lợi nhuận tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV. Như vậy, doanh nghiệp có lợi nhuận tốt, khả năng sinh lời cao, kinh doanh hiệu quả hơn năm trước doanh nghiệp sẽ có khả năng vay vốn ngân hàng nếu như doanh nghiệp mong muốn vay vốn để phục vụ cho mục đích để mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, doanh nghiệp có lợi nhuận càng tăng, càng có khả năng sinh lời cao, đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng đầy đủ và đúng hẹn từ đó khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng sẽ cao hơn so với doanh nghiệp khác.
Biến tài sản đảm bảo của DN (X6): Giả sử xác suất khả năng tiếp cận vốn
của doanh nghiệp ban đầu là 10%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu tài sản đảm bảo của doanh nghiệp tăng thêm 1triệu đồng thì xác suất tiếp cận được vốn của
doanh nghiệp sẽ tăng lên 10%. Biến này tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV. Với những doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thương mại dịch vụ thì vịng quay vốn nhanh hơn, dễ ứng phó với biến động thị trường, ít rủi ro hơn các lĩnh vực cịn lại. Tài sản có thể thế chấp tại các doanh nghiệp kinh doanh ngành thương mại dịch vụ sẽ ít hơn các doanh nghiệp khác, nhưng nếu có rủi ro xảy ra, doanh nghiệp dễ dàng chuyển hướng kinh doanh mà không phụ thuộc quá nhiều vào việc thanh lý các tài sản cố định. Chính vì những ưu điểm này về mặt lĩnh vực này làm tăng khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNTN trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong lĩnh vực cơng nghiệp và xây dựng thì nhu cầu vốn nhiều hơn, khối lượng tài sản có thể thế chấp nhiều hơn, thường tham gia vào các dự án đầu tư lớn hơn. Còn các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản thì mức độ rủi ro cao hơn, nhưng thường nhận được nhiều ưu đãi hơn từ các chính sách chung của Nhà nước, trong đó chính sách ưu tiên hỗ trợ vay vốn kinh doanh.