2.3 Nghiên cứu các nhân tố tác động đến dưới giá IPO
2.3.5 Giá phát hành
Giá chào bán của một IPO cũng có thể cho thấy sự tồn tại của việc định giá thấp mặc dù mức độ của nó ít có ý nghĩa kinh tế (Fernando và cộng sự, 1999). Các công ty không đưa ra một mức giá chào bán một cách tùy ý. Trong thực tế, nếu mục đích của IPO là để khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư riêng lẻ, nhà phát hành thiết lập một mức giá tương đối thấp để khuyến khích các nhà đầu tư nhỏ tiềm năng.
Điều này sẽ dẫn tới một nhu cầu vượt mức đối với cổ phiếu và vì vậy mức độ định
dưới giá thấp hơn. Bên cạnh đó, Daily và cộng sự (2003) đã chỉ ra rằng một mức giá phát hành cao hơn đi kèm với một sự không chắc chắn về thành quả tương lai của công ty thấp hơn.
Các bằng chứng thực nghiệm cung cấp kết quả khác về mối quan hệ giữa giá phát
hành và mức độ định dưới giá. Ibbotson và cộng sự (1988) đã cho thấy rằng các
công ty phát hành với giá thấp thường có sự định giá thấp nhiều hơn.Họ tranh luận rằng giá phát hành thấp cho thấy rủi ro cao hơn và là vấn đề đối với các giao dịch mang tính đầu cơ.
Mức giá khởi điểm là một chỉ báo cho các mức giá mà những người đấu giá sẽ đặt. Bên cạnh đó, theo quy định đấu giá IPO tại Việt Nam, một đặt giá chỉ hợp lệ khi nó
khơng thấp hơn mức giá khởi điểm, nên giá khởi điểm là mốc tham chiếu quan
trọng cho việc đặt giá IPO tại Việt Nam. Do đó, nhân tố này được mong đợi sẽ có tác động lên mức độ định dưới giá IPO.