CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ LỰA CHỌN DỮ LIỆU
3.1: Thiết Kế Nghiên Cứu
Các nghiên cứu trước đây của Rock (1986) hay Beveniste và Spint (1989) đã xem xét đến việc TSSL đầu tiên của đợt IPO đến từ việc cố ý định giá thấp như là đền bù cho việc thơng tin bất cân xứng của nhà đầu tư. Nghiên cứu của Hanley (1993) đã cĩ những bằng chứng thực nghiệm để ủng hộ quan điểm này của Beveniste và Spint (1989) bằng cách chứng minh rằng cĩ sự liên quan giữa việc điều chỉnh tăng giá chào bán với việc tăng tỷ lệ định giá thấp.
Ngược lại, lại cĩ một số quan điểm cho rằng giá chào bán trong các đợt IPO lại liên quan đến cảm tính của nhà đầu tư. Nghiên cứu của Miller (1977) cho rằng sự chia rẽ trong ý kiến của nhà đầu tư dẫn đến việc các nhà đầu tư lạc quan đã kéo giá IPO cao hơn giá trị thực tại của cơng ty. Cĩ rất nhiều bằng chứng thực nghiệm ủng hộ quan điểm này. Theo nghiên cứu của Purnanandam và Swaminathan (2004) sử dụng phương pháp bù giá trị từ các cơng ty tương tự đã chứng minh rằng giá chào bán IPO là cao hơn giá trị thực tại của cơng ty. Nghiên cứu của Ritter (1991) và Ritter và Welch (2002) đã đưa ra bằng chứng về các cơng ty IPO cĩ TSSL trong dài hạn thấp hơn khi so sánh với TSSL của thị trường và các cơng ty tương tự. Kết quả này cũng ủng hộ nghiên cứu trên rằng việc các nhà đầu tư lạc quan kéo giá cổ phiếu IPO lên cao so với giá trị thực tại đã làm TSSL từ cổ phiếu của các cơng ty này cĩ khuynh hướng đảo chiều để quay về giá trị thực tại của nĩ. Gần đây cũng cĩ nhiều bằng chứng thực nghiệm cho rằng việc TSSL kém trong dài hạn thường đến từ các cơng ty thu hút nhiều nhà đầu tư cá nhân khi IPO. Nghiên cứu của Cornerlli và các cơng sự (2006) đã tìm ra các bằng chứng ủng hộ quan điểm này từ nghiên cứu thực nghiệm tại Châu Âu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tham gia của các nhà đầu tư cá nhân đã dẫn đến TSSL bất thường vào ngày đầu tiên giao dịch và sau đĩ là TSSL dài hạn giảm.
Dựa trên các bằng chứng thực nghiệm ủng hộ cả hai lý thuyết trên, rất cĩ thể TSSL ban đầu của các đợt IPO đều cĩ cả hiện tượng định giá thấp khi chào bán và hiện tượng định giá cao trong ngày đầu tiên giao dịch cổ phiếu IPO. Nghiên cứu của Yan Gao (2010) đã ủng hộ quan điểm này và cho rằng trong các đợt IPO tại Trung Quốc, xuất hiện cả hai yếu tố định giá thấp và định giá cao trong TSSL ban đầu của đợt IPO. Nghiên cứu cịn chỉ ra rằng, TSSL ban đầu cao bất thường và việc tham gia của nhiều nhà đầu tư cá nhân đã làm cho việc giá thị trường bị thổi phồng lên. Để phân tách rõ ràng các nguyên nhân tác động đến việc định giá thấp và định giá cao trong TSSL ban đầu của đợt IPO. Tác giả thiết kế nghiên cứu này theo phương pháp nghiên cứu của Yan Gao (2010) là tách riêng các yếu tốt định giá thấp và định giá cao thành 2 nhân tố riêng biệt và thực hiện chạy mơ hình hồi quy để tìm ra kết quả thực nghiệm.
Đầu tiên, tác giả xác định giá trị thực tại của cơng ty IPO. Dựa theo phương pháp của Purnanandam và Swaminathan (2004) là sử dụng phương pháp bù giá trị từ các cơng ty tương tự để phản ánh giá trị thực tại của cơng ty IPO. Purnanandam và Swaminathan (2004) đã sử dụng giá trị đánh giá trung bình (ở đây là chỉ số P/E) của cơng ty tương tự về ngành, quy mơ và lợi nhuận biên tại TTCK Mỹ. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam cĩ quy mơ nhỏ hơn và số lượng quan sát thực hiện trong nghiên cứu này cũng nhỏ hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Purnanandam và Swaminathan (2004) nên tác giả chỉ thực hiện lựa chọn các cơng ty về ngành và quy mơ.
Sau khi xác định được giá trị thực tại của cơng ty IPO, tác giả xác định rằng: sự khác nhau giữa giá IPO và giá trị thực thể hiện cho sự định dưới giá và; sự khác nhau giữa giá thị trường trong ngày giao dịch đầu tiên thể hiện sự định trên giá. Sau đĩ, tác giả sẽ chạy hồi quy để tìm ra bằng chứng thực nghiệm về tác động của các yếu tố của lý thuyết hợp lý và lý thuyết về hành vi. Phương pháp này được thực hiện tương tự theo nghiên cứu của Yan Gao (2010).
Yan Gao (2010) cũng chỉ ra rằng, việc thực hiện phân tách giữa định dưới giá và định trên giá tại các TTCK phát triển là rất khĩ vì TSSL ban đầu của các đợt IPO rất nhỏ,
nhưng tại thị trường Trung Quốc thì lại rất phù hợp vì độ lớn trong TSSL đầu tiên của các cơng ty IPO là rất rộng. Tại TTCK Việt Nam cũng cĩ đặc điểm tương tự, theo nghiên cứu của Thân Thị Thu Thủy và các cộng sự (2014) trong khoảng thời gian từ 2003 – 2012 với các cơng ty IPO đã niêm yết trên HOSE, TSSL đầu tiên cao nhất lên đến 754,38% và thấp nhất là – 223,38%. Cĩ sự phân tán rất lớn trong TSSL đầu tiên của các cơng ty trên TTCK Việt Nam. Điều này ủng hộ cho việc phân tách nghiên cứu giữa việc định dưới giá và định trên giá tại TTCK Việt Nam của tác giả.
Một đặc điểm nữa ở TTCK Việt Nam là số lượng các nhà đầu tư tổ chức khơng nhiều (chỉ cĩ 31 cơng ty, trong đĩ 5 cơng ty đang giải thể), chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân. Đây cũng là một điều kiện lý tưởng để tìm các bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng hành vi của nhà đầu tư cá nhân trong TSSL ban đầu của đợt IPO.