Chương 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3 Nghiên cứu định lượng
3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng việc tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi (phụ lục) sau khi đã được chỉnh sửa ở giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, đối tượng khảo sát là các nhà thuốc hiện đang hoạt động tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh.
Tổng hợp từ kết quả của các nhà nghiên cứu và ý kiến chuyên gia thì cỡ mẫu sẽ phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, các tham số cần ước lượng và quy luật phân phối của tập các lựa chọn của người được khảo sát. Chẳng hạn như:
Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, theo Tabachnick và Fidell (1991), kích thước mẫu phải đảm bảo theo cơng thức:
n ≥ 8m + 50
Trong đó: n là kích thước mẫu nghiên cứu
m là số biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu
Mặt khác, theo Harris RJ. Aprimer (1985), kích thước mẫu được xác định theo công thức
n ≥ 104 + m
Trong đó: n là kích thước mẫu nghiên cứu
m là số lượng biến độc lập và phụ thuộc
Để sử dụng phương pháp phân tích nhân tố (EFA), Hair & ctg (1998) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ số quan sát trên một biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát.
Khi sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính, theo Hair & ctg (1998), nếu phương pháp ước lượng là ML thì kích thước mẫu tối thiểu là 100 – 150; theo Hoelter (1983) thì kích thước mẫu tối thiểu phải là
200. Bên cạnh đó, Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng. Theo Trần Thị Kim Dung và Nguyễn Thị Mai Trang (2007, tr. 30), kinh nghiệm từ các nghiên cứu sử dụng mơ hình phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) kích thước mẫu nghiên cứu thường từ 300 – 500.
Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính, mơ hình nghiên cứu có 33 biến đo lường. Vì thế, nếu theo nguyên tắc 5 mẫu/biến thì cỡ mẫu tối thiểu là 165. Tuy nhiên, để đạt được độ tin cậy cao hơn đối với kết quả khảo sát và áp dụng theo kinh nghiệm nghiên cứu về phân tích cấu trúc tuyến tính của các nhà nghiên cứu được liệt kê ở trên, tác giả quyết định chọn cỡ mẫu là 200. Mặc khác, để đạt được cỡ mẫu đã xác định sau khi loại bỏ các bảng khảo sát thiếu chất lượng, tác giả sử dụng 250 bảng câu hỏi để thực hiện khảo sát.
3.3.2 Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát trực tiếp các nhà thuốc tại Tp. Hồ Chí Minh bằng bảng câu hỏi. Các phiếu khảo sát có số lượng các câu trả lời bỏ trống trên 5 câu sẽ bị loại. Các phiếu khảo sát có số lượng câu trả lời bỏ trống dưới hoặc bằng 5 câu sẽ được giữ lại, các câu trả lời bỏ trống sẽ được gán giá trị là 3 (thang đo likert 5 điểm).
Bảng 3.9 Cơ cấu mẫu khảo sát của nghiên cứu chính thức
Phân loại Mẫu Tỷ lệ % Lũy kế (%)
Giới tính Nam 62 30.1 30.1 Nữ 144 69.9 100 Độ tuổi Dưới 30 tuổi 44 21.4 21.4 Từ 30 đến 40 tuổi 93 45.1 66.5 Trên 40 tuổi 69 33.5 100 Kinh nghiệm bán thuốc Dưới 5 năm 87 42.2 42.2 Từ 5 năm trở lên 119 57.8 100
Doanh thu của nhà thuốc Dưới 50 triệu/tháng 32 15.5 15.5 Từ 50 – 100 triệu/tháng 65 31.6 47.1 Trên 100 triệu/tháng 109 52.9 100 Tổng số 206 100% 3.4 Tóm tắt chương
Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước : định tính và định lượng. Tham khảo ý kiến chuyên gia và thảo luận nhóm được sử dụng cho bước nghiên cứu định tính, kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi được dùng cho bước nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu là 200 mẫu.
Các thang đo được kiểm định sơ bộ bằng phương pháp độ tin cậy cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá cho từng khái niệm nghiên cứu. Chương này cũng mô tả thơng tin về mẫu của nghiên cứu chính thức. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích thơng tin và kết quả nghiên cứu.