Nhân tố vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 36 - 40)

Chương 1 Giới thiệu đề tài nghiên cứu

3.2. Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các

3.2.2. Nhân tố vĩ mô

3.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP

Biểu đồ 3.9. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản để đánh giá thành tựu phát triển của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Giai đoạn 2002 – 2007, Việt Nam luôn được coi một trong những điểm sáng trong bản đồ kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7.8%. Với việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới gần 8.5%. Nhưng từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008, và suy thối kinh tế tồn cầu cùng với sự mất cân đối trong nhiều năm của nội tại nền kinh tế, Việt Nam luôn tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong

5.66 5.40 6.42 6.24 5.25 5.42 5.98 6.68 6.21 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 GDP Tỷ lệ (%) Năm

Biểu đồ 3.7 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, GDP từ 5.66% năm 2008 giảm còn 5.4% năm 2009. Với chính sách kích cầu của chính phủ năm 2009, GDP ở tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm 2009, GDP năm 2010 đạt 6.42%. Nhưng trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ cơng ở Châu Âu, điều kiện tình hình sản xuất trong nước rất khó khăn, tăng trưởng tín dụng thấp và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, GDP năm 2011 chững lại còn 6.24% và tiếp tục giảm sâu xuống 5.25% năm 2012. Đến năm 2013, GDP tuy không đạt mục tiêu nhưng vẫn đạt 5.42%, cao hơn so với năm 2012, sau đó tiếp tục tăng trưởng lên 5.98% năm 2014. Đến năm 2015, Chính phủ thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ; điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và phối hợp tốt hơn với chính sách tài khóa cơ bản bảo đảm được các cân đối lớn của nền kinh tế, GDP năm 2015 đạt 6.68% – cao hơn mục tiêu đề ra và là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2008. Tuy nhiên đến năm 2016, GDP giảm xuống còn 6.21%, nguyên nhân chính là do kinh tế nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu cùng với nhiều sự cố môi trường biển đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, một cách tổng quát, kinh tế Việt Nam đã có nhiều cải thiện đáng kể và đang đạt được nhiều kết quả khả quan.

3.2.2.2. Tỷ lệ lạm phát

Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ lạm phát Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016

Nguồn: Tổng cục thống kê

Biểu đồ 3.8 thể hiện lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016. Giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tăng vọt các tháng đầu năm 2008, Chính phủ đã thực hiện chiến lược kiềm chế lạm phát với 8 giải pháp. Lạm phát đạt đỉnh điểm 2 con số vào năm 2008 (23.12%). Nhờ những biện pháp kịp thời và linh hoạt của Chính phủ, năm 2009, lạm phát đã được kiềm chế và giảm về mức 7.05%, tuy vậy giá cả vẫn ở mức cao và vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Đến năm 2010, lạm phát tăng lên 8.86% và đạt 2 con số vào năm 2011 (18.68%) khi giá thực phẩm, lương thực tăng mạnh, thanh khoản của tổ chức tín dụng thiếu hụt nghiêm trọng, lãi suất liên ngân hàng tăng cao. Đến năm 2012, Việt Nam đã hoàn thành tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm thấp hơn mức chỉ tiêu kế hoạch 7% mà Quốc hội đề ra, đưa lạm phát về mức 1 con số (9.09%) và liên tục giảm còn 6.59% năm 2013, 4.09% năm 2014. Đến năm 2015, lạm phát giảm kỷ lục còn 0.88% – mức thấp nhất trong 15 năm và thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5% đặt ra. Nguyên nhân chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu giảm mạnh. Tuy nhiên, đến năm 2016, 2 loại giá này bắt đầu tăng trở lại, cùng với việc Nhà nước điều chỉnh tăng mạnh giá dịch vụ y tế, giáo dục, lạm phát tăng lên mức 4.74%. 23.12 7.05 8.86 18.68 9.09 6.59 4.09 0.88 4.74 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Lạm phát Năm Tỷ lệ (%)

Nhìn chung, từ năm 2011 đến 2016, Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiềm chế lạm phát nhờ vào việc phối hợp tốt chính sách tiền tệ linh hoạt và chính sách tài khóa. Tuy nhiên, các biến động kinh tế khó lường vẫn đặt ra nhiều nguy cơ cho điều hành kinh tế vĩ mô.

Kết luận chương 3

Chương 3 của luận văn trình bày thực trạng hoạt động kinh doanh của 31 NHTMCP VN giai đoạn 2008 – 2016, bao gồm tình hình tăng trưởng tổng tài sản, vốn chủ sở hữu cùng một số chỉ số như tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ DPRR tín dụng, khả năng thanh khoản, hiệu quả quản lý và 2 nhân tố vĩ mô là GDP và tỷ lệ lạm phát. Chương 3 cũng đưa ra những điểm đạt được và những hạn chế còn tồn tại ở hệ thống ngân hàng Việt Nam. Chương 4 sẽ tiến hành kiểm định tác động của các nhân tố nêu trên đến hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP giai đoạn 2008 – 2016 thông qua 2 chỉ số ROA và ROE.

Chương 4. Kiểm định các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)