CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ LỰA CHỌN DỮ LIỆU
3.3.6: Xung lượng của thị trường
Cĩ rất nhiều nghiên cứu về tác động của biến này, nghiên cứu của Loughran và Ritter (2002) cho rằng lợi nhuận thị trường trước khi cơng ty tiến hành IPO cĩ ảnh hưởng thuận chiều với TSSL ban đầu của đợt IPO đĩ. Tuy nhiên, cơ sở hợp lý của sự tác động này vẫn chưa rõ ràng. Các học thuyết cổ điển cho rằng yếu tố xung lượng thị trường khơng ảnh hưởng đến việc định dưới giá IPO. Nhà phát hành sẽ điều chỉnh giá chào bán để tránh tác động của các thơng tin đại chúng bên ngồi. Do đĩ, đã cĩ nhiều quan điểm đối lập xung quanh yếu tố hành vi này. Loughran và Ritter (2002) đã sử dụng lý thuyết triển vọng giải thích rằng các nhà phát hành chỉ điều chỉnh giá chào bán dựa trên những thơng tin đại chúng về xung lượng thị trường, và các đợt IPO thì lại ở trong thị trường cĩ xung lượng cao hơn, và khả năng bị định giá thấp cũng cao hơn. Miller (1977) cho rằng, giá chứng khốn bị đẩy lên quá cao so với giá trị thực của nĩ là do các nhà đầu tư quá lạc quan. Xung lượng thị trường là đại diện cho cảm tính của nhà đầu tư và cĩ thể gây ra hiện tượng định trên giá sau khi niêm yết.
Nghiên cứu của Yan Gao (2010) đã chỉ ra rằng TTCK Trung Quốc khơng giống TTCK Mỹ rằng giá chào bán được cơng bố 1 ngày trước khi niêm yết, cịn ở Trung Quốc lại cĩ một độ trễ nhất định giữa ngày cơng bố giá chào bán và giá đăng nhập. Do đĩ việc tính xung lượng thị trường cũng được phân thành hai ngày riêng biệt. Dựa theo phương pháp của Yan Gao (2010), trong nghiên cứu này, tác giả cũng phân chia xung lượng thị
trường thành 2 thời điểm để đo lường riêng biệt sự định giá thấp và định giá cao như thiết kế nghiên cứu đã nêu ở trên:
Xung lượng trước niêm yết (Pre Market Momentum) : được xác định là lợi nhuận
thị trường tại thời điểm 1 tháng trước ngày đấu giá.
Xung lượng thị trường (Market Momentum: là lợi nhuận thị trường tại thời điểm
1 tháng trước ngày niêm yết.