Thảo luận kết quả phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc tại huyện trà cú, tỉnh trà vinh (Trang 53 - 57)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5. PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI CÁ

4.5.2. Thảo luận kết quả phân tích hồi quy

Sử dụng kết quả ở bảng 4.14 để thảo luận các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ni cá lóc của hộ. Ở mức ý nghĩa thống kê 5%, kết quả nghiên cứu cho thấy:

Học vấn của chủ hộ (X1): Có hệ số hồi quy là (+) 8,73, phù hợp với kỳ vọng về dấu nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Học vấn đóng vai trị quan trọng trong việc ứng dụng kỹ thuật sản xuất mới, số năm đi học trung bình của nơng hộ là 11,7

năm, tương đương với tốt nghiệp trung học phổ thông. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, số năm đi học của chủ hộ ảnh hưởng khơng có ý nghĩa đối với lợi nhuận ni cá lóc của hộ.

Dân tộc của chủ hộ (X2): Có hệ số hồi quy là (+) 54,02, phù hợp với kỳ vọng về dấu nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Như vậy, cho dù hộ dân thuộc dân tộc Kinh, Hoa hay Khmer thì cũng ảnh hưởng khơng có ý nghĩa đối với lợi nhuận ni cá lóc của hộ. Điều này phù hợp với thực tế, các chính sách của nhà nước Việt Nam khơng có sự phân biệt về dân tộc, trong nhiều trường hợp, các dân tộc ít người được hưởng chính sách ưu đãi từ đó giúp các hộ dân tộc ít người chủ động hơn trong sản xuất, họ có kỹ thuật sản xuất tốt như các dân tộc Kinh, Hoa.

Mật độ thả ni (X3): Có hệ số hồi quy là -7,96, phù hợp với kỳ vọng về dấu và có ý nghĩa thống kê, cho thấy, mật độ thả ni ảnh hưởng có ý nghĩa đến lợi nhuận của nông hộ. Lê Thùy Dung (2009) cho rằng khi mật độ quá cao sẽ dễ dẫn đến tình trạng tranh giành thức ăn, khơng gian sống, dễ xảy ra dịch bệnh từ đó làm giảm hiệu quả kinh tế. Có thể thấy rằng, mật độ thả nuôi trong mẫu nghiên cứu trung bình là 52 con/m2 mặt nước, cao hơn so với mức khuyến cáo 40 con/m2 của Trường Đại học Cần Thơ (2009) làm tăng chi phí dẫn đến làm giảm lợi nhuận.

Số vụ thả ni (X4): Có hệ số hồi quy là -3,53, phù hợp với kỳ vọng về dấu nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Như vậy, số vụ thả nuôi trong năm ảnh hưởng khơng có ý nghĩa đối với lợi nhuận. Trong nghiên cứu của Ngô Thị Minh Thúy và Trương Đơng Lộc (2014) thì số vụ thả ni có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nơng hộ. Do các hộ trong mẫu nghiên cứu này chỉ nuôi từ 1 – 2 vụ trong năm, trung bình là 1,8 vụ/năm nên ảnh hưởng khơng có ý nghĩa đến lợi nhuận, phù hợp với thực tế.

Diện tích thả ni (X5): Có hệ số hồi quy là -355,28, phù hợp với kỳ vọng về dấu và có ý nghĩa thống kê, cho thấy diện tích đất sản xuất ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận ni cá lóc của hộ. Đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến lợi nhuận. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu diện tích ni tăng thêm 1 (ha), thì lợi nhuận của hộ ni cá lóc sẽ giảm đi 355,28 triệu đồng/ha.

chiều đến hiệu quả (Yuqi, 2008). Kết quả này phù hợp với thực tế người nông dân Việt Nam nói chung và nơng dân Trà Cú nói riêng có trình độ quản lý khơng cao, khi quy mô vượt quá khả năng quản lý của họ thì việc kiểm sốt q trình ni khơng cịn hiệu quả, quy mơ lúc này lại tác động ngược chiều đến hiệu quả. Do đó, diện tích có tác động ngược chiều đến lợi nhuận.

Hệ số thức ăn (X6): Có hệ số hồi quy là -230,15, phù hợp với kỳ vọng về dấu và có ý nghĩa thống kê, cho thấy hệ số thức ăn cơng nghiệp có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận ni cá lóc của hộ. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu hệ số thức tăng thêm 1, tức là phải tốn thêm 1 kg thức ăn cơng nghiệp để có được 1 kg cá thương phẩm, thì lợi nhuận của hộ ni cá lóc sẽ giảm đi 230,15 triệu đồng/ha. Đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ hai (chỉ xếp sau yếu tố diện tích) đến lợi nhuận của hộ ni cá lóc. Đối với nghề ni cá nói chung, chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng rất lớn. Trong nghiên cứu này, chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng 85,4% trong tổng chi phí. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Minh Thúy và Trương Đông Lộc (2014) khi cho rằng hệ số thức ăn có tương quan nghịch với lợi nhuận của người nuôi cá.

Giá bán (X7): Có hệ số hồi quy là + 26,30, phù hợp với kỳ vọng về dấu và có ý nghĩa thống kê, cho thấy giá bán có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận ni cá lóc của hộ. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu giá bán tăng thêm 1 nghìn đồng/kg cá thì lợi nhuận của hộ ni cá lóc sẽ tăng thêm 26,30 triệu đồng/ha. Kết quả này phù hợp với thực tế và phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Minh Thúy và Trương Đông Lộc (2014) khi cho rằng giá bán có tương quan thuận với lợi nhuận của người nuôi cá.

Tập huấn kỹ thuật (X8): Là biến giả, nhận giá trị 1 nếu được tập huấn kỹ thuật và 0 nếu khơng được tập huấn kỹ thuật, có hệ số hồi quy là (+) 32,21, phù hợp với kỳ vọng về dấu nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Trong sản xuất nơng nghiệp, kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận (Trương Thanh Hải, 2015; Nguyễn Thanh Long, 2014). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tập huấn kỹ thuật ảnh hưởng khơng có ý nghĩa đến lợi nhuận. Có thể lý giải như sau: Tỷ

lệ hộ được tập huấn kỹ thuật trong mẫu nghiên cứu chỉ đạt 32,5% (xem thêm bảng 4.5) là khá thấp, cộng với việc người dân mặc dù đã được tập huấn kỹ thuật nhưng họ lại không quan tâm đến việc ứng dụng kỹ thuật vào ni cá lóc (xem thêm kết quả phỏng vấn sâu tại hộp 4), từ đó làm mất đi tác động tích cực của việc tập huấn kỹ thuật.

Tham gia đoàn thể (X9): Biến giả, nhận giá trị 1 nếu có tham gia, ngược lại nhận giá trị 0, có hệ số hồi quy là +54,82, phù hợp với kỳ vọng về dấu nhưng không có ý nghĩa thống kê. Do đó, tham gia tổ chức chính trị xã hội của chủ hộ ảnh hưởng khơng có ý nghĩa đến lợi nhuận ni cá.

Giá thức ăn (X10): Đơn giá tính cho 1 kg thức ăn (nghìn đồng/kg), có hệ số hồi quy là -91,35, phù hợp với kỳ vọng về dấu và có ý nghĩa thống kê. Do đó, giá thức ăn ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận nuôi cá. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, nếu giá thức ăn tăng thêm 1 nghìn đồng/kg cá thì lợi nhuận của hộ ni cá lóc sẽ giảm đi 91,35 triệu đồng/ha. Kết quả này phù hợp với thực tế và phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Minh Thúy và Trương Đông Lộc (2014) khi cho rằng giá thức ăn có tương quan ngược với lợi nhuận của người nuôi cá.

Dịch bệnh (X11): Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ nuôi bị dịch bệnh; Ngược lại nhận giá trị 0; Dịch bệnh có hệ số hồi quy là -166,00, phù hợp với kỳ vọng về dấu và có ý nghĩa thống kê, cho thấy dịch bệnh có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận ni cá lóc của hộ. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, nếu có dịch bệnh xảy ra thì lợi nhuận của hộ ni cá lóc sẽ giảm đi 166,00 triệu đồng/ha. Đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ ba, đến lợi nhuận của hộ ni cá lóc. Kết quả này phù hợp với thực tế, khi có dịch bệnh, người ni tốn rất nhiều chi phí xử lý môi trường, nguồn nước, chi phí trị bệnh cho cá, … dịch bệnh cịn làm giảm năng suất dẫn đến làm giảm lợi nhuận.

Như vậy, các yếu tố (biến độc lập) ảnh hưởng có ý nghĩa đối với lợi nhuận ni cá lóc của hộ, xếp theo mức độ ảnh hưởng từ cao nhất đến thấp nhất là: (1) Diện tích ni (X5); (2) Hệ số thức ăn (X6); (3) Dịch bệnh (X11); (5) Giá thức ăn (X10); (5) Giá bán (X7); (6) Mật độ thả nuôi (X3).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc tại huyện trà cú, tỉnh trà vinh (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)