Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kiểm định thang đo
Dữ liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Đầu tiên là thực hiện kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha đối với các yếu tố nhằm xác định mức độ chặt chẽ và tin cậy của các thang đo, là cơ sở loại bỏ các mục hỏi có độ tương quan thấp. Nếu các biến có hệ số tương quan biến tổng < 0,3 thì được xem là biến rác và loại khỏi thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được, cịn từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường tốt76
.
Bảng 4.1: Kết quả phân tích độ tin cậy bằng Cronbach's Alpha
Yếu tố Cronbach's Alpha
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 0,750
Nguồn nhân lực 0,746
Tài chính, tín dụng 0,782
Tiếp cận đất đai 0,794
Ưu đãi đầu tư 0,845
Hoạt động của chính quyền địa phương 0,743
Sẵn sàng hỗ trợ của địa phương 0,823
Môi trường sống và an ninh 0,371
Tài nguyên thiên nhiên 0,777
Mức độ hài lòng của nhà đầu tư 0,851
Kết quả kiểm định được trình bày ở Bảng 4.1 và cụ thể ở Phụ lục 9 cho thấy, hầu hết các yếu tố đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7, ngoại trừ yếu tố về môi trường sống và an ninh (Cronbach’s Alpha 0,371), nên các thang đo sử dụng trong nghiên cứu có độ tin cậy tương đối, đủ cơ sở để phân tích nhân tố ở bước tiếp theo. Bên cạnh đó, khi phân tích và tính tốn hệ số Cronbach’s Alpha cho từng yếu tố, có 2 biến bị loại vì hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 (HT8: Hệ thống viễn thông thuận tiện, NL4: Chi phí lao động rẽ). Nghiên cứu loại yếu tố môi trường sống và an ninh khi phân tích nhân tố do thang đo này
không đạt độ tin cậy. Kết quả thống kê khảo sát77 cho thấy các biến quan sát để đo lường yếu tố môi trường sống và an ninh nhận giá trị không thống nhất với nhau, phần lớn trả lời không đồng ý với hai quan sát (hệ thống trường học, y tế tốt và chi phí sinh hoạt rẻ) và đồng ý với ba quan sát (địa phương có mơi trường nghĩ dưỡng tốt, tội phạm giảm, tài sản doanh nghiệp đảm bảo), nên dẫn đến năm quan sát này không đo lường được khái niệm môi trường sống và an ninh.