Thông tin cần xác định từ nguồn dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh của học sinh trung học phổ thông (Trang 54 - 55)

Thông tin cần xác định Nguồn thông tin

Thông tin và các số liệu thống kê về công tác tuyển sinh tại trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh

Phịng Quản lý đào tạo – Công tác sinh viên trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh

Các số liệu thống kê về công tác tuyển sinh, chọn trường, chọn ngành của các trường Đại học; cũng như các vấn đề của việc chọn sai trường sai ngành của học sinh.

Internet

Nguồn: Tác giả phân tích

- Nguồn dữ liệu sơ cấp: Đây là nguồn thơng tin chính của đề tài. Để kiểm định các giả thuyết, đề tài thu thập dữ liệu thông qua bản câu hỏi khảo sát được phát trực tiếp để phỏng vấn các em học sinh đang học lớp 12 tại các trường THPT .

2.5.2 Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo 2 cách:

- Cách 1: Dựa vào số liệu thống kê về cơng tác tuyển sinh của phịng Quản

lý đào tạo – Công tác sinh viên, chọn ngẫu nhiên 04 trường trong số các trường có tỷ lệ sinh viên đăng ký nguyện vọng vào trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh năm 2015, 2016 nhiều nhất. Tại mỗi trường, 04 lớp ngẫu nhiên được chọn dựa vào tổng số lớp của khối 12. Căn cứ vào danh sách lớp, chọn ngẫu nhiên 20 em học sinh tham gia trả lời bản khảo sát theo phương pháp cách 3 em học sinh chọn 1 em.

- Cách 2: Vào các ngày cuối tuần, trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh có tham gia tư vấn tuyển sinh do các trường THPT tổ chức tại trường. Phiếu khảo sát được để tại bàn tư vấn của trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Cứ mỗi 3 em học sinh đến bàn tư vấn thì chọn 1 em tiếp theo tham gia trả lời bản câu hỏi.

Cỡ mẫu trong đề tài này được xác định theo công thức 50 + 8n với n là số biến trong mơ hình. Vậy cỡ mẫu cần thu thập được là 50 + 8*12 = 146.

2.6 Mô tả bản câu hỏi khảo sát

Bản câu hỏi khảo sát bao gồm 2 phần:

- Phần 1: Dựa trên các nghiên cứu liên quan và kết quả thảo luận nhóm, trong phần này sẽ trình bày tất cả 68 phát biểu được chia thành 13 nhóm biến (12 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc). Bên cạnh đó, những phát biểu này được hiệu chỉnh cho phù hợp với đối tượng được khảo sát. Ngoài ra, thang đo likert 5 mức độ đồng ý (từ 1 – rất không đồng ý đến 5 – rất đồng ý) được sử dụng để đo lường mức độ đồng ý của đối tượng khảo sát cho từng phát biểu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh của học sinh trung học phổ thông (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)