Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ni cá lóc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc tại huyện trà cú, tỉnh trà vinh (Trang 28 - 32)

Stt Biến giải thích Diễn giải Ký hiệu

biến

Kỳ vọng

dấu Cơ sở lý thuyết

1 Học vấn chủ hộ Số năm đi học của chủ hộ X1 + Ngân hàng thế giới (2004) 2 Dân tộc của chủ hộ Biến giả nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là

“nam”; ngược lại là 0 X2 + Ngân hàng thế giới (2004)

3 Mật độ thả nuôi Mật độ thả giống (con/m2 mặt nước) X3 +, - Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2009); Lê Xuân Sinh (2009)

4 Số vụ thả nuôi

Số vụ nuôi trong 1 năm (vụ/năm), hầu hết các hộ nuôi từ 1 đến 2 vụ/năm

X4 + Ngô Thị Minh Thúy và Trương Đông Lộc (2014)

5 Diện tích ni Diện tích ni của hộ (ha) X5 +, - Lý thuyết kinh tế quy mô; Yuqi (2008) 6 Hệ số thức ăn Số lượng thức ăn viên (kg) sử dụng

để đạt được 1 kg cá lóc thương phẩm X6 -

Ngô Thị Minh Thúy và Trương Đông Lộc (2014) 7 Giá bán Giá bán bình quân của 1 kg cá lóc

thương phẩm (nghìn đồng/kg) X7 +

Ngô Thị Minh Thúy và Trương Đông Lộc (2014) 8 Tập huấn kỹ thuật Biến giả, nhận giá trị 1 nếu có ứng

dụng; Ngược lại là 0 X8 +

Nguyễn Thị Hường và Hà Thị Thanh Tuyền (2016) 9 Tham gia đoàn thể Biến giả, nhận giá trị 1 nếu có tham

gia; Ngược lại nhận giá trị 0 X9 +

Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2009); Lê Xuân Sinh (2009)

10 Giá thức ăn

Giá mua vào bình quân của 1 kg thức ăn chăn ni cá (nghìn đồng/kg)

X10 - Ngơ Thị Minh Thúy và Trương Đông Lộc (2014) 11 Dịch bệnh

Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ nuôi

bị dịch bệnh; Ngược lại nhận giá trị X11 - Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2009); Lê Xuân Sinh (2009)

3.2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp bao gồm kết quả các nghiên cứu liên quan đến đề tài; số liệu thống kê về diện tích thả ni, năng suất, sản lượng, lợi nhuận trung bình của hộ ni cá lóc tại địa bàn; Kinh tế xã hội huyện Trà Cú giai đoạn 2012 - 2015, … được thu thập từ các báo cáo của các cơ quan chuyên ngành huyện và của tỉnh Trà Vinh; Niên giám thống kê, các báo cáo của UBND huyện và từ Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú.

3.2.2. Dữ liệu sơ cấp

3.2.2.1. Lựa chọn điểm điều tra

Trà Cú là huyện có diện tích ni cá lóc lớn nhất, chiếm 80% diện tích ni cá lóc của tỉnh Trà Vinh. Đề tài chọn 3 xã Đại An, xã Lưu Nghiệp Anh và xã Hàm Tân để điều tra vì đây là xã có số lượng nơng hộ ni cá lóc nhiều nhất huyện Trà Cú.

3.2.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi sẽ thu thập thông tin của hộ ni cá lóc ở thời điểm năm 2016. Nội dung chính của bộ câu hỏi thu thập thông tin hộ nông dân, bao gồm:

(1) Đặc điểm hộ (tên, tuổi, giới tính, học vấn, số lượng người trong hộ, ...); (2) Các yếu tố kỹ thuật trong ni cá (Diện tích mặt nước ni cá lóc; Mật độ thả nuôi; Số vụ thả nuôi; Hệ số thức ăn; Tập huấn kỹ thuật; Sản lượng thu hoạch; Dịch bệnh, …);

(3) Các yếu tố kinh tế (Chi phí lao động; Chi phí thức ăn nguyên liệu, chi phí điện, nước, chi phí phịng ngừa dịch bệnh; Giá bán, doanh thu; Giá thức ăn; Thu nhập, lợi nhuận, thu nhập bình quân/năm);

(4) Các yếu tố xã hội (Tham gia đoàn thể; Hợp tác xã, …).

(5) Những thuận lợi, khó khăn của nơng hộ trong quá trình ni cá; Các đề xuất, kiến nghị đối với chính quyền địa phương (nếu có).

3.2.2.3. Mơ tả các biến số trong nghiên cứu định lượng và cách đo lường

Học vấn của chủ hộ (X1): Đo lường bằng số năm đi học. Người có học vấn thấp thường bị giới hạn về trình độ hiểu biết và khả năng tiếp thu kiến thức mới

trong sản xuất kém hơn so với người có trình độ cao. Do vậy, những người có trình độ cao thường sản xuất hiệu quả hơn so với người có trình độ thấp. Như vậy, học vấn ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận, kỳ vọng biến X1 mang dấu dương.

Dân tộc của chủ hộ (X2): Biến giả, nhận giá trị 1 nếu dân tộc của chủ hộ là người Kinh hoặc Hoa; Nếu thuộc dân tộc Khmer hoặc các dân tộc khác nhận giá trị 0. Dân tộc có ảnh hưởng đến hiệu quả trong sản xuất. Theo Ngân hàng Thế giới (2004), phần lớn dân tộc thiểu số ở Việt Nam sống ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng kém phát triển; ít có điều kiện học hành vì thế kỹ năng ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh cũng rất kém. Hơn nữa, các hộ dân tộc thiểu số thường có đơng con, đất đai ít và khơng màu mỡ… Do đó, kỳ vọng biến X2 mang dấu dương.

Mật độ thả nuôi (X3): Mật độ thả giống (con/m2 mặt nước) có ảnh hưởng đến lợi nhuận. Theo Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2009) và Lê Xuân Sinh (2009), mật độ thả giống cao ở mức hợp lý sẽ cho năng suất cao và lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, khi mật độ quá cao sẽ dễ dẫn đến tình trạng tranh giành thức ăn, không gian sống, dễ xảy ra dịch bệnh từ đó làm giảm hiệu quả kinh tế (Lê Thị Thùy Dung, 2009). Như vậy, mật độ thả ni có ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều với lợi nhuận, kỳ vọng X3 mang dấu âm hoặc dương.

Số vụ đã thả nuôi (X4): Số vụ thả ni trong năm (vụ/năm), có ảnh hưởng đến lợi nhuận. Theo lý thuyết kinh tế quy mô, khi tăng số vụ ni, tức là mở rộng quy mơ thì lợi nhuận sẽ tăng. Theo Trương Thị Lệ Thảo và Lê Xuân Sinh (2010) thì những hộ nuôi nhiều vụ trong năm sẽ tiết kiệm được các chi phí đầu tư ban đầu (cải tạo ao ni, chi phí chuyển đổi loại cây trồng, vật nuôi) nên lợi nhuận cao hơn so với hộ ni ít vụ. Như vậy, hộ ni nhiều vụ thì lợi nhuận thường cao hơn, kỳ vọng biến X4 mang dấu dương.

Diện tích (X5): Diện tích ni cá của hộ (ha). Đối với hộ sản xuất nơng nghiệp nói chung và ni cá nói riêng, đất sản xuất là tư liệu chính và có tính chất quyết định đến hiệu quả sản xuất, thiếu đất hoặc khơng có đất sản xuất thì hiệu quả sản xuất thấp (Đinh Phi Hổ, 2008). Mặt khác, theo lý thuyết kinh tế quy mơ, khi diện

tích lớn thì quy mơ sẽ được mở rộng, dẫn đến tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu quy mô quá lớn nhiều khi lại tác động ngược chiều đến hiệu quả do q trình kiểm sốt kém, điều này cũng gây tác động ngược chiều đến hiệu quả (Yuqi, 2008). Như vậy, diện tích ni cá có ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều với lợi nhuận của nông hộ, kỳ vọng biến X5 mang dấu âm hoặc dương.

Hệ số thức ăn công nghiệp (X6): Số lượng thức ăn công nghiệp (kg) sử dụng để đạt được 1 kg cá lóc thương phẩm. Theo Nguyễn Thanh Phương và cộng sự (2007) thì những hộ sử dụng kết hợp thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế sẽ cho hiệu quả cao hơn so với hộ sử dụng thức ăn tự chế. Theo Ngô Thị Minh Thúy và Trương Đông Lộc (2014) thì hệ số thức ăn càng lớn thì chi phí thức ăn sẽ cao, làm giảm lợi nhuận của người ni cá. Do đó, hệ số thức ăn cơng nghiệp sẽ có ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận, kỳ vọng biến X6 mang dấu âm.

Giá bán (X7): Giá bán bình quân của 1 kg cá lóc thương phẩm (nghìn đồng/kg). Theo Ngơ Thị Minh Thúy và Trương Đơng Lộc (2014) thì những hộ có bán với giá cao sẽ có lợi nhuận cao hơn hộ bán với giá thấp. Trong thực tế, khi giá bán tăng, với cùng 1 sản lượng thì người ni sẽ có doanh thu cao hơn làm tăng lợi nhuận. Như vậy, giá bán ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận, kỳ vọng biến X7 mang dấu dương.

Tập huấn kỹ thuật (X8): Biến giả, nhận giá trị 1 nếu được tập huấn; Ngược lại nhận giá trị 0. Theo Trương Thanh Hải (2015), kỹ thuật có ảnh hưởng quan trọng đối với nuôi trồng thủy sản. Trong thực tế, những hộ được tập huấn kỹ thuật nuôi sẽ có điều kiện ứng dụng kỹ thuật tốt hơn, năng suất cao hơn, họ có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn nên tiết kiệm được các chi phí thuốc, phân bón, từ đó lợi nhuận cao hơn. Như vậy, tập huấn kỹ thuật có ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận của người nuôi cá, kỳ vọng biến X8 mang dấu dương.

Tham gia đoàn thể (X9): Biến giả, nhận giá trị 1 nếu có tham gia; Ngược lại nhận giá trị 0. Theo Nguyễn Quốc Oánh (2010) những hộ tham gia đoàn thể sẽ nhận được sự hỗ trợ tốt hơn về kỹ thuật, vay vốn nên thường sản xuất tốt hơn. Như vậy, tham gia đồn thể có ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận của người nuôi cá, kỳ

vọng biến X9 mang dấu dương.

Giá thức ăn (X10): Giá thức ăn (nghìn đồng/kg) là số tiền trung bình phải chi ra để có được 1 kg thức ăn chăn ni cá. Giá thức ăn cấu thành nên chi phí ni cá. Khi giá thức ăn tăng, sẽ làm tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận của người nuôi cá, kỳ vọng biến X10 mang dấu âm.

Dịch bệnh (X11): Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ nuôi bị dịch bệnh; Ngược lại nhận giá trị 0. Khi xảy ra dịch bệnh, chi phí chữa bệnh, chi phí xử lý ao ni… sẽ tăng đáng kể. Mặt khác, khi có dịch bệnh thì năng suất sẽ giảm do cá chậm lớn, chết từ đó làm tăng chi phí sản xuất, giảm doanh thu, ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của người ni cá. Như vậy, dịch bệnh có ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận, kỳ vọng biến X11 mang dấu âm.

3.2.2.4. Phương pháp thu dữ liệu

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thơng qua phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình bằng bảng câu hỏi in sẵn. Điều tra viên đến nhà và phỏng vấn trực tiếp chủ hộ hoặc người đại diện của hộ gia đình. Dữ liệu thu thập được sẽ được kiểm tra lại ngay, các số liệu không phù hợp sẽ yêu cầu điều tra viên kiểm tra lại với người được hỏi.

3.2.2.5. Cỡ mẫu điều tra và phương pháp chọn mẫu

Theo Green W.H. (1991), số mẫu tối thiểu cho một nghiên cứu định lượng n = 50 + 5 lần số biến độc lập. Trong nghiên cứu này, số biến độc lập là 11, cỡ mẫu tối thiểu là 50 + 5 x 11 = 105. Để dự phòng chọn đủ số quan sát trong mẫu, đề tài chọn cỡ mẫu điều tra là 135. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện từ danh sách các hộ nuôi cá do Phịng Nơng nghiệp huyện Trà Cú cung cấp. Cơ cấu mẫu điều tra được trình bày tại bảng 3.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc tại huyện trà cú, tỉnh trà vinh (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)