Qua nghiên cứu của Merisavo và các cộng sự (2007) và Jayawardhena và các cộng sự (2009), tác giả đã tiến hành tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng sự chấp nhận quảng cáo qua tin nhắn điện thoại của người tiêu dùng tại TP.HCM cũng như mức độ tác động của các nhân tố này đến sự chấp nhận của người tiêu dùng với hình thức quảng cáo này. 6 thành phần ảnh hưởng đến sự chấp nhận của người tiêu dùng bao gồm: niềm tin mang tính cá nhân, nhận thức
về sự hữu ích, nhận thức về sự đánh đổi, nhận thức về sự kiểm soát, niềm tin về sự riêng tư và pháp luật và giá trị có điều kiện của thơng tin.
Phương phương nghiên cứu định tính và định lượng đã được sử dụng để kiểm định mơ hình với hai giai đoạn nghiên cứu:
Nghiên cứu sơ bộ: Sau khi nghiên cứu định tính để có thang đo sơ bộ,
tác giả đã tiến hành thu thập và phân tích 150 bảng câu hỏi với 28 biến quan sát. Kết quả phân tích Cronbach Alpha cho thấy tất cả các biến quan sát đều đạt yêu cầu. Sau nghiên cứu sơ bộ, tác giả có thang đo chính thức.
Nghiên cứu chính thức: Khi tiến hành khảo sát chính thức với cỡ mẫu
300, kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy các biến quan sát phân nhóm hồn tồn thống nhất với các thang đo của Merisavo và các cộng sự (2007) và Jayawardhena và các cộng sự (2009). Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các giả thuyết đưa ra là phù hợp. 6 nhân tố niềm tin mang tính cá
nhân, nhận thức về sự hữu ích, nhận thức về sự đánh đổi, nhận thức về sự kiểm soát, niềm tin về sự riêng tư và pháp luật và giá trị có điều kiện của thơng tin đều có tác động đến sự chấp nhận quảng cáo qua tin nhắn điện
thoại của người tiêu dùng tại TP.HCM theo phương trình hồi quy như sau:
MA = 0,149PT + 0,260PU - 0,255PS
+ 0,216PC + 0,165LT + 0.211CI
Trong đó:
MA: Sự chấp nhận quảng cáo qua tin nhắn điện thoại di động
PT: Niềm tin mang tính cá nhân, ββββ = 0,149
PU: Cảm nhận về sự hữu ích, ββββ = 0,260
PS: Cảm nhận về sự đánh đổi, ββββ = -0,255
PC: Cảm nhận về sự kiểm soát, βββ = 0,216 β
LT: Niềm tin về sự riêng tư và pháp luật, ββββ = 0,165
CI: Giá trị có điều kiện của thơng tin, βββ = 0,211 β
Đây là nghiên cứu chính thức đầu tiên về các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận quảng cáo qua tin nhắn điện thoại của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh. Từ kết quả nghiên cứu này, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra được các chính sách thích hợp để nâng cao sự chấp nhận của người tiêu dùng với quảng cáo qua tin nhắn điện thoại, từ đó sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng cáo và đưa thơng điệp quảng cáo của doanh nghiệp đến được với nhiều khách hàng mục tiêu nhất.
5.3 Một số kiến nghị
5.3.1 Kiến nghị làm tăng nhận thức về sự hữu ích của quảng cáo qua tin nhắn điện thoại với người tiêu dùng:
Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự chấp nhận của người tiêu