Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4.4. Nguyên nhân của hiệu quả kinh tế ni cá lóc thấp
Để đi tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng số đông người nuôi cá bị thua lỗ, hiệu quả kinh tế thấp, đề tài tiến hành phỏng vấn sâu người nuôi và cán bộ kỹ thuật của Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú. Kết quả cho thấy:
Người dân khi tiếp cận tín dụng chính thức vẫn cịn gặp một số khó khăn. Ở huyện Trà Cú, người dân chủ yếu vay tiền nuôi cá từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn. Số tiền cho vay ít nên khó đáp ứng được nhu cầu của người nuôi.
Hộp 1: Vay vốn ngân hàng ni cá rất khó khăn
Ngân hàng cho vay ít khi quan tâm đến số tiền xin vay mà chỉ quan tâm đến diện tích canh tác. Mỗi cơng đất (1.000m2) thì cho vay khoảng 7 – 9 triệu đồng, cứ thế nhân lên. Tơi có 14 cơng, được vay 100 triệu, chỉ đáp ứng khoảng 60%. Còn lại
phải mượn bên ngoài, mua chịu thức ăn, thuốc trị bệnh. Mua chịu giá cao hơn mua tiền mặt khoảng 5 - 10%.
Nguồn: Ý kiến ông L.V.K, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, phỏng vấn tháng 01/2017
Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, giá thành cá lóc của nơng hộ trung bình 30 – 33 nghìn đồng/kg cá thương phẩm. Chi phí sản xuất trung bình của các hộ trong nghiên cứu này đạt 33,4 nghìn đồng/kg cá là phù hợp. Như vậy, nguyên nhân của việc thua lỗ có thể dễ dàng nhận thấy từ việc giá bán giảm thấp.
Hộp 2: Giá thành trung bình 30 – 33 nghìn đồng 1 kg cá thương phẩm
Gia đình tơi ni cá lóc từ năm 2012, lúc đó chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên (cá tạp, ốc), bây giờ ngồi tự nhiên cịn ít mà người ni quá đông nên phải sử dụng thức ăn cơng nghiệp. Trung bình mỗi kg cá tính hết mọi chi phí thì tốn khoảng 30 – 33 nghìn đồng.
Nguồn: Ý kiến ơng T.T.L, xã Đại An, huyện Trà Cú, phỏng vấn tháng 01/2017
Hộp 3: Giá cá lóc giảm quá nhanh
Đầu năm 2016, ni cá lóc vẫn cịn lãi bình qn 5 nghìn đồng/kg, đến cuối năm 2016, giá cá mua tại ao chỉ cịn khoảng 23 - 25 nghìn đồng/kg lại bị “dội chợ”, giá đã thấp mà cũng khó bán.
Nguồn: Ý kiến của 1 cán bộ Phịng Nơng nghiệp huyện Trà Cú, tháng 01/2017
Ở tỉnh Trà Vinh, phong trào ni cá lóc được triển khai nhanh từ năm 2014, tỉnh xem đây là mơ hình mang lại hiệu quả cao. Trong khi đó, tại ĐBSCL, mơ hình ni cá lóc phát triển rầm rộ tại các tỉnh như An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp đã làm cho nguồn cung tăng rất mạnh, trong khi thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội địa dẫn đến giá bán cá giảm nhanh.
Hộp 4: Người nuôi theo phong trào, thiếu kỹ thuật nên thua lỗ
Vài 3 năm trở lại đây, tỉnh Trà Vinh khuyến khích chuyển đổi cơ cấu nơng nghiệp, phong trào ni cá lóc phát triển nhanh. Nhiều hộ chưa am hiểu về kỹ thuật nuôi cá cũng mạnh dạn tham gia. Huyện cũng đã khuyến cáo người dân nuôi theo quy hoạch và luân canh (nuôi kết hợp) để tránh dịch bệnh và bất lợi của thời tiết.
Người dân thích làm theo kinh nghiệm, nhiều hộ mời tham gia các khóa tập huấn kỹ thuật nhưng không tham gia, không làm theo khuyến cáo của ngành chức năng. Thời tiết bất thường nắng nóng, nguồn nước ơ nhiễm, dễ xảy ra dịch bệnh. Nhiều hộ thời gian đầu ni cá lóc lãi cao nhưng bây giờ bị lỗ nặng.
Nguồn: Ý kiến của 1 cán bộ Phịng Nơng nghiệp huyện Trà Cú, tháng 01/2017
Theo Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú (2016), từ năm 2015 trở về trước thì ni cá lóc có hiệu quả kinh tế rất lớn, giúp các hộ ni có nguồn thu nhập ổn định, cao hơn so với trồng trọt, chăn nuôi các sản phẩm nông nghiệp khác. Do sức hấp dẫn từ lợi nhuận của nghề ni cá lóc nên rất nhiều hộ nông dân trong huyện đã đổ xô đào ao ni cá lóc. Lúc đầu, chỉ có vài chục hộ ở xã Đại An huyện Trà Cú tận dụng nguồn cá tạp để ni, sau đó thấy dễ ni và đạt hiệu quả nên nhiều hộ lân cận làm theo cho đến nay đã trở thành phong trào tự phát khắp trên địa bàn huyện, bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng.
Nhu cầu về giống tăng cao trong khi tại địa phương chưa sản xuất được con giống nên người nuôi phải mua giống từ các tỉnh khác nhưng thiếu sự giám sát về chất lượng dẫn đến dễ lây nhiễm dịch bệnh. Ngoài ra, giá thức ăn cho cá tăng khá cao làm tăng chi phí sản xuất.
Riêng những hộ ni cá lóc đã ký hợp đồng với các cơng ty/đại lý cung ứng thức ăn thì cịn phải chịu gánh nặng thua lỗ nhiều hơn vì phải bán cá để lấy tiền chi trả nợ cho phía cơng ty/đại lý cung ứng thức ăn (Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú, 2017).
Để phục vụ việc ni cá 2 vụ/năm, nhiều hộ đã tự đóng các giếng khoan ngay bên ao cá nuôi để chủ động cung cấp nguồn nước cho ao cá, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm tầng nước ngầm cũng như sự xâm thực nước mặn. Vào những tháng mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5, mực nước thấp và nguồn nước bị ô nhiễm nặng.
Như vậy, có thể thấy mơ hình ni cá lóc ở huyện Trà Cú, Trà Vinh trước năm 2016 đạt hiệu quả kinh tế cao, được xem là mơ hình thích hợp để chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch nghề ni cá lóc ở huyện Trà Cú nói riêng và cả cùng ĐBSCL nói chung cùng với
những khó khăn trong việc giải quyết đầu ra dẫn đến người nuôi cá bị thua lỗ, mơ hình ni cá lóc khơng cịn hiệu quả kinh tế như trước đây.
Bên cạnh đó, việc thiếu kỹ thuật, ý thức thấp trong việc tuân thủ kỹ thuật ni cá, khả năng tiếp cận tín dụng chính thức hạn chế, giá thức ăn cao cũng là những trở ngại làm giảm đáng kể hiệu quả mơ hình ni cá lóc ở huyện Trà Cú.