Qui mô lao động của DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 43)

Loại hình DN 2013 2014 2015 Cơng ty CP 2.671 2.039 2.788 Cty TNHH 7.778 6.752 8.040 DNTN 4.281 6.112 4.430 Khác 1.306 1.321 872 Tổng cộng 16.036 16.215 16.130

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh, 2015)

3.2.2.4. Qui mơ vốn bình qn của DNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Tổng vốn đăng ký của DNNVV tính đến cuối năm 2015 đầu năm 2016 trên 10.441tỷ đồng. Theo số liệu qui mơ vốn trung bình của các loại hình doanh nghiệp được trình bày tại bảng 3.4 bên dưới, tính theo trung bình cộng, ta xác định được qui mơ vốn bình qn cho một doanh nghiệp. Tuy qui mơ vốn bình qn trên 1 doanh nghiệp cịn thấp, nhưng so với các năm trước đó đã có bước cải thiện. Vốn đăng ký bình quân trên 01 doanh nghiệp năm 2013 là 1,5 tỷ đồng, năm 2014 tăng lên 1,8 tỷ đồng, năm 2015 là 1,7tỷ đồng. Qui mô vốn thấp chắc chắn là một thiệt thòi cho các DNNVV trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng, cũng như khả năng tiếp cận đổi mới công nghệ hiện đại.

Bảng 3.4: Qui mơ vốn bình qn của DNVV

ĐVT: trđ

Loại hình doanh nghiệp 2013 2014 2015

Vốn Bình quân /1DN 1.507.520 1.825.356 1.740.251 Tổng cộng vốn 9.045.121 10.952.139 10.441.511 Tập thể 597.004 711.065 855.723 Tư nhân 1.678.611 2.514.184 2.639.640 Công ty hợp danh 5.202 30.819 5.591 Công ty TNHH 4.701.505 5.659.997 5.131.160 Cơng ty cổ phần có vốn Nhà nước 913.529 362.429 616.254

Cơng ty cổ phần khơng có vốn Nhà nước 1.149.270 1.673.645 1.193.143 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh, 2015)

3.2.2.5. Tình hình đăng ký kinh doanh năm 2016

Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính Phủ, UBND tỉnh Ban hành Quyết định số 1481/QĐ-UBND ngày 12/7/2016 về Chương trình hành động của tỉnh Trà Vinh thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính Phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; ký kết với Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam về việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp; ban hành Quyết định số 1884/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ tư vấn, hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh nhằm đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong năm, cấp đăng ký kinh doanh 250 DN, 300 chi nhánh và địa điểm kinh doanh; với tổng vốn đăng ký là: 1.043 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 3.379 lao động. Cấp đăng ký bổ sung 320 DN, 340 chi nhánh & địa điểm KD, 07 qũy tín dụng, vốn bổ sung 185 tỷ đồng. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong năm tương đối khá, chất lượng có nâng lên. Tuy nhiên, so năm 2015, số doanh nghiệp thành lập mới thấp, số doanh nghiệp giải thể tăng là do năm 2015 số doanh nghiệp ni bị tăng đột biến và số doanh nghiệp giải thể, thu hồi tăng cũng phần lớn là doanh nghiệp ni bị khơng đủ điều kiện để hưởng chính sách. Đến nay có 1.824 doanh nghiệp (trong đó có 1.780 DNNVV).

3.2.2.6. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh có nhiều DNNVV tham gia nhất đó là ngành thương mại và dịch vụ, kế đến là cơng nghiệp và xây dựng, một số ít doanh nghiệp cịn lại hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm và thủy sản. Tuy nhiên, trong năm 2016 có sự chuyển dịch của các doanh nghiệp trong ngành thương mại dịch vụ sang công nghiệp và xây dựng. Nhưng nhìn chung, ngành nghề kinh doanh nào cũng đang có những khó khăn nhất định. Cái khó khăn mà các doanh nghiệp Trà Vinh đang đối mặt có thể kể đến như: khơng phát triển được thị trường mới trong khi thị phần nằm trong tay các doanh nghiệp lớn; kỹ thuật sản xuất không cải thiện, mẫu mã hàng hóa khơng đa dạng dẫn đến khó tiêu thụ, sản phẩm của các doanh nghiệp địa phương đang bị cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp có thương hiệu trên thị trường.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ mơi trường vĩ mô cũng đang làm cho các doanh nghiệp tại Trà Vinh gặp khó khăn. Đầu tư cơng cắt giảm, bất động sản đóng băng, lãi suất vay cao, tín dụng thu hẹp đã làm cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp xây dựng điêu đứng. Giá vật tư biến động trong khi hợp đồng không điều chỉnh được giá, chủ đầu tư chậm thanh tốn vì thiếu hụt vốn. Khó khăn dây chuyền khiến nhiều doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu tun bố phá sản. Riêng các doanh nghiệp trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tuy chiếm số lượng ít, nhưng mức độ biến động không nhiều so với các lĩnh vực ngành nghề khác.

3.2.2.7. Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp

Theo kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý IV/2016 cho thấy: Có 35% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý IV năm 2016 khả quan hơn quý trước; 45% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 20% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn. Dự kiến quý I năm 2017 so với quý IV năm 2016, có 52,5% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 25% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 22,5% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.

3.3. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH TRÀ VINH

3.3.1. Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng trên địa bàn tỉnh

Có mặt sớm nhất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh là hệ thống ngân hàng Nhà nước và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân. Đến năm 2006, một số ngân hàng thương mại cổ phần mới bắt đầu mở chi nhánh tại Trà Vinh. Tính đến cuối năm 2016, số lượng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh là 15 ngân hàng, 15 quỹ tín dụng cơ sở. So với các tỉnh thành phố khác, thì số lượng ngân hàng trên địa bàn cịn khá ít ỏi. về mạng lưới hoạt động của các ngân hàng tại tỉnh Trà Vinh, ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn với 22 điểm giao dịch, chiếm số lượng đông đảo nhất về mạng lưới hoạt động. Kế đến là hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trãi khắp các huyện, xã, đạt 15 điểm giao dịch. Đa số các tổ chức tín dụng cịn lại chỉ có một vài phịng giao dịch.

Sự hạn chế về điểm giao dịch của một số ngân hàng có thể lý giải như sau: do Trà Vinh là một tỉnh nhỏ, khoảng cách địa lý giữa các huyện đến trung tâm thành phố khơng xa, kinh tế ở các huyện cịn chưa phát triển, nên việc mở thêm các phòng giao dịch vẫn chưa hấp dẫn đối với các ngân hàng. Mặt khác, từ năm 2012 ngân hàng Nhà nước bắt đầu siết chặt các điều kiện để các ngân hàng được phép thành lập chi nhánh, phịng giao dịch mới. Chính vì thế, trong năm 2016 chỉ có một vài phịng giao dịch của ngân hàng khai trương hoạt động.

Hình 3.1: Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch cuối năm 2016.

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Trà Vinh năm 2016)

3.3.2. Tình hình huy động cho vay của Ngân Hàng

Tổng nguồn vốn hoạt động của các TCTD trên địa bàn đạt 21.970 tỷ đồng, tăng 1,1% so với quý trước và tăng 7,17% so với cuối năm 2015; trong đó, nguồn vốn huy động tại chỗ đạt 15.145 tỷ đồng, chiếm 68,94%/tổng nguồn vốn, tăng 4,79% so với quý trước và tăng 20,58% so với cuối năm 2015. Nhìn chung, hoạt động ngân hàng trên địa bàn trong năm 2016 ổn định. Mặt bằng lãi suất được duy trì ổn định, một số Ngân hàng thương mại có vốn cổ phần nhà nước thực hiện giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN. Thanh khoản của các Tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục dồi dào, vốn huy động tiếp tục tăng trưởng ổn định, tạo điều kiện cho các TCTD cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Dịng vốn tín dụng tiếp tục được phân bổ hợp lý, hướng tới các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế và xã hội. Tín dụng đầu tư cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ tín dụng.

Chi nhánh NHNN tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng trên địa bàn, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các chi nhánh TCTD để đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống. Theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến nợ xấu của các TCTD có biện pháp chỉ đạo, xử lý kịp thời. Qua đó, tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn năm 2016 tiếp tục được duy trì ở mức dưới 3% theo mục tiêu đề ra của NHNN Việt Nam. Thị trường vàng, ngoại hối tiếp tục diễn biến tích cực, ổn định, theo đúng định hướng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Các hoạt động khác của Chi nhánh NHNN như cơng tác thanh tốn, tiền tệ - kho quỹ… được tổ chức thực hiện tốt, đảm bảo hoạt động ngân hàng trên địa bàn an tồn, hiệu quả. Cơng tác truyền thông được tổ chức thực hiện tốt, tăng cường phối hợp với Văn phịng Đồn ĐBQH tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ tỉnh, Báo đài địa phương… Qua đó, tạo sự đồng thuận trong thực hiện chính sách tiền tệ, phát huy hiệu quả tính định hướng, dẫn dắt thị trường.

3.4. TÌNH HÌNH TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

3.4.1. Những thuận lợi và khó khăn trong cho vay DNNVV của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hàng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

3.4.1.1. Những thuận lợi trong cho vay DNNVV

DNNVV là một trong những đối tượng ln được Nhà nước dành nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ, là một trong năm đối tượng được Ngân hàng Nhà nước quy định hưởng mức lãi suất cho vay tối đa khi vay vốn ngân hàng. Khi DNNVV có nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, sẽ nhận được khoản cho vay ngắn hạn với lãi suất cho vay tối đa mà ngân hàng Nhà nước quy định từng thời kỳ, các ngân hàng không được áp dụng mức lãi suất thỏa thuận cao hơn mức lãi suất quy định này.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn vay ngân hàng tốt hơn, có cơ hội tham gia các dự án đầu tư. Ngân hàng Nhà nước đã chỉ định Ngân hàng

Phát triển Việt Nam đứng ra bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Theo đó, DNNVV phải có dự án đầu tư khả thi, đối ứng 15% vốn chủ sở hữu đầu tư vào dự án, ngân hàng Phát triển Việt Nam đứng ra bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ khoản vay của doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại nhưng không vượt quá 85% tổng mức đầu tư của dự án, khơng bao gồm vốn lưu động.

Một chính sách vĩ mơ khác mà Nhà nước áp dụng để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất của các DNNVV là gói kích cầu kinh tế mà Chính phủ áp dụng nhằm ngăn chặn suy thoái và tăng trưởng kinh tế. Từ giải pháp này, các doanh nghiệp đã hồi phục từ chổ thua lỗ chuyển sang có lời và tăng trưởng doanh thu. Các chính sách miễn, giảm thuế, kết hợp với hỗ trợ lãi suất và bảo lãnh tín dụng đã giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí, tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng với lãi suất thấp, từ đó giảm bớt chi phí kinh doanh.

Với các cơ chế hỗ trợ đã được Nhà nước vạch ra, nhiều ngân hàng đã nhanh chóng có những chính sách cho vay DNNVV theo chủ trương chung của Chính phủ. Khi chủ trương chung của các ngân hàng đã có, các chi nhánh tại địa phương sẽ triển khai đến khách hàng mà khơng có vướng mắc hoặc khó khăn trong việc cho vay. Như từ tháng 5/2015, ngân hàng TMCP Công thương dành 5.000 tỷ đồng cho vay DNNVV với lãi suất ưu đãi giảm đến 3% so với lãi suất cho vay thông thường, nhằm hỗ trợ DNNVV nguồn vốn ngắn hạn để bổ sung vốn sản xuất kinh doanh. Các ngân hàng thương mại cổ phần khác cũng đưa ra hàng loạt các chương trình cho vay dành cho khách hàng doanh nghiệp với mức lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh chóng với nhiều hình thức cho vay linh hoạt phù hợp nhu cầu của khách hàng.

3.4.1.2. Những khó khăn trong cho vay DNNVV

Mặc dù cơ chế chính sách đã có, các ngân hàng cũng sẵn lòng hỗ trợ cho vay DNNVV theo chủ trương chung của Nhà nước, một mặt thực thi chính sách của Nhà nước về hỗ trợ DNNVV, một mặt các ngân hàng cũng tăng trưởng tín dụng, tăng thu nhập từ hoạt động cho vay. Tuy nhiên, phía các ngân hàng cũng có một số khó khăn, tồn tại làm hạn chế quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các DNNVV.

* Nợ xấu của Ngân Hàng

Có nhiều nguyên nhân khiến nợ xấu của các ngân hàng ngày càng tăng và khó xử lý. Nguyên nhân thứ nhất có thể nói là do chính bản thân các ngân hàng trong quá trình đẩy nhanh mạng lưới hoạt động, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đã khơng tuân thủ các quy định, quy chế cho vay. Sự suy thoái về đạo đức của cán bộ ngân hàng và các hoạt động đầu tư không lành mạnh đã khiến khoản tiền cho vay không thu hồi đúng thời hạn. Nguyên nhân thứ hai là do điều kiện khách quan của nền kinh tế khiến người đi vay để đầu tư kinh doanh gặp nhiều bất trắc, khơng có khả năng hồn vốn cho ngân hàng.

Hệ lụy của tỷ lệ nợ xấu cao khiến ngân hàng thiếu hụt thanh khoản do không thu hồi được vốn, bị liệt vào danh sách các ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng thấp. Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nhà nước, năm 2013, ngân hàng TMCP Ngoại thương có tỷ lệ nợ xấu là 2,8%, ngân hàng Đầu tư Phát triển có tỷ lệ nợ xấu là 2,78%, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 6,54%. Đây là các ngân hàng lớn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Với tỷ lệ nợ xấu cao như vây, các ngân hàng càng thắt chặt hơn với những khách hàng vay có độ rủi ro cao, trong đó có DNNVV.

* Quy định giới hạn tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn

Theo quy định hiện hành, ngân hàng chỉ được phép sử dụng 30% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Sự thiếu hụt thanh khoản và cuộc đua lãi suất trong thời gian qua của các ngân hàng khiến cơ cấu huy động vốn nghiên hẳn về các kỳ hạn ngắn. Điều này đồng nghĩa với hạn mức cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng giảm xuống. Trong khi nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp một phần bổ sung vốn kinh doanh, một phần đáp ứng nhu cầu tài chính dài hạn để tham gia các dự án đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị cơng nghệ, nhà xưởng, xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh mới. Sự thiếu hụt vốn để cho vay trung dài hạn khiến các ngân hàng không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp khi cần nguồn hỗ trợ tài chính trong thời gian dài.

* Giới hạn về mức tăng trưởng của tín dụng Ngân Hàng

Bắt đầu từ năm 2012, ngân hàng Nhà nước quy định hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các nhóm ngân hàng tùy thuộc vào hiệu quả kinh doanh và khả năng

quản trị rủi ro của từng ngân hàng. Ví dụ: các ngân hàng được chia làm 4 nhóm với hạn mức tăng trưởng tín dụng lần lượt là 17%, 15%, 13% và 8%, các ngân hàng chỉ được phép tăng trưởng tín dụng trong mức cho phép mà ngân hàng Nhà nước đã quy định. Hạn mức này, bắt buộc ngân hàng phải lựa chọn khách hàng để cho vay, khi đã sử dụng hết hạn mức, ngân hàng không thể giải ngân thêm để phục vụ nhu cầu khách hàng. Từ đó, cũng gây ra một số trở ngại cho ngân hàng khi quyết định cho vay các DNNVV.

* Quy định về việc sử dụng các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt khi giải ngân số tiền trên 100 triệu đồng và thanh toán trực tiếp cho bên thụ hưởng

Các DNNVV tại Trà Vinh vẫn cịn thói quen thanh toán chủ yếu bằng tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)