Chương 1 Giới thiệu đề tài nghiên cứu
5.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP VN.
5.1.1. Giải pháp về các nhân tố nội tại ngân hàng
5.1.1.1. Nhóm giải pháp về quy mơ ngân hàng
Năng lực tài chính của NHTM khơng những thể hiện sức mạnh tài chính hiện tại của NHTM mà còn thể hiện sức mạnh tài chính tiềm năng, triển vọng và xu hướng phát triển trong tương lai của NHTM. Năng lực tài chính thể hiện qua quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Theo kết quả nghiên cứu, tổng tài sản có quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, nâng cao năng lực tài chính sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Trên cơ sở tăng vốn tự có, các NHTMCP có điều kiện thu hút vốn, phát triển nhân lực, đầu tư phát triển công nghệ, mở rộng mạng lưới, tăng cường cơ sở vật chất, tiếp thu kinh nghiệm quản trị điều hành theo chuẩn mực quốc tế và thông lệ của các Ngân hàng hiện đại trên thế giới. Ngoài ra, với tiềm lực tài chính lớn, ngân hàng cũng có điều kiện vượt qua những bất ổn của mơi trường kinh doanh.
Nhìn chung, năng lực tài chính của các NHTM cổ phần ở Việt Nam còn kém và khả năng huy động vốn cũng chưa cao. Do đó, để nâng cao năng lực tài chính, các ngân hàng nên thực hiện một số biện pháp như: cơ cấu lại vốn điều lệ, vốn tự có phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình hoạt động của ngân hàng, xử lý dứt điểm nợ xấu tồn đọng, nâng cao khả năng cạnh tranh và chống đỡ với rủi ro. Tiến hành sáp nhập, hợp nhất với các ngân hàng yếu kém để lành mạnh hóa hệ thống tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa các ngân hàng. Sử dụng nguồn vốn tự có và vốn huy động hiệu quả nhằm tránh tình trạng hiệu suất giảm theo quy mơ.
5.1.1.2. Nhóm giải pháp về tính thanh khoản
Kết quả kiểm định cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của 31 NHTMCP VN giai đoạn 2008 – 2016 tỷ lệ nghịch với tỷ lệ thanh khoản, đồng nghĩa với tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động tại các ngân hàng càng cao thì suất sinh lời càng giảm. Hiện nay, vấn đề đảm bảo thanh khoản dường như chưa được các ngân hàng quan tâm đúng mức trong khi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các nhà quản lý ngân hàng cần thực hiện. Các ngân hàng cần cân nhắc giữa vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản và tối đa hóa lợi nhuận.
Mỗi ngân hàng nên xây dựng kế hoạch cụ thể đối phó với tình huống thanh khoản bất thường. Trong đó, chú trọng cơng tác dự báo để nhận biết các dấu hiệu có nguy cơ xảy ra bất ổn thanh khoản, xây dựng quy trình cung cấp thơng tin đầy đủ kịp thời, quy trình hạn chế sự sụt giảm dòng tiền trong tình huống khủng hoảng bằng những hành động rõ ràng, quy trình xác định mức độ ưu tiên của các mối quan hệ khách hàng, kế hoạch đối phó với khách hàng, công chúng, phương tiện đại chúng, chú trọng quan hệ công chúng tốt để giúp ngân hàng tránh được tin đồn xấu dẫn đến việc rút tiền ồ ạt.
Tuân thủ các quy định của Nhà nước về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động, tránh chạy theo lợi nhuận mà bất chấp rủi ro.
Thực hiện cơ cấu hợp lý danh mục tài sản Nợ – Có. Cơ cấu nguồn vốn huy động và cho vay theo từng kỳ hạn. Sự không cân đối về kỳ hạn giữa vốn huy động và cho vay sẽ dẫn đến những khó khăn trong thanh khoản của ngân hàng. Hạn chế cho vay vào các lĩnh vực nhiều rủi ro như chứng khốn, bất động sản. Đa dạng hóa và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn với mức lãi suất cạnh tranh và khuyến mãi hấp dẫn, phù hợp với từng đối tượng khách hàng để thu hút nguồn vốn huy động, gia tăng nguồn thanh khoản cho ngân hàng.
Gia tăng liên kết giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, hỗ trợ kịp thời khi xảy ra khó khăn về thanh khoản.
5.1.1.3. Nhóm giải pháp về DPRR tín dụng
DPRR tín dụng có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc ổn định hoạt động của ngân hàng. Từ kết quả của mơ hình, DPRR tín dụng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng có quan hệ ngược chiều với nhau. DPRR lớn đồng nghĩa với việc nợ xấu ở các ngân hàng cao. Vì vậy, để kiểm soát được tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng ở mức hợp lý, đúng quy định mà vẫn đảm bảo an toàn của hệ thống, các ngân hàng cần tăng cường xử lý nợ xấu. Qua các năm, hệ thống ngân hàng đã xử lý được cơ bản nợ xấu ra khỏi báo cáo tài chính, thiết lập thể chế ban đầu để xử lý nợ xấu, tuy nhiên vẫn còn nhiều vướng mắc địi hỏi cần có giải pháp đột phá, quyết liệt, đồng bộ để xử lý dứt điểm nợ xấu.
Thiết lập quy trình tín dụng chặt chẽ, tách bạch giữa các khâu tiếp xúc khách hàng, thẩm định hồ sơ vay, thẩm định tài sản đảm, giải ngân bảo nhằm tăng tính độc lập trong công tác cho vay. Giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của khách hàng nhằm tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đich hoặc lừa đảo vốn vay ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ.
Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu, giám sát nợ xấu một cách có hiệu quả thơng qua hoạt động phân tích, phân loại nợ xấu theo định kỳ để đưa ra mức trích lập dự phòng đúng quy định. Duy trì thường xun việc kiểm tra, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân phát sinh nợ xấu, làm rõ trách nhiệm của cá nhân có liên quan nhất là ở những đơn vị, cá nhân phụ trách có tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, gắn trách nhiệm thu hồi nợ xấu, xử lý rủi ro với trách nhiệm của cá nhân trong hoạt động cho vay.
Đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng có phẩm chất, năng lực cơng tác và tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ tín dụng. Một người có đạo đức tốt, thái độ hành xử đúng mực sẽ rất cân nhắc trong việc giải quyết cho vay trên cơ sở đầy đủ những thủ tục theo quy định.
5.1.1.4. Nhóm giải pháp về năng lực quản trị điều hành
Bất kỳ ngân hàng nào khi hoạt động đều phát sinh chi phí, đối với nhà quản lý thì vấn đề kiểm sốt được các chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã bỏ ra. Kiểm sốt được chi phí sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động càng cao thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng thấp, vì thế, cần giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực sẵn có để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Điều này đòi hỏi các ngân hàng cần có một đội ngũ quản trị điều hành có năng lực, có chính sách quản trị phù hợp với từng thời kỳ phát triển của ngân hàng, đảm bảo an toàn trong hoạt động nhưng vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Các ngân hàng cần xây dựng định mức chi phí tiêu hao, hoạch định chi phí và xem xét lại thường xuyên để đảm bảo tính hợp lý của chúng, kiểm soát chặt chẽ để chi tiêu trong định mức. Nâng cao cơng tác dự báo, phân tích sự biến động của chi phí để biết nguyên nhân tăng, giảm chi phí mà tìm biện pháp tiết kiệm cho kỳ kinh doanh tiếp theo.
Thường xuyên rà soát lại các quy trình nghiệp vụ trong ngân hàng nhằm hợp lý hóa các nghiệp vụ phát sinh, tránh rườm rà, thiếu khoa học; không ngừng phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thơng tin, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán để đẩy nhanh q trình xử lý cơng việc.
Xem xét kỹ lưỡng khi đưa ra các chương trình khuyến mãi trong huy động vốn, cho vay, dịch vụ thanh toán…để đảm bào mục tiêu phát triển khách hàng, tăng doanh thu nhưng vẫn duy trì mức chi phí cho phép.
Tăng cường quản lý rủi ro để giảm được chi phí DPRR – một khoản mục chi phí khá lớn trong hoạt động kinh doanh.
Tập trung đánh giá hiệu quả hoạt động của mạng lưới giao dịch nhằm thu hẹp mạng lưới những điểm giao dịch không hiệu quả và mở rộng những điểm giao dịch có
hiệu suất cao, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ ở các điểm giao dịch thay cho việc phát triển về số lượng.
Lương và các khoản liên quan đến nhân viên là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí hoạt động tại các ngân hàng của Việt Nam, vì thế cần có chính sách lương thưởng, đãi ngộ hợp lý nhằm đảm bảo mục tiêu vừa tiết kiệm chi phí vừa mang lại sự hài lịng trong cơng việc, nâng cao hiệu suất làm việc của cán bộ nhân viên để đảm bảo nguồn nhân lực không bị dư thừa. Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý hiện có, xây dựng ý thức tiết kiệm chi phí cho mỗi nhân viên.
5.1.2. Các kiến nghị về các nhân tố vĩ mô
5.1.2.1. Kiềm chế lạm phát
Các bộ, ngành, cần chủ động và phối hợp chặt chẽ trong đánh giá tình hình giá cả, xây dựng các phương án điều hành giá, lãi suất và tỷ giá để chủ động kiểm soát lạm phát, theo dõi sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, xăng dầu, gas...) để có các giải pháp điều hành kịp thời và phù hợp; đồng thời chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào dịp lễ tết đầu năm và cuối năm để hạn chế tăng giá.
Tăng cường công tác quản lý giá cả phù hợp với cơ chế thị trường. Thực hiện quản lý nhà nước về giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ độc quyền phù hợp với cơ chế thị trường và nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế bằng các biện pháp giám sát thị trường, kiểm sốt chi phí, áp thuế.
Kiểm soát lãi suất ở mức hợp lý theo hướng chủ động, tích cực kiềm chế lạm phát, kiềm chế tăng trưởng tín dụng, nâng cao giá trị và mức hấp dẫn của VNĐ so với ngoại tệ
Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường. Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu
cầu hợp lý, bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng phát triển sản xuất kinh doanh thiết yếu của nền kinh tế và tăng dự trữ ngoại hối.
5.1.2.2. Thúc đẩy tăng trưởng GDP
Thúc đẩy phát triển từng ngành hàng, sản phẩm chủ lực, từng thị trường, từng đối tác xuất khẩu, rà soát, kiểm soát được việc nhập khẩu các hàng hóa mà trong nước sản xuất được. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, giảm thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ.
Thực hiện tái cơ cấu ngành cơng nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp; Phát triển cơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn… Triển khai các hoạt động quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; tăng cường thu hút đầu tư.
Khuyến khích đầu tư tư nhân vào phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư tư nhân, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của khu vực tư nhân để khai thác triệt để nguồn lực về thị trường, vốn, lao động bằng những ưu đãi về tài chính, đất đai.
Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, tăng cường phòng, chống thiên tai, bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.