Nghiên cứu định tính và kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố của môi trường đầu tư tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tư, nghiên cứu trường hợp huyện phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 25 - 28)

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2 Nghiên cứu định tính và kết quả

Nghiên cứu định tính để khám phá, tìm hiểu các yếu tố của mơi trường đầu tư có tác động đến sự hài lòng của các nhà đầu tư dẫn đến quyết định đầu tư vào Phú Quốc. Tác giả thực hiện phỏng vấn một số chuyên gia là lãnh đạo địa phương, nhà đầu tư52 thông qua một dàn bài phỏng vấn. Nội dung phỏng vấn được xây dựng trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu và phát

49 Nếu các biến có hệ số tương quan biến tổng < 0,3 thì được xem là biến rác và loại khỏi thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được, cịn từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường tốt (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tr.18-24).

50 Trị số KMO từ 0,5 đến 1 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tr.31).

51 Phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis) là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu. Có nhiều cách trích nhân tố, cách trích nhân tố sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp trích thành phần chính (principal components) với phép quay vng góc (varimax). Khi sử dụng EFA, 2 tiêu chí cần phải đạt u cầu, đó là phương sai trích và trọng số nhân tố. Phương sai trích nói lên các yếu tố trích được bao nhiêu phần trăm phương sai của các biến quan sát và trọng số nhân tố biểu thị mối quan hệ giữa biến quan sát với yếu tố. Yêu cầu phương sai trích phải đạt từ 50% trở lên và trọng số nhân tố từ 0.50 trở lên. (Hair và đ.t.g, 1998, trích trong Nguyễn Khánh Duy, 2007).

52 Tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 3 chuyên gia là lãnh đạo địa phương: ông Huỳnh Quang Hưng – Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, ơng Nguyễn Thanh Tùng – Phó trưởng ban Quản lý đầu tư phát triển đảo Phú Quốc, và ông Nguyễn Trọng Cường – Phó chi cục trưởng Chi cục thuế huyện Phú Quốc; bên cạnh đó đã trao đổi, phỏng vấn nhà quản lý, nhà đầu tư của 5 doanh nghiệp: Công ty CP Ê Đen tại Phú Quốc, Công ty TNHH Miramar, Cơng ty CP Sài Gịn – Phú Quốc, Công ty CP Dương Đông – An Thới, Công ty LD TNHH Khu du lịch Veranda, (thống kê mô tả đặc trưng các doanh nghiệp phỏng vấn xem tại Phụ lục 3).

triển kết quả của một số nghiên cứu trước đồng thời phù hợp với điều kiện địa phương cấp huyện. Các yếu tố của môi trường đầu tư được lựa chọn để phỏng vấn, tác giả cũng xem xét đến vấn đề cấp quản lý của chính quyền địa phương trong việc ra chính sách. Bảng hỏi được thiết kế rõ ràng đảm bảo người được phỏng vấn chắc chắn hiểu rõ, dễ trả lời. Mẫu chi tiết nội dung phỏng vấn được thể hiện ở Phụ lục 2.

Kết quả phỏng vấn53 cho thấy, các ý kiến đều thống nhất yếu tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực, tài chính tín dụng, tiếp cận đất đai, ưu đãi đầu tư, hoạt động của chính quyền địa phương, sự sẵn sàng hỗ trợ của địa phương, môi trường sống và an ninh, và tài nguyên thiên nhiên là có tác động đến nhà đầu tư trong quyết định lựa chọn Phú Quốc để đầu tư. Ngoài ra một số ý kiến cũng cho rằng cịn có một số vấn đề khác cũng tác động không nhỏ đến việc lựa chọn Phú Quốc để đầu tư như: Phú Quốc có lợi thế phát triển trong tương lai được chính quyền Trung ương quan tâm đầu tư, thành lập cơ chế kinh tế đặc biệt, tiềm năng du lịch, giải trí, thiên nhiên sinh thái ưu đãi, môi trường sống gần gũi với thiên nhiên; đồng thời Phú Quốc cần nhanh chóng giải quyết mặt bằng cho nhà đầu tư, cơng khai qui hoạch đầu tư chi tiết, đầu tư hệ thống xử lý rác thải, nước thải.

Bên cạnh đó, một số nhận định của các chuyên gia cho rằng với tài nguyên thiên nhiên ưu đãi (tiềm năng du lịch, giải trí), mơi trường sống gần gũi thiên nhiên (nghĩ dưỡng tốt), chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn (thuế, tiền thuê đất, mặt bằng), chính sách phát triển kinh tế đặc thù cho Phú Quốc của Chính phủ (Quyết định 178 và 633) là ưu thế của huyện Phú Quốc trong cạnh tranh thu hút đầu tư với các địa phương khác. Kết quả đánh giá môi trường đầu tư54 của doanh nghiệp khảo sát được trình bày ở Hình 3.2 cũng phù hợp với các nhận định này.

53 Tác giả tổng hợp chi tiết ở Phụ lục 3.

54 Kết quả cho thấy yếu tố nguồn nhân lực có 61,4% doanh nghiệp được hỏi cho là rất quan trọng của môi trường đầu tư Phú Quốc và 30,9% là quan trọng. Yếu tố môi trường sống và an ninh cũng rất quan trọng với nhận định của 64,5% doanh nghiệp khảo sát và 29,1% doanh nghiệp cho là quan trọng. Trong khi đó xét theo luỹ kế mức độ quan trọng thì yếu tố ưu đãi đầu tư có đến 94,1% doanh nghiệp được cho là quan trọng và rất quan trọng. Xét theo điểm số bình quân giá trị đo lường mức độ quan trọng để xếp hạng, có 3 yếu tố nguồn nhân lực, mơi trường sống và an ninh là dẫn đầu quan trọng với điểm số 3,6 điểm, nguồn nhân lực 3,5 điểm, tiếp theo là 3 yếu tố tài nguyên thiên nhiên, ưu đãi đầu tư và tài chính, tín dụng với cùng điểm số 3,4 điểm. Kết quả đánh giá này cũng phù hợp với các nhận định của chuyên gia về đặc thù của môi trường đầu tư Phú Quốc, đồng thời góp phần cũng cố cơ sở lý thuyết cho các bước nghiên cứu tiếp theo của đề tài này. (Tác giả thống kê chi tiết ở Phụ lục 7).

Hình 3.2: Kết quả khảo sát mức độ quan trọng của môi trường đầu tư Phú Quốc

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu khảo sát

Tóm lại, kết quả của bước nghiên cứu định tính này phù hợp với lý thuyết marketing địa phương giới thiệu ở Chương 2, các yếu tố của môi trường đầu tư được các nhà đầu tư tại Phú Quốc quan tâm gồm 9 yếu tố sau:

(1) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: các doanh nghiệp quan tâm đến hệ thống giao thông thuận lợi (cầu, đường, cảng, xe...), điện, nước, thoát nước (mức độ ổn định, chi phí), xử lý rác thải, kết nối thơng tin (điện thoại, mạng,...)

(2) Nguồn nhân lực: các doanh nghiệp quan tâm đến lao động (nguồn, chi phí, chất

lượng).

(3) Tài chính tín dụng: các doanh nghiệp quan tâm đến việc dễ tiếp cận nguồn vốn

kinh doanh (ngân hàng).

(4) Tiếp cận đất đai: các doanh nghiệp quan tâm đến mặt bằng đầu tư kinh doanh (chi phí thuê đất, giải toả đền bù, giải quyết kịp thời) và qui hoạch sử dụng đất đai. 0.0% 20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 100.0% Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Nguồn nhân lực Tài chính, tín dụng Tiếp cận đất đai Ưu đãi đầu tư Hoạt động của chính quyền địa

phương

Sẵn sàng hỗ trợ của địa phương Môi trường sống và an ninh Tài nguyên thiên nhiên

(5) Ưu đãi đầu tư: các doanh nghiệp quan tâm đến chính sách ưu đãi (thuế, tiền thuê

đất, mặt bằng).

(6) Hoạt động của chính quyền địa phương: các doanh nghiệp quan tâm đến thủ tục

hành chính (nhanh gọn, dịch vụ tốt, minh bạch), thay đổi về chính sách được thơng báo kịp thời (đầu tư, thuế), đẩy mạnh xúc tiến đầu tư (du lịch).

(7) Sẵn sàng hỗ trợ của địa phương: các doanh nghiệp mong muốn chính quyền hỗ

trợ, coi trọng doanh nghiệp, sẵn sàng giải đáp thắc mắc, đối xử bình đẳng doanh nghiệp.

(8) Mơi trường sống và an ninh: các doanh nghiệp quan tâm đến hệ thống trường học, y tế tốt, môi trường gần gũi với thiên nhiên, chi phí sinh hoạt rẻ, an tồn (tính mạng, tài sản).

(9) Tài ngun thiên nhiên: các doanh nghiệp quan tâm đến việc tận dụng được tài nguyên thiên nhiên để khai thác tiềm năng du lịch, giải trí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố của môi trường đầu tư tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tư, nghiên cứu trường hợp huyện phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)