Xây dựng thang đo các yếu tố của môi trường đầu tư và sự hài lòng của nhà đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố của môi trường đầu tư tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tư, nghiên cứu trường hợp huyện phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 30 - 36)

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.4 Xây dựng thang đo các yếu tố của môi trường đầu tư và sự hài lòng của nhà đầu tư

Giả thuyết H5: Ưu đãi đầu tư càng nhiều thì sự hài lòng của nhà đầu tư càng cao.

Giả thuyết H6: Hoạt động của chính quyền địa phương càng tích cực thì sự hài lịng của nhà đầu tư càng cao.

Giả thuyết H7: Sự sẵn sàng hỗ trợ của địa phương càng tốt thì sự hài lịng của nhà đầu tư càng cao.

Giả thuyết H8: Môi trường sống và an ninh càng tốt thì sự hài lịng của nhà đầu tư càng cao.

Giả thuyết H9: Địa phương càng có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên thì sự hài lòng của nhà đầu tư càng cao.

3.4 Xây dựng thang đo các yếu tố của môi trường đầu tư và sự hài lòng của nhà đầu

Để đánh giá các yếu tố của môi trường đầu tư có khả năng tác động vào mức độ hài lòng của nhà đầu tư, nghiên cứu sẽ xây dựng thang đo55 để đo lường chúng. Các thang đo được xây dựng trên cơ sở lý thuyết trình bày ở Chương 2, tham khảo thang đo gốc (xem ở Phụ lục 4) và kết quả nghiên cứu định tính để đo lường sự hài lòng của nhà đầu tư, có điều chỉnh lại để phù hợp với điều kiện địa phương. Các thang đo này sử dụng dạng Likert 5 điểm với 1 là hoàn tồn khơng đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý.

3.4.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Trong các nghiên cứu trước đây56 cho thấy một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh bao gồm cả hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thơng và các dịch vụ tiện ích khác. Dựa vào thang đo hạ tầng đầu tư (xem Phụ lục 4) tác giả xây dựng thang đo yếu tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho nghiên cứu và hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp với điều kiện địa phương, theo đó tác giả bổ sung thêm

55 Để đo lường một yếu tố (gọi là biến tiềm ẩn), thông thường cần phải có nhiều biến quan sát để đo lường nó. Tập hợp các biến quan sát cùng đo lường một yếu tố được gọi là thang đo.

56 Vũ Thành Tự Anh (2007), Nguyễn Mạnh Tồn (2010), Nguyễn Đình Thọ (2010), Võ Bửu Viết Cường (2012).

biến quan sát hệ thống xử lý rác thải đáp ứng dựa trên kết quả nghiên cứu định tính57

. Do đó, thang đo về cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẽ bao gồm các biến quan sát:

Hệ thống giao thông (cầu, đường, cảng, xe...) thuận lợi; Hệ thống cấp điện ổn định; Giá điện hợp lý; Hệ thống cấp nước tốt; Giá nước hợp lý; Hệ thống thoát nước tốt; Hệ thống xử lý rác thải đáp ứng; Hệ thống viễn thông thuận tiện.

3.4.2 Nguồn nhân lực

Sự sẵn có của hệ thống các trường học, cơ sở đào tạo nghề cũng như lực lượng lao động dồi dào và lao động giá rẻ là những yếu tố mà nhà đầu tư quan tâm. Trong khi đó cạnh tranh nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là vấn đề tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Vì vậy, ở địa phương ngồi sự dồi dào lao động cịn địi hỏi lao động phải có kỹ năng, có trình độ cao mới đảm bảo sự hấp dẫn của môi trường đầu tư.

Theo nghiên cứu các thuộc tính địa phương đã sử dụng thang đo về lao động gồm các quan sát nguồn lao động địa phương dồi dào và chi phí lao động rẻ (xem Phụ lục 4), nhưng kết quả nghiên cứu định tính cho thấy doanh nghiệp quan tâm đến lao động không chỉ là nguồn và chi phí mà cịn quan tâm đến chất lượng. Trên cơ sơ đó, tác giả bổ sung thêm 3 quan sát để xây dựng thang đo về nguồn nhân lực hợp lý đối với Phú Quốc bao gồm:

Cơ sở đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu; Nguồn lao động dồi dào;

Người lao động có kỹ năng; Chi phí lao động rẻ;

Doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm nhân lực có trình độ cao.

3.4.3 Tài chính, tín dụng

Hệ thống ngân hàng hoàn chỉnh, các thủ tục vay vốn đơn giản thuận tiện là một trong những tiêu chí làm hài lịng doanh nghiệp khi đánh giá, cảm nhận về chất lượng các dịch vụ cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của một địa phương58. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy các doanh nghiệp ở Phú Quốc rất quan tâm đến việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, thang đo về tài chính, tín dụng ngồi 2 quan sát để đo lường trong nghiên cứu trước (xem Phụ lục 4), tác giả bổ sung thêm 1 quan sát (các ngân hàng dễ tiếp cận) như sau:

Hệ thống ngân hàng phát triển; Các ngân hàng dễ tiếp cận;

Thủ tục vay vốn thuận tiện, đơn giản.

3.4.4 Tiếp cận đất đai

Những quy hoạch đất đai không được công khai minh bạch, thủ tục đất đai rối rắm, quy định khác nhau ở các địa phương đã gây khơng ít khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thuê đất để sản xuất kinh doanh59. Trong nghiên cứu này xây dựng thang đo về tiếp cận đất đai dựa vào thang đo hạ tầng đầu tư (xem Phụ lục 4). Đồng thời trên cơ sở kết quả nghiên cứu định tính, tác giả bổ sung biến quan sát qui hoạch sử dụng đất đai rõ ràng vào thang đo là phù hợp với điều kiện địa phương hiện tại60. Do đó, thang đo về tiếp cận đất đai gồm có 4 quan sát như sau:

Giá đất, thuê đất hợp lý;

Chi phí giải toả, đền bù thoả đáng; Giải quyết mặt bằng kịp thời; Qui hoạch sử dụng đất đai rõ ràng.

58 Nguyễn Đình Thọ (2010, tr.115).

59 MPI (2008, trích trong CEPR, 2009, tr.16).

60 Kết quả phỏng vấn chuyên gia trong nghiên cứu định tính về những mặt hạn chế của môi trường đầu tư Phú Quốc hiện nay.

3.4.5 Ưu đãi đầu tư

Một số nghiên cứu trước đã kết luận rằng chính sách ưu đãi về thuế là một trong những yếu tố quan trọng61 xác định địa điểm của dịng vốn FDI ở Việt Nam. Phần đơng các công ty đa quốc gia đầu tư vào các nước là để khai thác các tiềm năng, lợi thế về chi phí thơng qua nhận được các ưu đãi về đầu tư và thuế, cũng như các chi phí sử dụng đất62. Dựa trên các nghiên cứu trước đã sử dụng thang đo ưu đãi đầu tư để đánh giá mức độ hài lòng của nhà đầu tư63, kết hợp với nghiên cứu định tính cho thấy các doanh nghiệp đầu tư vào Phú Quốc rất quan tâm đến chính sách ưu đãi đầu tư về thuế, và thuê đất, mặt bằng. Do đó tác giả hiệu chỉnh thang đo về ưu đãi đầu tư bằng cách bổ sung 2 quan sát so với thang đo gốc ở Phụ lục 4 như sau:

Chính sách ưu đãi hấp dẫn; Địa phương ưu đãi nhiều về thuế;

Địa phương ưu đãi về tiền thuê đất, mặt bằng.

3.4.6 Hoạt động của chính quyền địa phương

Dự án khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thực hiện hằng năm64 đã đo lường chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương bằng các chỉ số về tính cơng khai, minh bạch khi cung cấp các dịch vụ cơng, chi phí thời gian để thực hiện các thủ tục hành chính. Kết quả nghiên cứu định tính về yếu tố hoạt động của chính quyền địa phương, nhiều doanh nghiệp đầu tư Phú Quốc quan tâm đến thủ tục hành chính chưa thật sự nhanh gọn, minh bạch, dịch vụ hành chính chưa tốt, thay đổi về chính sách khơng được thơng báo kịp thời (đầu tư, thuế), chưa đẩy mạnh xúc tiến đầu tư (du lịch). Kết hợp với thang đo chế độ, chính sách, dịch vụ đầu tư và kinh doanh của nghiên cứu trước65 về thuộc tính địa

61 Các yếu tố khác bao gồm thị trường địa phương, mức lương nhân công, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, (Pham, 2002, trích trong Nguyễn Ngọc Anh và Nguyễn Thắng, 2007, tr.20).

62 Nguyễn Mạnh Toàn (2010, tr.272).

63 Nguyễn Đình Thọ (2010) sử dụng thang đo ưu đãi đầu tư gồm: chính sách ưu đãi đến kịp thời, chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn. Võ Bửu Viết Cường (2012) sử dụng thang đo ưu đãi đầu tư gồm: địa phương ưu đãi nhiều về thuế, địa phương ưu đãi về tiền thuê mặt bằng, đất, và chính sách thuế của địa phương hợp lý. 64 Chỉ số PCI thường được sử dụng như là một biến số trong các mơ hình định lượng khi nghiên cứu về FDI của các địa phương ở Việt Nam.

phương (xem Phụ lục 4), nghiên cứu hiệu chỉnh thang đo về hoạt động của chính quyền địa phương đối với Phú Quốc gồm có 5 quan sát như sau:

Các thủ tục hành chính giải quyết nhanh gọn; Dịch vụ hành chính tốt;

Các thơng tin cần thiết về đầu tư công khai minh bạch;

Các thay đổi về chính sách đầu tư/thuế ln được thông báo kịp thời; Địa phương đẩy mạnh xúc tiến đầu tư.

3.4.7 Sẵn sàng hỗ trợ của địa phương

Khi xảy ra tranh chấp, lãnh đạo địa phương cần yêu cầu các cơ quan công quyền cần nhanh chóng, kịp thời giải quyết những khiếu nại của nhà đầu tư tránh để tình trạng khiếu kiện kéo dài gây mất lòng tin và chi phí cho nhà đầu tư66. Bên cạnh đó, sự sẵn sàng hỗ trợ của địa phương đối với các vướng mắc phát sinh từ phía nhà đầu tư sẽ giúp họ an tâm, tin tưởng hơn vào chính quyền địa phương. Theo kết quả nghiên cứu định tính, các doanh nghiệp Phú Quốc cho biết chính quyền địa phương chưa thật sự sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp, coi trọng doanh nghiệp, sẵn sàng giải đáp thắc mắc, đối xử bình đẳng doanh nghiệp. Dựa vào thang đo gốc về hỗ trợ chính quyền (chính quyền địa phương hỗ trợ nhiệt tình khi cơng ty cần) ở Phụ lục 4 và thang đo sự sẵn sàng hỗ trợ của địa phương của các nghiên cứu trước67, kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính trong điều kiện Phú Quốc68

tác giả sử dụng thang đo về sẵn sàng hỗ trợ của địa phương gồm 4 quan sát sau: Chính quyền sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp;

Lãnh đạo địa phương coi trọng doanh nghiệp;

Các phản ánh/thắc mắc của doanh nghiệp luôn được giải đáp thoả đáng; Ln đối xử bình đẳng các doanh nghiệp.

3.4.8 Môi trường sống và an ninh

Nạn cướp giật, lừa đảo và các tội khác không chỉ làm tổn hại tài sản và con người mà còn phá hoại môi trường đầu tư. Ở những địa phương có tội phạm tràn lan sẽ phần nào ngăn

66 Phạm Thị Quỳnh Lợi (2010, tr.50).

67 Võ Bửu Viết Cường (2012, tr.19) sử dụng thang đo sẵn sàng hỗ trợ của địa phương gồm các quan sát: các cơ quan nhà nước sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp, lãnh đạo địa phương coi trọng doanh nghiệp, các phản ánh/thắc mắc của doanh nghiệp luôn được giải đáp thoả đáng.

cản các doanh nghiệp tiến hành đầu tư, vì làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh thơng qua những thiệt hại trực tiếp về hàng hoá, tài sản hay các chi phí áp dụng biện pháp phòng ngừa69. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp sẽ giảm đầu tư hay tìm kiếm một địa điểm an tồn hơn để đầu tư.

Khi đề cập đến yếu tố môi trường sống và an ninh, các doanh nghiệp Phú Quốc không chỉ quan tâm đến hệ thống trường học, y tế tốt, môi trường gần gũi với thiên nhiên, chi phí sinh hoạt rẽ mà cịn quan tâm đến an tồn tính mạng con người và tài sản70. Dựa vào thang đo gốc về môi trường sống của nghiên cứu trước71và nghiên cứu định tính, tác giả hiệu chỉnh thang đo về môi trường sống và an ninh bằng việc kết hợp 2 quan sát (trường học và y tế), sử dụng quan sát địa phương có mơi trường nghĩ dưỡng tốt sẽ hợp lý hơn đối với điều kiện Phú Quốc, đồng thời bổ sung 2 quan sát để đo lường liên quan đến an ninh trên địa bàn Phú Quốc. Vì vậy, thang đo về mơi trường sống và an ninh gồm 5 quan sát sau:

Hệ thống trường học, y tế tốt;

Địa phương có mơi trường nghĩ dưỡng tốt; Chi phí sinh hoạt rẻ;

Tội phạm trên địa bàn huyện ln được kiểm sốt và giảm; Tài sản doanh nghiệp đảm bảo.

3.4.9 Tài nguyên thiên nhiên

Để thu hút đầu tư thành công, địa phương không chỉ quan tâm đến các mục tiêu phát triển của mình mà cịn phải tính đến lợi ích của các nhà đầu tư. Trong đó, lợi thế về địa lý và tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực luôn được các nhà đầu tư quan tâm72. Phú Quốc có mơi trường thiên nhiên sinh thái ưu đãi và kết quả nghiên cứu định tính cho thấy các doanh nghiệp đến Phú Quốc đầu tư rất quan tâm đến việc tận dụng được tài nguyên thiên nhiên

69 Worldbank (2004, tr.119).

70 Kết quả nghiên cứu định tính, xem Mục 3.2 và Phụ lục 3.

71 Nguyễn Đình Thọ (2010, tr.120) sử dụng thang đo mơi trường sống gồm các quan sát: trường học tốt, hệ thống y tế tốt, môi trường không bị ô nhiễm, điểm vui chơi giải trí hấp dẫn, người dân thân thiện, có nhiều nơi mua sắm, chi phí sinh hoạt rẻ.

72 Theo Hồ Đức Hùng và đ.t.g (2005, tr.173) quan điểm lợi ích của nhà đầu tư, việc lựa chọn địa điểm đầu tư có thể tính đến các nhân tố sau: quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường nội địa; mức độ cạnh tranh của thị trường nội địa; lợi thế về địa lý và tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực; lợi thế về chi phí kinh doanh; khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu; chính sách ngành; cạnh tranh về các yếu tố trên của các địa điểm khác.

(tài nguyên du lịch, biển, rừng) để khai thác tiềm năng du lịch, giải trí và sản xuất kinh doanh. Do đó, nghiên cứu đề xuất thang đo về tài nguyên thiên nhiên của Phú Quốc gồm 3 quan sát như sau:

Địa phương có thiên nhiên sinh thái ưu đãi; Địa phương có tiềm năng du lịch, giải trí;

Doanh nghiệp tận dụng được tài nguyên thiên nhiên.

3.4.10 Sự hài lòng của nhà đầu tư

Nhà đầu tư, doanh nghiệp hài lịng với một địa phương khi họ hoạt động có hiệu quả tại địa phương đó. Tuỳ theo mục tiêu của doanh nghiệp mà hiệu quả thể hiện ở nhiều dạng khác nhau. Một cách tổng quát, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả khi tăng trưởng doanh thu và đạt được lợi nhuận theo mong muốn. Khi nhà đầu tư đạt được mục tiêu, họ sẽ tiếp tục đầu tư kinh doanh dài hạn tại địa phương, cũng như giới thiệu cho nhà đầu tư khác đến địa phương73. Do đó, nghiên cứu này xây dựng thang đo về mức độ hài lòng của doanh nghiệp dựa theo thang đo gốc của mơ hình nghiên cứu (xem Phụ lục 4) gồm 6 quan sát. Tuy nhiên, nghiên cứu điều chỉnh thang đo này còn 4 quan sát. Trong đó, 2 quan sát doanh thu tăng trưởng như mong muốn, đạt lợi nhuận như ý muốn, nghiên cứu gộp lại thành 1 quan sát, vì cùng phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời loại bỏ quan sát nhìn chung doanh nghiệp rất hài lòng về việc đầu tư tại Phú Quốc, vì 5 nội dung trước đã thể hiện rõ mức độ hài lòng của nhà đầu tư. Vì vậy, nghiên cứu sẽ sử dụng thang đo để đo lường sự hài lòng của nhà đầu tư gồm 4 quan sát như sau:

Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả tại Phú Quốc;

Doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận như mong muốn; Doanh nghiệp sẽ tiếp tục đầu tư dài hạn tại Phú Quốc;

Sẽ giới thiệu cho các nhà đầu tư khác vào Phú Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố của môi trường đầu tư tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tư, nghiên cứu trường hợp huyện phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)