Phương pháp đo lường giá trị thực cơng ty IPO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi ban đầu của IPO – bằng chứng thực nghiệm tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ LỰA CHỌN DỮ LIỆU

3.3.1: Phương pháp đo lường giá trị thực cơng ty IPO

Theo thiết kế nghiên cứu, việc đầu tiên tác giả sẽ tìm giá trị thực của cơng ty IPO để xác định cơng ty IPO cĩ bị định dưới giá khơng và cĩ hiện tượng định trên giá trong ngày giao dịch đầu tiên hay khơng.

Các nghiên cứu trước đây như của Kim và Ritter (1999) cho rằng các số liệu trùng khớp về mặt kế tốn là vừa vặn nhất để đo lường để giải thích giá của các cơng ty IPO. Trái với quan điểm này, nghiên cứu của Ritter và Welch (2002) cho rằng phương pháp định giá theo thơng tin kế tốn của các cơng ty niêm yết là khơng đáng tin cậy vì các cơng ty IPO đa phần được đánh giá dựa trên khả năng tăng trưởng chứ khơng phải vì lịch sử tài chính của các cơng ty đĩ nên khơng thể dùng phương pháp này để xác định giá trị thực của cơng ty IPO. Tuy nhiên, nghiên cứu của Purnanandam và Swaminathan (2004) trên 2000 đợt IPO từ 1980 đến 1997 đã xác định giá trị thực của cơng ty IPO bằng cách bù giá trị từ các cơng ty tương tự và đã tìm ra 50% cơng ty IPO bị định giá cao trong giá chào bán và các cơng ty đĩ cịn bị định giá cao hơn trong ngày giao dịch đầu tiên nhưng lại cĩ TSSL kém trong dài hạn.

Nghiên cứu của Yan Gao (2010) cho rằng, tại TTCK Trung Quốc hồn tồn cĩ thể áp dụng phương pháp định giá trị thực theo Purnanandam và Swaminathan (2004) vì: TTCK Mỹ cĩ lịch sử lâu đời và những cơng ty niêm yết đa phần là các cơng ty lớn, đang ở giai đoạn trưởng thành của vịng đời, trong khi các cơng ty IPO thì lại là những cơng ty nhỏ với khả năng tăng trưởng cao. Cịn tại TTCK Trung Quốc, lịch sử ngắn, hầu hết các cơng ty IPO khơng phải vì theo quy luật của thị trường mà vì Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các cơng ty sở hữu nhà nước niêm yết lên TTCK, và các đợt IPO này đã cĩ kế hoạch cụ thể. Do đĩ, nên sự khác biệt giữa những cơng ty đang niêm yết và các cơng ty IPO là khơng đáng kể.

Tại TTCK Việt Nam, Chính phủ đã ban hành nghị định số 109/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành cơng ty cổ phần sau đĩ được thay bằng Nghị định số 59/2011/NĐ-CP. Trong đĩ, quy định chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước khơng cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp cĩ nhiều chủ sở hữu. Đặc điểm này tại Việt Nam khá giống thực trạng tại TTCK Trung Quốc tại nghiên cứu của Yan Gao (2010). Do đĩ, trong bài nghiên cứu này, tác giả dùng phươn pháp bù giá trị từ các cơng ty tương tự để định giá trị ban đầu của các cơng ty IPO.

Nghiên cứu của Purnanandam và Swaminathan (2004) chia các cơng ty trùng khớp thành 48 ngành dựa trên nhĩm ngành cĩ mã 4 số theo Tiêu chuẩn phân loại ngành (SIC) của TTCK Mỹ, sau đĩ tìm các cơng ty trùng khớp về quy mơ và lợi nhuận biên. Tại TTCK Trung Quốc, Yan Gao (2010) phân chia các cơng ty đến nhĩm ngành cấp 3 bao gồm 60 nhĩm và dùng P/E ngành trước ngày niêm yết 1 tháng để đo lường cho cơng ty IPO. Lý do Yan Gao (2009) chọn P/E ngành trước ngày niêm yết 1 tháng là do tại TTCK Trung Quốc, cĩ độ trễ khoảng 2 tuần từ lúc xác định giá chào bán đến lúc niêm yết.

Quy mơ tại TTCK Việt Nam nhỏ hơn TTCK Trung Quốc và càng nhỏ hơn nhiều so với TTCK Mỹ, hệ thống phân ngành chưa rõ ràng, khơng cĩ nhiều dữ liệu để thu thập. Do đĩ, trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ tiến hành nhĩm các cơng ty vào các ngành lớn (thơng tin về các ngành được tham khảo từ cafef.vn, vietstock.vn, cophieu68.vn) sau đĩ, tác giả sẽ tiến hành tìm các cơng ty trùng khớp để thu thập dữ liệu. Dữ liệu được thu thập sẽ là hệ số P/E của cơng ty trùng khớp tại năm thực hiện đấu giá chào bán cổ phần lần đầu ra cơng chúng, khơng tính đến các đợt đấu giá lại. Lý do tác giả lựa chọn dữ liệu tại năm thực hiện đấu giá là vì tại TTCK Việt Nam, doanh nghiệp sau khi đấu giá thành cơng sẽ cĩ độ trễ khá lớn khi niêm yết. Theo nghiên cứu của Thân Thị Thu Thủy và cộng sự, đối với các doanh nghiệp IPO tại HOSE từ năm 2003 đến 2012, độ trễ niêm yết của các doanh nghiệp dao động từ 190 ngày đến 1.514 ngày.

Sau khi cĩ dữ liệu về P/E của cơng ty trùng khớp, tác giả tiến hành tính giá trị thực của cơng ty IPO:

Bằng cách tính giá trị thực dựa trên tỷ số P/E ta cĩ cơng thức sau:

𝑷𝑨 = 𝑷/𝑬𝒎 × 𝑬𝑷𝑺𝑨

Trong đĩ:

PA: là giá trị thực của cơng ty IPO

P/Em: là chỉ số P/E của cơng ty tương đương (ngành, độ lớn) EPS: là thu nhập trên mỗi cổ phần của cơng ty IPO

Sau khi tìm ra được giá trị thực tại của cơng ty IPO, tác giả tiếp tục xác định hiện tượng định dưới giá trong giá chào bán và định giá cao trong ngày giao dịch đầu tiên. Chênh lệch giữa giá trị thực và giá chào bán thể hiện sự định dưới giá cổ phiếu và chênh lệch giữa giá thị trường trong ngày đầu tiên và giá trị thực thể hiện sự định giá cao.

Nghiên cứu của Beatty và Ritter (1986) dựa trên nghiên cứu về mơ hình thơng tin bất cân xứng của Rock (1986) cho rằng việc định dưới giá đang gia tăng một cách khơng ổn định về phần giá trị. Cĩ rất nhiều biến cĩ thể giải thích cho hiện tượng này và một trong số những biến số đĩ cĩ thể là cảm tính của nhà đầu tư.

Theo đĩ, nghiên cứu của Yan Gao (2009) đã chia các biến độc lập theo 2 nhĩm như sau trong mơ hình của mình:

Đối với nhĩm biến dựa trên lý thuyết, bao gồm các biến sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi ban đầu của IPO – bằng chứng thực nghiệm tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)