Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia đình vùng đồng bằng sông cửu long 002 (Trang 33)

Dữ liệu nghiên cứu của luận văn được lấy từ bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2014 (VHLSS 2014) do Tổng Cục Thống kê thực hiện. Dữ liệu điều tra được trích từ các mục trong VHLSS bao gồm:

Mục 1: Một số đặc điểm nhân khẩu học cơ bản liên quan đến mức sống. Mục 2: Giáo dục. Mục 3: Y tế. Mục 4: Thu nhập

Tuy nhiên trong quá trình phân tích và xử lý số liệu, tác giả đã lọc bỏ một số quan sát không đủ thơng tin. Nên số quan sát cịn lại là 1.905 rồi tiến hành phân tích dữ liệu và chạy mơ hình.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tổng quan về ĐBSCL

4.1.1. Tự nhiên và xã hội ĐBSCL

ĐBSCL được xem là một trong những đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu nhất ở Đơng Nam Á, cịn ở Việt Nam thì nó được ví như là vựa lúa lớn nhất. Giáp với Campuchia và cùng chung sông Mê Kông với bờ biển dài 73,2 km và nhiều đảo, quần đảo, có đường giao thơng hàng hải và hàng không quốc tế chiếm giữ vị thế rất quan trọng trong giao lưu quốc tế (3).

ĐBSCL có tổng diện tích khoảng 4.057,6 nghìn ha chiếm tỷ lệ 16,05% tổng diện tích của quốc gia. Đất trong vùng bao gồm các nhóm đất sau: (4)

Biểu đồ 1. Cơ cấu tài nguyên đất của Việt Nam

Nguồn: Tổng cục Thống kê - https://www.gso.gov.vn/Default.aspx

- Đất phù sa: Phân bố chủ yếu ở vùng ven và giữa hệ thống sống Tiền và sơng Hậu, diện tích 1,2 triệu ha chiếm 29,7% diện tích đất tự nhiên tồn vùng và khoảng 1/3 diện tích đất phù sa của cả nước. Nhóm đất này có độ phì cao và cân đối, thích hợp đối với nhiều loại cây trồng lúa, cây ăn quả, màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

3 http://www.vietrade.gov.vn

- Nhóm đất phèn: Phân bố ở vùng Đồng Tháp Mười và Hà Tiên, vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau với tổng diện tích 1,2 triệu ha chiếm 40% diện tích tồn vùng. Đất có hàm lượng độc tố cao, tính chất cơ lý yếu, nứt nẻ nhanh.

- Nhóm đất xám: Diện tích trên 134.000 ha chiếm 3,4% diện tích tồn vùng. Phân bố chủ yếu dọc biên giới Campuchia, trên các bậc thềm phù sa cổ vùng Đồng Tháp Mười. Đất nhẹ, tơi xốp, độ phì thấp, độc tố bình thường.

- Ngồi ra cịn có các nhóm đất khác như đất cát giồng, than bùn, đất đỏ vàng, đất xói mịn… chiếm diện tích khoảng 0,9% diện tích tồn vùng. (5)

Biểu đồ 2. Cơ cấu sử dụng đất ở ĐBSCL

Nguồn: Tổng cục Thống kê - https://www.gso.gov.vn/Default.aspx

Bờ biển có chiều dài 732 km với nhiều cửa sơng và vịnh. Biển trong vùng chứa đựng nhiều hải sản q với trữ lượng cao: Tơm chiếm 50% trữ lượng tôm cả nước, cá nổi 20%, cá đáy 32%, ngồi ra cịn có hải sản q như đồi mồi, mực… Trên biển có nhiều đảo, quần đảo có tiềm năng kinh tế cao như đảo Thổ Chu, Phú Quốc. Ven bờ là hệ thống rừng ngập mặn có giá trị về kinh tế và sinh thái với nhiều loại động vật, thực vật. (6)

5 http://baotintuc.vn/tin-tuc/chu-trong-y-te-co-so-20150910082451479.htm 6 http://baotintuc.vn/tin-tuc/chu-trong-y-te-co-so-20150910082451479.htm

Dân số của ĐBSCL đứng ở mức trung bình so với cả nước và gia tăng theo thời gian từ 2011 là 17,307 triệu người đến 2015 là 17,590 triệu người.

Biểu đồ 3. Dân số trung bình (1000 người)

Nguồn: Tổng cục Thống kê - https://www.gso.gov.vn/Default.aspx

Và mật độ dân số của ĐBSCL trung bình 427 người/km2 năm 2011 và 434 người/km2 vào năm 2015. Với mật độ này ĐBSCL đứng hàng thứ 2 trong 4 khu vực được phân chia. Trong đó đứng đầu là khu vực Đồng bằng sơng Hồng.

Biểu đồ 4. Mật độ dân số (người/km2)

4.1.2. Nguồn lực y tế ĐBSCL

Một khảo sát mới đây của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ (7) cho thấy, tồn vùng ĐBSCL cịn hơn 320 xã và trạm y tế xã thiếu bác sĩ. Các địa phương thiếu bác sĩ, dược sĩ đại học trầm trọng là An Giang (hơn 500 bác sĩ), Sóc Trăng (gần 460 bác sĩ), Tiền Giang (gần 370 bác sĩ). Tại tỉnh Tiền Giang, cả huyện Tân Phú Đơng chỉ có 6 bác sĩ. Ở một số huyện vùng xa, hải đảo của tỉnh Kiên Giang như Kiên Hải, Phú Quốc, nhiều trạm y tế hầu như khơng có bác sĩ. Các con số thống kê này dựa trên chỉ tiêu tại Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10-1-2013 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Nhân lực ngành Y trực thuộc sở Y tế

Biểu đồ 5. Nhân lực ngành Y trực thuộc sở Y tế phân theo vùng

Nguồn: Tổng cục Thống kê - https://www.gso.gov.vn/Default.aspx

7 http://www.baomoi.com/thieu-hut-nguon-luc-y-te-o-dong-bang-song-cuu-long-can-co-chinh-sach-giai-phap- phu-hop/c/14811072.epi

Theo báo cáo của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (8), tỷ lệ bác sĩ và dược sĩ trình độ đại học tại các tỉnh ĐBSCL hiện còn ở mức thấp so với cả nước, bình qn chỉ có 4,8 bác sĩ và 0,41 dược sĩ/vạn dân. Tỉnh Sóc Trăng chỉ đạt 3,7 bác sĩ/vạn dân, tỉnh Hậu Giang 4,05 bác sĩ/vạn dân. Ở ĐBSCL, ngoài TP Cần Thơ (9,1 bác sĩ/vạn dân) và tỉnh Cà Mau (7 bác sĩ/vạn dân), các địa phương cịn lại đều khơng đạt chỉ tiêu quy định. Hiện nay ĐBSCL còn thiếu đến 3.048 bác sĩ và 655 dược sĩ đại học.

Tổng số nhân lực ngành y gồm: bác sĩ, y sĩ; y tá và hộ sinh trong vùng năm 2010 là 36.145 cán bộ, số lượng này có tăng lên hàng năm nhưng mức độ tăng không cao, sau 5 năm tổng nhân lực ngành y là 42.980 nhân sự. Mức tăng 6.835 người, trung bình mỗi năm tăng 1.300 người/năm trong tổng số 13 tỉnh, vậy mỗi tỉnh mỗi năm chỉ khoảng 100 y bác sĩ, một con số quá khiêm tốn.

Biểu đồ 6. Thống kê nhân lực ngành y ĐBSCL

Nguồn: Tổng cục Thống kê - https://www.gso.gov.vn/Default.aspx

8 http://www.baomoi.com/thieu-hut-nguon-luc-y-te-o-dong-bang-song-cuu-long-can-co-chinh-sach-giai-phap- phu-hop/c/14811072.epi

Qua thống kê nhân lực ngành y của ĐBSCL qua các năm cho thấy lực lượng nhân lực có trình độ đại học, trên đại học (bác sĩ) thấp hơn trình độ trung cấp, cao đẳng (y sĩ, y tá). Tổng số lượng bác sĩ mặc dù có tăng nhưng mức độ thấp. Với lực lượng này chưa đảm bảo nhu cầu chăm sóc y tế cho người dân.

Về cơ cấu nhân lực ngành y ĐBSCL năm 2015 cho thấy tỷ lệ bác sĩ chiếm 23,44% trong khi tỷ lệ y sĩ là 28,95% và y tá là 34,76% cùng với hộ sinh là 12,85%. Cho thấy trình độ nhân lực y tế ngành y ĐBSCL còn quá thấp, trong khi nhu cầu khám chữa bệnh của người dân bên cạnh mơi trường sống và tình hình biến đổi khí hậu có tác động khơng tốt đến sức khoẻ người dân thì lực lượng này khó lịng mà gánh vác trách nhiệm của mình.

Biểu đồ 7. Cơ cấu nhân lực ngành y ĐBSCL năm 2015

Nguồn: Tổng cục Thống kê - https://www.gso.gov.vn/Default.aspx

Tổng số cơ sở khám chữa bệnh gồm: bệnh viện; phòng khám khu vực, bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp của ĐBSCL chiếm số lượng ít nhất trong các vùng miền của cả nước. Năm 2011 có 1.764 cơ sở, năm 2012 có 1.796 cơ sở, cho đến 2015 có 1.811 cơ sở. Sau năm năm tăng được 47 cơ sở, vậy mỗi năm tăng 9,4 cơ sở trên 13 tỉnh, nghĩa là mỗi tỉnh tăng 0,72 cơ sở trong năm. Đây chỉ xét về mặt số lượng cơ sở khám chữa bệnh chưa đi sâu về chất lượng trang thiết bị y tế.

Tổng số giường bệnh trực thuộc sở Y tế của vùng ĐBSCL cũng thuộc diện thấp so với mặt bằng chung trong cả nước được thể hiện qua biểu đồ sau.

Biểu đồ 8. Số cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc sở Y tế

Nguồn: Tổng cục Thống kê - https://www.gso.gov.vn/Default.aspx

Biểu đồ 9. Tổng số giường bệnh trực thuộc sở Y tế

Theo báo cáo của Bộ Y tế, sau khi Quốc hội thơng qua Luật BHYT và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015. Tỷ lệ bao phủ BHYT đã có bước chuyển biến rõ rệt. Nếu như năm 2013, tỷ lệ bao phủ đạt 68,8% dân số thì năm 2014 tỷ lệ bao phủ là 71,6% dân số và 09 tháng đầu năm 2015, tỷ lệ tham gia BHYT đạt 73,7% dân số. Riêng 9 tháng đầu năm 2015, nhóm tham gia BHYT hộ gia đình là 8,799 triệu người, tăng 1,1 triệu người so với năm 2014 (9).

Biểu đồ 10. Tỷ lệ bao phủ BHYT đến năm 2020

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, đến hết năm 2015, tổng số người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 70,2 triệu người, tăng 5,37 triệu người, nhiều hơn 8,3% so với năm 2014. Trong đó: số người tham gia BHXH bắt buộc là 12,1 triệu người; tham gia BHTN là 10,3 triệu người. Đặc biệt, số người tham gia BHYT là 70 triệu chiếm 77% dân số, tăng 8,3% so với năm 2014. Đến hết tháng 4 năm 2016, số người tham gia BHYT trên cả nước là 70.808.817 người, chiếm 76,79% dân số; Thanh toán chi phí KCB BHYT cho 44.196.103 lượt người, tăng 2.853.999 lượt người (6,9%) so với cùng kỳ năm 2015. Số chi KCB BHYT là 16.680,9 tỷ đồng.

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về Bảo hiểm y tế toàn dân diễn ra ngày 3 tháng 6 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, phấn đấu trong năm 2016 đạt chỉ tiêu bao phủ 78,8% dân số và đến năm 2020 đạt tỷ lệ bao phủ trên 90% dân số. Theo Bộ Y tế, để thực hiện mục tiêu này, công tác truyền thơng, cải cách thủ tục hành chính trong tham gia BHYT, trong khám chữa bệnh và chất lượng dịch vụ y tế cần tiếp tục được tăng cường mạnh mẽ, trong đó chất lượng dịch vụ y tế được xem như một trong những cơ sở nền tảng để đạt mục tiêu BHYT toàn dân.

Qua nghiên cứu, thống kê cho thấy được nhu cầu y tế và chăm sóc sức khoẻ người dân vùng ĐBSCL ngày càng tăng nhưng nguồn lực ngành y có thể mạnh dạn nói rằng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Đồng thời lộ trình tiến đến bảo hiểm y tế toàn dân đang được các cấp các ngành phấn đấu.

4.2. Kết quả phân tích

4.2.1. Đánh giá sơ bộ kết quả điều tra

- Đánh giá sơ bộ kết quả điều tra

Qua q trình rút trích, lựa chọn dữ liệu trong nguồn dữ liệu VHLSS-2014 và kiểm thử dữ liệu cho thấy các biến có bảo hiểm và khám ngoại tỉnh là khơng cần thiết đưa vào mơ hình vì:

+ Đối với biến có bảo hiểm: Số tiền mua bảo hiểm y tế không phải đưa vào vì với chính sách hỗ trợ cộng đồng cao của chính phủ thì bảo hiểm y tế là bắt buộc với người lao động và được chi từ chủ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh theo tỷ lệ quy định. Mặt khác, với người dân vùng nơng thơn thì các chính sách giảm, miễn phí bảo hiểm y tế được quán triệt rất sâu rộng vì thế yếu tố này sẽ được rút ra khơng đưa vào mơ hình.

+ Đối với biến khám ngoại tỉnh: Số lần khám ngoại tỉnh thì với hệ thống cơ sở y tế mặc dù cịn ít về số lượng và chất lượng chung chưa cao nhưng về tổng thể, mặt bằng chung các cơ sở y tế đều có điều kiện chăm sóc ngang nhau. Đồng thời theo quy định chung của loại hình bảo hiểm y tế là khám bệnh theo

tuyến từ cơ sở đi lên nên việc đi khám ngoài tỉnh chỉ thường dành cho các trường hợp cá biệt mà khơng phổ biến vì thế cũng khơng đưa vào nghiên cứu.

Với nhận định trên của tác giả và tham khảo ý kiến các chuyên gia: Giám đốc Sở Y tế Kiên Giang, Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Kiên Giang, Phó giám đốc Sở Y tế Cần Thơ, Trưởng phịng quản lý thanh tốn Bảo hiểm y tế Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội Kiên Giang trước khi hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu.

- Mơ hình điều chỉnh

Hình 3. Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh

Nguồn: Các chuyên gia tư vấn và tác giả

LanKhamT LanKhamXH LanKhamTN TNBQ CTBQ QUYMOHO SBENH NOISONG TUOI DANTOC HOCVAN GIOITINH CHI TIÊU Y TẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC ĐBSCL CTYTBQ STREEM

Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh

Bảng 2. Mơ tả các biến điều chỉnh

Nhóm Tên biến Ký hiệu Kỳ

vọng

BIẾN PHỤ

THUỘC Chi tiêu y tế bình quân CTYTBQ

ĐẶC ĐIỂM HỘ

Số lần khám bệnh viện tỉnh,

trung ương LanKhamT +

Số lần khám bệnh viện xã,

phường, huyện LanKhamXH +

Số lần khám tư nhân LanKhamTN +

Thu nhập bình quân TNBQ +

Chi tiêu bình quân CTBQ +

Số trẻ em dưới 6 tuổi STREEM +

Số thành viên đau ốm, bệnh

hoạn SBENH +

Quy mơ hộ gia đình QUYMOHO -

Nơi sinh sống hộ gia đình

NOISONG (Thành thị = 1; Nông thôn = 0 + ĐẶC ĐIỂM CHỦ HỘ Tuổi chủ hộ TUOI -/+

Dân tộc của chủ hộ DANTOC (Kinh = 1; Khác = 0)

+ Trình độ học vấn của chủ hộ HOCVAN +

Giới tính chủ hộ GIOITINH -/+

Nguồn: Tác giả

ln CTYTBQ = α + β1*LanKhamT + β2*LanKhamXH + β3*LanKhamTN + β4*lnTNBQ + β5*lnCTBQ + β6*STREEM + β7*SBENH + β8*QUYMOHO

+ β9*NOISONG + β10*TUOI + β11*DANTOC + β12*HOCVAN + β13*GIOITINH + εi

4.2.2. Mô tả các yếu tố nhân khẩu học và chi tiêu y tế của hộ gia đình

4.2.2.1 Chi tiêu y tế bình quân (CTYTBQ)

Biến phụ thuộc (CTYTBQ) của hộ gia đình ĐBSCL theo số liệu tính tốn cho thấy hàng năm trung bình mỗi người dân phải chi ra khoảng 1.250.000đ cho việc chăm sóc sức khoẻ cá nhân, hay nói khác hơn qn bình mỗi tháng chỉ có 100.000đ. Đây thực sự là một con số không cao mà người dân dành cho sức khoẻ của mình.

Bảng 3. CTYTBQ của người dân ở ĐBSCL(1.000 đồng)

Tên biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

CTYTBQ 1.905 1.257,468 2.619,843 0 41.290

LnCTYTBQ 1.905 6,19 1,44 0 10,63

Nguồn: Tính tốn trên 1.905 quan sát chọn ra từ bộ dữ liệu VHLSS 2014

Ai cũng có thể nhận thức được giá trị sức khoẻ của mỗi người nhưng với mức chi tiêu bình quân y tế hàng năm thấp cho thấy hay là người dân khơng có đủ tiền để chăm sóc sức khỏe tốt hơn nữa.

4.2.2.2 Các yếu tố nhân khẩu học của hộ gia đình - Quy mơ hộ gia đình

Theo chính sách chung về dân số của nhà nước, mỗi gia đình chỉ có hai con thì người dân ĐBSCL thực hiện rất nghiêm chỉnh. Theo kết quả tính tốn trên 1.905 quan sát thì quy mơ hộ gia đình ở ĐBSCL có 3-4 người. Dựa vào qui mơ hộ gia đình cho thấy mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1 đến 2 con. Quy mơ hộ càng nhiều thì tổng chi tiêu y tế càng lớn, nhưng bình quân chi tiêu trên đầu người trong hộ thì càng nhỏ, do khi số hộ càng đông mức chi tiêu sẽ tăng nên để hạn chế chi tiêu chung của hộ gia đình họ buộc phải tiết kiệm chi tiêu và có thể trong đó có chi tiêu y tế, vì vậy mức chi tiêu y tế bình qn sẽ giảm.

Bảng 4. Quy mơ hộ gia đình ở ĐBSCL (số người)

Tên biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

QUYMOHO 1.905 3,8 1,6 1 13

- Số trẻ em dưới 6 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia đình vùng đồng bằng sông cửu long 002 (Trang 33)