Nguồn lự cy tế ĐBSCL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia đình vùng đồng bằng sông cửu long 002 (Trang 37 - 42)

4.1. Tổng quan về ĐBSCL

4.1.2. Nguồn lự cy tế ĐBSCL

Một khảo sát mới đây của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ (7) cho thấy, toàn vùng ĐBSCL còn hơn 320 xã và trạm y tế xã thiếu bác sĩ. Các địa phương thiếu bác sĩ, dược sĩ đại học trầm trọng là An Giang (hơn 500 bác sĩ), Sóc Trăng (gần 460 bác sĩ), Tiền Giang (gần 370 bác sĩ). Tại tỉnh Tiền Giang, cả huyện Tân Phú Đơng chỉ có 6 bác sĩ. Ở một số huyện vùng xa, hải đảo của tỉnh Kiên Giang như Kiên Hải, Phú Quốc, nhiều trạm y tế hầu như khơng có bác sĩ. Các con số thống kê này dựa trên chỉ tiêu tại Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10-1-2013 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Nhân lực ngành Y trực thuộc sở Y tế

Biểu đồ 5. Nhân lực ngành Y trực thuộc sở Y tế phân theo vùng

Nguồn: Tổng cục Thống kê - https://www.gso.gov.vn/Default.aspx

7 http://www.baomoi.com/thieu-hut-nguon-luc-y-te-o-dong-bang-song-cuu-long-can-co-chinh-sach-giai-phap- phu-hop/c/14811072.epi

Theo báo cáo của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (8), tỷ lệ bác sĩ và dược sĩ trình độ đại học tại các tỉnh ĐBSCL hiện còn ở mức thấp so với cả nước, bình qn chỉ có 4,8 bác sĩ và 0,41 dược sĩ/vạn dân. Tỉnh Sóc Trăng chỉ đạt 3,7 bác sĩ/vạn dân, tỉnh Hậu Giang 4,05 bác sĩ/vạn dân. Ở ĐBSCL, ngoài TP Cần Thơ (9,1 bác sĩ/vạn dân) và tỉnh Cà Mau (7 bác sĩ/vạn dân), các địa phương còn lại đều không đạt chỉ tiêu quy định. Hiện nay ĐBSCL còn thiếu đến 3.048 bác sĩ và 655 dược sĩ đại học.

Tổng số nhân lực ngành y gồm: bác sĩ, y sĩ; y tá và hộ sinh trong vùng năm 2010 là 36.145 cán bộ, số lượng này có tăng lên hàng năm nhưng mức độ tăng không cao, sau 5 năm tổng nhân lực ngành y là 42.980 nhân sự. Mức tăng 6.835 người, trung bình mỗi năm tăng 1.300 người/năm trong tổng số 13 tỉnh, vậy mỗi tỉnh mỗi năm chỉ khoảng 100 y bác sĩ, một con số quá khiêm tốn.

Biểu đồ 6. Thống kê nhân lực ngành y ĐBSCL

Nguồn: Tổng cục Thống kê - https://www.gso.gov.vn/Default.aspx

8 http://www.baomoi.com/thieu-hut-nguon-luc-y-te-o-dong-bang-song-cuu-long-can-co-chinh-sach-giai-phap- phu-hop/c/14811072.epi

Qua thống kê nhân lực ngành y của ĐBSCL qua các năm cho thấy lực lượng nhân lực có trình độ đại học, trên đại học (bác sĩ) thấp hơn trình độ trung cấp, cao đẳng (y sĩ, y tá). Tổng số lượng bác sĩ mặc dù có tăng nhưng mức độ thấp. Với lực lượng này chưa đảm bảo nhu cầu chăm sóc y tế cho người dân.

Về cơ cấu nhân lực ngành y ĐBSCL năm 2015 cho thấy tỷ lệ bác sĩ chiếm 23,44% trong khi tỷ lệ y sĩ là 28,95% và y tá là 34,76% cùng với hộ sinh là 12,85%. Cho thấy trình độ nhân lực y tế ngành y ĐBSCL còn quá thấp, trong khi nhu cầu khám chữa bệnh của người dân bên cạnh mơi trường sống và tình hình biến đổi khí hậu có tác động không tốt đến sức khoẻ người dân thì lực lượng này khó lịng mà gánh vác trách nhiệm của mình.

Biểu đồ 7. Cơ cấu nhân lực ngành y ĐBSCL năm 2015

Nguồn: Tổng cục Thống kê - https://www.gso.gov.vn/Default.aspx

Tổng số cơ sở khám chữa bệnh gồm: bệnh viện; phòng khám khu vực, bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp của ĐBSCL chiếm số lượng ít nhất trong các vùng miền của cả nước. Năm 2011 có 1.764 cơ sở, năm 2012 có 1.796 cơ sở, cho đến 2015 có 1.811 cơ sở. Sau năm năm tăng được 47 cơ sở, vậy mỗi năm tăng 9,4 cơ sở trên 13 tỉnh, nghĩa là mỗi tỉnh tăng 0,72 cơ sở trong năm. Đây chỉ xét về mặt số lượng cơ sở khám chữa bệnh chưa đi sâu về chất lượng trang thiết bị y tế.

Tổng số giường bệnh trực thuộc sở Y tế của vùng ĐBSCL cũng thuộc diện thấp so với mặt bằng chung trong cả nước được thể hiện qua biểu đồ sau.

Biểu đồ 8. Số cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc sở Y tế

Nguồn: Tổng cục Thống kê - https://www.gso.gov.vn/Default.aspx

Biểu đồ 9. Tổng số giường bệnh trực thuộc sở Y tế

Theo báo cáo của Bộ Y tế, sau khi Quốc hội thơng qua Luật BHYT và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015. Tỷ lệ bao phủ BHYT đã có bước chuyển biến rõ rệt. Nếu như năm 2013, tỷ lệ bao phủ đạt 68,8% dân số thì năm 2014 tỷ lệ bao phủ là 71,6% dân số và 09 tháng đầu năm 2015, tỷ lệ tham gia BHYT đạt 73,7% dân số. Riêng 9 tháng đầu năm 2015, nhóm tham gia BHYT hộ gia đình là 8,799 triệu người, tăng 1,1 triệu người so với năm 2014 (9).

Biểu đồ 10. Tỷ lệ bao phủ BHYT đến năm 2020

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, đến hết năm 2015, tổng số người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 70,2 triệu người, tăng 5,37 triệu người, nhiều hơn 8,3% so với năm 2014. Trong đó: số người tham gia BHXH bắt buộc là 12,1 triệu người; tham gia BHTN là 10,3 triệu người. Đặc biệt, số người tham gia BHYT là 70 triệu chiếm 77% dân số, tăng 8,3% so với năm 2014. Đến hết tháng 4 năm 2016, số người tham gia BHYT trên cả nước là 70.808.817 người, chiếm 76,79% dân số; Thanh tốn chi phí KCB BHYT cho 44.196.103 lượt người, tăng 2.853.999 lượt người (6,9%) so với cùng kỳ năm 2015. Số chi KCB BHYT là 16.680,9 tỷ đồng.

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về Bảo hiểm y tế toàn dân diễn ra ngày 3 tháng 6 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, phấn đấu trong năm 2016 đạt chỉ tiêu bao phủ 78,8% dân số và đến năm 2020 đạt tỷ lệ bao phủ trên 90% dân số. Theo Bộ Y tế, để thực hiện mục tiêu này, công tác truyền thông, cải cách thủ tục hành chính trong tham gia BHYT, trong khám chữa bệnh và chất lượng dịch vụ y tế cần tiếp tục được tăng cường mạnh mẽ, trong đó chất lượng dịch vụ y tế được xem như một trong những cơ sở nền tảng để đạt mục tiêu BHYT toàn dân.

Qua nghiên cứu, thống kê cho thấy được nhu cầu y tế và chăm sóc sức khoẻ người dân vùng ĐBSCL ngày càng tăng nhưng nguồn lực ngành y có thể mạnh dạn nói rằng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Đồng thời lộ trình tiến đến bảo hiểm y tế tồn dân đang được các cấp các ngành phấn đấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ gia đình vùng đồng bằng sông cửu long 002 (Trang 37 - 42)