Trình độ học vấn của người quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 58)

Trình độ học vấn Số người Tỷ lệ % TNC3 38 31,7 TNTHCN 35 29,2 TNCD 4 3,3 TNDH 36 30 TNSDH 3 2,5 KHAC 4 3,3 Tổng cộng 120 100

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2016)

4.1.5. Thơng tin tài chính DNNVV

Để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh cũng như thu thập số liệu để phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng, một

số chỉ tiêu tài chính của DNNVV được thu thập bao gồm: Tổng tài sản của doanh nghiệp, giá trị các tài sản có thể thế chấp để vay vốn ngân hàng, các khoản phải thu, phải trả, doanh thu và lợi nhuận.

So với tổng tài sản của doanh nghiệp, thì giá trị tài sản có thể thế chấp ngân hàng là rất ít, đều này đúng với thực tế khó khăn của doanh nghiệp về vấn đề tài sản đảm bảo khi vay vốn ngân hàng. Trong khi tổng tài sản trung bình của doanh nghiệp trên 3 tỷ đồng, nhưng tài sản mà các doanh nghiệp có thể thế chấp để vay vốn trung bình khoản trên 2 tỷ đồng. Với chừng đó giá trị tài sản đảm bảo, sau khi ngân hàng thẩm định lại, thì số tiền mà doanh nghiệp có thể vay vốn khơng cịn được bao nhiêu, hơn nữa, ngân hàng không bao giờ cho vay đến 100% giá trị tài sản đảm bảo.

Khi xem xét đến nợ phải thu và phải trả tại các doanh nghiệp, thì số tiền mà doanh nghiệp phải thu đa số đều nhỏ hơn số phải trả. Khi số nợ phải trả quá cao, các ngân hàng sẽ có sự xem xét cẩn trọng hơn khi cho vay. Theo số liệu điều tra, số nợ phải thu ở các doanh nghiệp nhỏ nhất là 0 đồng, lớn nhất là 01 tỷ đồng, trung bình 167 triệu đồng, độ lệch chuẩn 193 triệu đồng. Đối với nợ phải trả, số nhỏ nhất là 0 đồng, lớn nhất là 16 tỷ đồng, trung bình phải trả là 440 triệu đồng, cao gấp 03 lần số trung bình phải thu, độ lệch chuẩn là 1,5 tỷ đồng.

Đối với chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận, các doanh nghiệp được điều tra có tỷ suất lợi nhuận rất thấp, doanh thu dù lớn nhưng cũng chỉ để bù đắp chi phí, lợi nhuận đạt được rất khiêm tốn. Doanh thu trung bình tại các doanh nghiệp là 586 triệu đồng, nhỏ nhất là 50 triệu đồng, cao nhất là 16 tỷ, độ lệch chuẩn 1.54 tỷ. Trong khi lợi nhuận tại các doanh nghiệp trung bình chỉ có 148 triệu đồng, lợi nhuận cao nhất tại doanh nghiệp là 500 triệu đồng, độ lệch chuẩn 96,3 triệu đồng. Nếu xem lợi nhuận là tiêu chí xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, thì các DNNVV được khảo sát có hiệu quả hoạt động kém, tỷ suất lợi nhuận thấp. Điều này chắc chắn sẽ làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn để tái đầu tư. Thứ nhất, nếu doanh nghiệp muốn sử dụng lợi nhuận giữ lại để đầu tư mà không vay ngân hàng, thì với mức lợi nhuận thấp như vậy, vốn đầu tư sử dụng từ lợi nhuận là không đáng kể. Thứ hai, nếu doanh nghiệp muốn vay thêm vốn ngân hàng, mà lợi nhuận của doanh nghiệp là một trong những tiêu chí để ngân hàng xác định có cho vay hay khơng, thì những doanh nghiệp có lợi nhuận âm, hoặc lợi nhuận khơng tăng trưởng sẽ rất khó tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Bảng 4.8: Chỉ tiêu tài chính của DN năm 2016 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tổng tài sản 20 52800 3176,2 6215,471 Tài sản có thể thế chấp 100 18000 2211,78 3454,274 Nợ phải thu 0 1000 167,71 193,021 Nợ phải trả 0 16000 440,37 1543,603 Doanh thu 50 16150 586,43 1542,681 Lợi nhuận 10 500 148,32 96,378

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2016)

4.2. TÌNH HÌNH TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG

4.2.1. Tỷ lệ doanh nghiệp có vay vốn và không vay vốn ngân hàng

Trong số 120 DNNVV được khảo sát, có 98 doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng, 22 doanh nghiệp khơng có vay vốn ngân hàng. Trong 22 doanh nghiệp khơng có vay vốn ngân hàng, thì có 19 doanh nghiệp khơng nộp đơn vay vốn, 03 doanh nghiệp có nộp đơn xin vay nhưng ngân hàng từ chối.

Bảng 4.9: Tỷ lệ doanh nghiệp khơng vay và có vay vốn Ngân hàng Tình hình vay vốn của DN Số quan sát Tỷ lệ % Tình hình vay vốn của DN Số quan sát Tỷ lệ %

Không vay 22 18,3 Có vay 98 81,7 Trong đó: Khơng nộp đơn 19 86,4 NH từ chối 3 13,6 Tổng cộng 120 100

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2016)

Có nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp không muốn nộp đơn vay vốn ngân hàng như doanh nghiệp khơng có nhu cầu, hoặc thủ tục vay phức tạp, khơng có tài sản để thế chấp, hoặc không lập được phương án kinh doanh để vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cịn mang tâm lý không muốn vay mượn nợ nói chung và nợ ngân hàng nói riêng. Họ chỉ muốn kinh doanh trên vốn tự có và tích góp được trong q trình hoạt động, qui mơ hoạt động nằm trong năng lực tài chính mà doanh nghiệp tự có được, chủ doanh nghiệp cho rằng vay mượn

nợ sẽ khiến khách hàng và đối tác đánh giá doanh nghiệp khơng có năng lực tài chính và bị ngân hàng quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh của mình.

Bảng 4.10: Ngun nhân mà doanh nghiệp khơng nộp đơn vay vốn ngân hàng Nguyên nhân DN không nộp đơn vay vốn

NH

Số doanh

nghiệp Tỷ lệ %

Khơng có nhu cầu 8 42,1

Khơng có tài sản đảm bảo 2 10,5

Lãi suất vay cao 2 10,5

Thủ tục vay phức tạp 2 10,5

Khơng có phương án kinh doanh khả thi 4 21,1

Khác 1 5,3

Tổng cộng 19 100

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2016)

4.2.2. Tình hình vay vốn Ngân Hàng của DNNVV

Các DNNVV được khảo sát có vay vốn ngân hàng trong năm 2016 chủ yếu chỉ phát sinh 1 lần vay, số tiền các doanh nghiệp được vay trung bình là 0, 944 tỷ đồng, nhỏ nhất là 0,015 tỷ đồng, lớn nhất là 12 tỷ đồng. Như đã phân tích ở trên, tài sản có thể thế chấp mà các doanh nghiệp có được trung bình là 784,85 triệu đồng, vì thế mà số tiền ngân hàng cho vay trung bình cũng khoảng trên 70% giá trị tài sản đảm bảo.

Kỳ hạn vay của các doanh nghiệp ngắn nhất là 02 tháng, dài nhất là 60 tháng, trung bình 15,07 tháng. Điều này cho thấy, nhu cầu vay dài hạn để đầu tư tài sản cố định của các DNNVV lớn hơn nhu cầu vay ngắn hạn để bổ sung vốn kinh doanh. Đây được xem là một thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn ngân hàng. Với số vốn được tài trợ từ nguồn trung, dài hạn, doanh nghiệp có thể sử dụng để tham gia đầu tư các dự án, đầu tư công nghệ, nhà xưởng, tài sản cố định. Nếu sử dụng vốn hiệu quả, thời gian tới, các doanh nghiệp này có thể mở rộng qui mơ, nâng cao năng suất, đổi mới công nghệ. Đồng thời, áp lực trả nợ và rủi ro lãi suất cũng ít hơn so với những doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn.

Mặc dù nhận được khoản vay trung, dài hạn sẽ giúp ích cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc mở rộng đầu tư. Nhưng lãi suất đối với khoản vay này không hề rẻ. Lãi suất vay của các doanh nghiệp được khảo sát trung bình là 10,27%/năm, thấp nhất là 6,5%, cao nhất là 13,5 %. Mặt dù là đối tượng được ưu tiên hỗ trợ nhiều mặt, trong đó có ưu tiên lãi suất vay, nhưng mức lãi suất vay mà các DNNVV nhận được còn khá cao.

Bảng 4.11: Tình hình vay vốn Ngân hàng của DN Thơng tin ĐVT Nhỏ nhất Lớn Nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Số tiền đề nghị vay trđ 15 8000 800,26 1239,56

Số tiền doanh nghiệp được vay trđ 15 8000 784,85 1228,517

Kỳ hạn tháng 6 60 34,41 18,042

Lãi suất %/năm 6.5 13.5 10,276 2,2671

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2016)

Theo kết quả khảo sát, số tiền mà ngân hàng cho vay so với số tiền các doanh nghiệp đề nghị vay khơng có chênh lệch nhiều, phần lớn đáp ứng đủ đúng nhu cầu của doanh nghiệp. Trong số 98 doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng, có 89 doanh nghiệp đáp ứng đúng nhu cầu, chỉ có 09 doanh nghiệp khơng được vay số tiền như đề nghị.

Hình 4.4: Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2016)

Bảng 4.12: Mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn Ngân hàng của DN

Mức độ đáp ứng Số DN chọn Tỷ lệ %

Đáp ứng đúng nhu cầu 89 90,8

Không đáp ứng đúng nhu cầu 9 9,2

Tổng cộng 98 100

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2016)

4.2.3. Những yếu tố gây khó khăn cho DNNVV khi vay vốn ngân hàng

Tham gia khảo sát những yếu tố gây khó khăn cho DNNVV khi vay vốn ngân hàng bao gồm 98 doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng và 22 doanh nghiệp có

Đáp ứng đúng (90,8%) Không đáp ứng đúng

nộp đơn xin vay nhưng ngân hàng từ chối. Yếu tố mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất là vấn đề Lợi nhuận doanh nghiệp 33 doanh nghiệp đồng ý, tiếp đến là qui mơ doanh nghiệp có 19 doanh nghiệp đồng ý, yếu tố khác là 14 doanh nghiệp đồng. Hai yếu tố liên quan đến sự hạn chế tài sản đảm bảo và Lãi suất vay cao cũng là trở ngại chính khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, cả hai yếu tố này có 10 ý kiến lựa chọn.

Bảng 4.13: Những yếu tố gây khó khăn cho DNNVV khi vay vốn ngân hàng

Yếu tố Số DN Tỷ lệ %

Qui mô doanh nghiệp 19 15,8

Vốn tự có ít 8 6,7

Doanh nghiệp chưa có thương hiệu 9 7,5

Lợi nhuận của Doanh nghiệp thấp 33 2,.5

Nợ phải trả cao 5 4,2

Doanh nghiệp khơng có/có ít tài sản đảm bảo 10 8,3

Lãi suất vay cao 10 8,3

DN khơng có mối quan hệ nghiệp vụ với NH 4 3,3

Cung cấp phương án KD không khả thi 8 6,7

Yếu tố khác 14 11,7

Tổng cộng 120 100

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2016)

* Qui mơ doanh nghiệp

Doanh nghiệp có qui mơ nhỏ có những hạn chế về trình độ quản lý, trình độ ứng dụng cơng nghệ vào sản xuất, hạn chế về vốn,...từ đó dẫn đến sự hạn chế về doanh thu, lợi nhuận, thương hiệu trên thị trường, khả năng mở rộng kinh doanh. Doanh nghiệp có qui mơ nhỏ khơng thể tiếp cận được vốn vay ngân hàng với số tiền lớn, vượt quá năng lực tài chính hiện có. Thậm chí, doanh nghiệp nhỏ khơng có đủ tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng. Sự hạn chế về qui mô sẽ dẫn đến hàng loạt khó khăn khác, trong đó có khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng.

* Vốn tự có

Nếu doanh nghiệp có vốn tự có ít thì rất khó có thể huy động thêm các nguồn vốn tài trợ khác, trong đó có vốn vay ngân hàng. Khi doanh nghiệp muốn tham gia vào một dự án kinh doanh, ngân hàng là người tài trợ vốn, thì ngân hàng cũng địi hỏi doanh nghiệp phải có một số vốn tự có để đối ứng. Ngay cả chính

sách bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại các ngân hàng thương mại cũng có quy định, DNNVV phải đóng góp 15% kinh phí của dự án thì mới được bảo lãnh vay vốn. Như vậy, nếu bản thân doanh nghiệp khơng có vốn tự có thì cũng khó tiếp cận được nguồn tài trợ khác, kể cả các nguồn tài chính hỗ trợ.

* Thương hiệu doanh nghiệp

DNNVV thường khơng có chính sách chiêu thị, khuyến mãi để quảng bá thương hiệu của mình, mà chủ yếu thương hiệu của doanh nghiệp được biết đến do doanh nghiệp hoạt động lâu năm trên địa bàn. Khi doanh nghiệp đã có tương hiệu, thì rủi ro từ thị trường ít làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn. Mà doanh nghiệp hoạt động ít bị ảnh hưởng bởi rủi ro thị trường sẽ được các ngân hàng ưu tiên khi cho vay vốn, được hưởng mức lãi suất thấp hơn. Đối với những doanh nghiệp mới, thương hiệu chưa có, khi cần tìm nguồn tài trợ, các ngân hàng phải thẩm định chặt chẽ hơn. Khi đó, sự khơng chắc chắn của các ngân hàng khi thẩm định thơng tin khách hàng chính là nguyên nhân làm lãi suất của món vay tăng lên.

* Lợi nhuận

Lợi nhuận thấp cũng là một trở ngại cho DNNVV khi vay vốn ngân hàng. Với báo cáo tài chính đưa cho ngân hàng thẩm định trước khi cho vay, mà lợi nhuận thấp hoặc bị lỗ sẽ rất dễ bị ngân hàng từ chối ngay khâu tiếp nhận hồ sơ. Chính vì vậy, để thuyết phục ngân hàng đầu tư vốn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh cụ thể, khả thi, đảm bảo sau khi sử dụng vốn vay sẽ cải thiện được lợi nhuận. Cịn đối với những doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng tốt và ổn định, sẽ được ngân hàng ưu tiên khi xem xét hồ sơ vay.

* Nợ phải trả

Đối với một số doanh nghiệp, nợ là một cách để doanh nghiệp duy trì hoạt động, cải thiện tình hình khó khăn trước mắt, chiếm dụng vốn để phục vụ cho kinh doanh tại đơn vị mình. Tuy nhiên, đối với ngân hàng, nợ phải trả cao là một bất lợi cho doanh nghiệp khi muốn tiếp cận vốn vay. Ngân hàng sẽ không cho doanh nghiệp vay vốn khi doanh nghiệp có một tỷ số nợ cao, vì rủi ro khơng trả được nợ là rất lớn, trừ khi doanh nghiệp có phương án trả nợ khả thi và hợp lý để thuyết phục người cho vay.

* Tài sản đảm bảo

Khi bản thân doanh nghiệp biết rằng, doanh nghiệp có ít hoặc khơng có tài sản đảm bảo để vay vốn, thì doanh nghiệp sẽ khơng đi vay vốn ngân hàng. Trừ các

trường hợp thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai hoặc một số trường hợp cho vay cá biệt nào đó. Tuy nhiên, phần lớn các DNNVV được khảo sát cho rằng, tài sản khơng có hoặc khơng đủ để thế chấp sẽ rất khó khăn để tiếp cận được vốn vay ngân hàng.

* Lãi suất vay cao

Không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn lịng vay vốn với mức lãi suất khơng phù hợp với năng lực tài chính cũng như hiệu quả kinh doanh của đơn vị mình. Khi lãi suất vay cao, doanh nghiệp sẽ không thể hấp thụ được vốn vay. Mặt dù DNNVV nói chung ln trong tình trạng thiếu hụt vốn, rất cần được phía ngân hàng tài trợ. Tuy nhiên, nếu phải nhận nợ với lãi suất cao hoặc liên tục điều chỉnh tăng, thì doanh nghiệp rất khó để vay vốn ngân hàng.

* DN khơng có mối quan hệ nghiệp vụ với Ngân hàng

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng ở đây là mối quan hệ nghiệp vụ chủ doanh nghiệp với ngân hàng, giữa doanh nghiệp với ngân hàng, không xem xét mối quan hệ giữa các cá nhân là người quản lý doanh nghiệp với cá nhân là nhân viên ngân hàng và người quản lý ngân hàng. Khi doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp thường xuyên giao dịch, sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, thì sẽ dễ dàng tiếp cận dịch vụ cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng cung ứng đầy đủ các dịch vụ cho doanh nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp thường xuyên gửi tiền, chuyển tiền, nhận tiền tại ngân hàng A, nhưng không thể vay vốn tại ngân hàng A vì chính sách tín dụng của ngân hàng này đang thắt chặt. Hoặc ngân hàng B đang đẩy mạnh cho vay nhưng lại không thuận tiện cho doanh nghiệp trong việc sử dụng các dịch vụ khác. Điều này cũng phần nào gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thiết lập mối quan hệ nghiệp vụ với một ngân hàng.

* Cung cấp phương án Kinh doanh không khả thi

Việc phải lập một phương án kinh doanh khả thi, bài bản để cung cấp cho ngân hàng cũng là một khó khăn cho một số doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp chưa có trình độ quản lý ở mức cao. Để đáp ứng được yêu cầu này, đôi khi doanh nghiệp phải thuê mướn người thực hiện, hoặc nhờ cậy ln nhân viên tín

dụng của ngân hàng. Nhưng, thực chất để ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp làm việc này, bản thân doanh nghiệp phải là những khách hàng VIP của ngân hàng, số tiền đề nghị vay lớn. Còn đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ, rất khó để nhận được sự hỗ trợ này. Bên cạnh đó, chế độ sổ sách kế tốn của DNNVV thường khơng rõ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)