Giả thuyết nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến mức phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại việt nam (Trang 44 - 46)

3.2.1. Xem xét sự phù hợp của các giả thuyết nghiên cứu áp dụng tại Việt Nam

thông qua phỏng vấn chuyên gia

Từ các giả thuyết nghiên cứu đã nêu ở chương 2, tác giả tiếp tục tiến hành phỏng vấn các ý kiến của các chuyên gia hiện là ban giám đốc, chủ nhiệm kiểm toán hoặc KTV cao cấp tại các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam nhằm xem xét tính phù hợp của các giả thuyết trên tại Việt Nam. Tổng cộng có 7 chuyên gia thuộc 5 doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam đã chấp nhận trả lời phỏng vấn của tác giả đồng thời trình bày quan điểm của mình về các yếu tố ảnh hưởng đến mức phí kiểm tốn. Danh sách các chuyên gia và câu hỏi phỏng vấn được trình bày tại Phụ lục 2 của bài nghiên cứu.

Tổng hợp kết quả phỏng vấn về các yếu tố ảnh hưởng đến mức phí kiểm tốn, tất cả các chuyên gia đều cho rằng, mức phí kiểm tốn họ xác định cho khách hàng dựa trên khối lượng công việc và thời gian mà KTV phải thực hiện kiểm tốn. Khi xem xét giá phí của một hợp đồng kiểm tốn, họ sẽ phải cân nhắc đến những yếu tố như: Quy mô của công ty khách hàng (thể hiện qua tổng tài sản, vốn điều lệ, doanh thu, số lượng nhân viên, lợi nhuận của cơng ty, số lượng hóa đơn chứng từ, số lượng khách hàng, nhà cung cấp…); Mức độ rủi ro của hợp đồng kiểm tốn (cơng ty có đang vướng tranh chấp, kiện tụng, có khả năng hoạt động liên tục?…); Độ phức tạp của công ty khách hàng (thể hiện qua cơ cấu tổ chức, số công ty con, công ty liên kết, chi nhánh...); Ngành nghề và loại hình của cơng ty khách hàng (để xác định việc áp dụng các thủ tục riêng biệt cho từng ngành nghề, xác định báo cáo kiểm toán cần cung cấp cho những ai?, báo cáo kiểm tốn có phải cơng bố ra bên ngồi…?) ; Niên độ kế tốn của cơng ty khách hàng (để xác định thời gian kiểm toán là trong mùa hay

ngồi mùa kiểm tốn); Mức phí kiểm tốn của doanh nghiệp kiểm toán khác đã báo giá cho khách hàng; Hệ thống kiểm sốt nội bộ của cơng ty khách hàng…

Tất cả các chuyên gia được phỏng vấn đều cho rằng, Quy mô của công ty khách hàng, mức độ rủi ro của hợp đồng kiểm toán, độ phức tạp của công ty khách hàng sẽ tỷ lệ thuận với mức phí kiểm tốn, đối với các công ty phải công bố báo cáo kiểm tốn ra bên ngồi thì việc áp dụng quy trình và các thủ tục kiểm tốn cũng nhiều hơn và mức phí kiểm tốn cũng cao hơn. Niên độ kế tốn của khách hàng cũng sẽ có ảnh hưởng đến mức phí kiểm tốn, vì một hợp đồng kiểm tốn khi được thực hiện ngồi mùa kiểm tốn sẽ có mức phí tương đối thấp hơn so với trong mùa kiểm tốn, ngồi ra, mức phí kiểm tốn của Big 4 là tương đối cao so với mặt bằng chung, các doanh nghiệp kiểm tốn Big 4 đều có lợi thế về giá phí kiểm tốn cao hơn so với các cơng ty kiểm tốn nội địa, và nếu cùng một cơng ty khách hàng nhưng với các doanh nghiệp kiểm tốn có quy mơ khác nhau thì mức giá phí kiểm tốn cũng sẽ khác nhau cụ thể là phí kiểm tốn do một doanh nghiệp kiểm tốn có quy mơ lớn thực hiện sẽ cao hơn so với doanh nghiệp kiểm tốn có quy mơ vừa và nhỏ thực hiện, nguyên nhân là do các doanh nghiệp kiểm tốn có quy mơ càng nhỏ thì cơ cấu tổ chức nhân sự của các doanh nghiệp này tương đối tinh gọn, giảm được các chi phí gián tiếp, quy trình và thủ tục kiểm tốn của các doanh nghiệp này cũng ít bài bản và chặt chẽ hơn so với các doanh nghiệp kiểm tốn có quy mơ lớn hơn, vì thế chi phí bỏ ra cho cuộc kiểm tốn cũng ít hơn. Đối với nhiệm kỳ kiểm toán, tất cả các chuyên gia được phỏng vấn đều cho rằng, việc kiểm tốn cho khách hàng có lâu năm hay khơng đều không ảnh hưởng đến quyết định thay đổi mức phí kiểm tốn cho khách hàng mà chủ yếu là căn cứ vào những thay đổi trong tình hình kinh doanh và hoạt động của khách hàng từng năm.

Khi được hỏi yếu tố nào đóng vai trị quan trọng hơn hết khi xác định mức phí kiểm tốn cho khách hàng, tác giả nhận được các câu trả lời khác nhau từ các chuyên gia, Có 3/7 chuyên gia cho rằng rủi ro của hợp đồng kiểm toán là quan trọng hơn cả, và 4/7 chuyên gia cho rằng quy mô của công ty khách hàng là quan trọng nhất khi xác định mức phí kiểm tốn. Điều này theo tác giả có thể là do quan điểm của cá

nhân, tùy theo quan điểm từng cá nhân mà việc đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất khi xác định mức phí kiểm tốn khác nhau ngay cả khi cùng một doanh nghiệp kiểm toán.

Như vậy, theo ý kiến của các chuyên gia mà tác giả đã phỏng vấn, hầu như các yếu tố tác động đến mức phí kiểm tốn đều phù hợp với các giả thuyết mà tác giả đã đưa ra, riêng đối với giả thuyết về nhiệm kỳ kiểm toán, do một số nghiên cứu trước đây đã cho thấy có mối liên hệ giữa nhiệm kỳ kiểm tốn và phí kiểm tốn (Bedard và Johnstone, 2010) nên tác giả vẫn tiếp tục nghiên cứu giả thuyết này tại Việt Nam.

3.2.2. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu:

Từ các kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài, tác giả đã rút ra các giả thuyết nghiên cứu như ở chương 2 kết hợp việc kiểm định lại các giả thuyết qua kết quả phỏng vấn với các chuyên gia đã trình bày ở trên, tác giả tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu trong bài nghiên cứu này như sau:

H1: Quy mơ cơng ty được kiểm tốn có tác động tích cực đến phí kiểm tốn

H2: Độ phức tạp của cơng ty được kiểm tốn có tác động tích cực đến phí kiểm tốn. H3: Ngành nghề và loại hình cơng ty được kiểm tốn có tác động đến phí kiểm tốn. H4: Rủi ro của cơng ty được kiểm tốn có tác động tích cực đến phí kiểm tốn. H5: Danh tiếng và quy mô doanh nghiệp kiểm tốn có tác động tích cực đến phí kiểm tốn.

H6: Nhiệm kỳ kiểm tốn có tác động đến phí kiểm tốn. H7: Niên độ kế tốn có tác động đến phí kiểm tốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến mức phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)