Biến phụ thuộc, biến độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến mức phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại việt nam (Trang 46)

3.3.1 Biến phụ thuộc

Căn cứ vào mục đích của nghiên cứu tác giả đã trình bày và học hỏi từ các nghiên cứu trước đó tác giả chọn biến phụ thuộc là “Phí kiểm tốn”.

Các biến độc lập tác giả lựa chọn được tham khảo từ các nghiên cứu trước đây và kết quả phỏng vấn các chuyên gia tại Việt Nam, theo đó, các biến độc lập bao gồm:

3.3.2.1 Quy mô công ty khách hàng

Dựa trên các nghiên cứu trước đây, có thể kết luận rằng, quy mơ cơng ty khách hàng được kiểm toán là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức phí kiểm tốn. Song song đó, theo kết quả phỏng vấn các chuyên gia tại Việt Nam, quy mô của công ty khách hàng thường được đánh giá qua tổng tài sản, doanh thu, vốn điều lệ, số lượng nhân viên, lợi nhuận … Quy mô của cơng ty được kiểm tốn có ảnh hưởng trực tiếp đến cơng việc của KTV, và thời gian trong q trình kiểm tốn. Trong các nghiên cứu trước của Simunic (1980), Xu (2011), Ha Thu (2012), Ling và cộng sự (2014) các tác giả đã chọn tổng tài sản như một biến đại diện cho quy mô của công ty khách hàng. Tổng tài sản thể hiện khái quát quy mơ vốn và tài sản hiện có của cơng ty phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, số liệu trên cũng dễ thống kê và thu thập do đó, tại nghiên cứu này, tác giả lựa chọn biến đại diện là Tổng tài sản.

3.3.2.2 Độ phức tạp của cơng ty được kiểm tốn

Các nhà nghiên cứu trước đó (Simunic, 1980; Ling và cộng sự 2014, Xu 2011; Gan Pei Yee và cộng sự 2014) đã sử dụng số lượng các công ty con và bản chất của tài sản (tỷ lệ các khoản phải thu và hàng tồn kho trên tổng tài sản) để đo lường sự phức tạp của cơng ty được kiểm tốn. Sandra & Patrick (1996) cho thấy rằng KTV của các công ty phức tạp thường tính phí kiểm tốn cao trong việc kiểm tra và đánh giá BCTC của các công ty này. Theo tác giả, doanh nghiệp kiểm toán phải tuân theo một loạt các yêu cầu về thủ tục, đòi hỏi nhiều thời gian và nhân lực hơn để hồn tất q trình kiểm tốn.

Mặc khác, theo ý kiến của các chuyên gia tại Việt Nam, thì độ phức tạp của cơng ty được kiểm tốn cũng được thể hiện qua số lượng công ty con, liên kết, số lượng chi nhánh và các khoản mục đầu tư tài chính trên báo cáo vì khi kiểm tốn

những khách hàng này, KTV cần phải thực hiện nhiều thủ tục để kiểm tra về các khoản dự phòng, các giao dịch liên kết …

Như vậy, có thể thấy, sự phức tạp của cơng ty được kiểm tốn có thể đo bằng số lượng chi nhánh và công ty con hoặc tỷ lệ các khoản phải thu và hàng tồn kho trên tổng tài sản. Trong bài nghiên cứu này, tác giả dựa vào thông tin về công ty con, công ty liên kết, chi nhánh của cơng ty được kiểm tốn để xây dựng giả thuyết về mối liên quan giữa độ phức tạp của cơng ty được kiểm tốn với phí kiểm tốn. Trường hợp cơng ty có cơng ty con, cơng ty liên kết, chi nhánh thì sẽ nhận giá trị 1, nếu khơng thì sẽ nhận giá trị 0.

3.3.2.3 Ngành nghề và loại hình của cơng ty được kiểm tốn

Như đã phân tích tại nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến phí kiểm tốn, mỗi ngành cơng nghiệp có những đặc trưng riêng do đó các KTV sẽ thực hiện những thủ tục kiểm toán khác nhau cho các ngành cơng nghiệp khác nhau và do đó có thể dẫn đến phí kiểm tốn sẽ khác nhau. Điều này cũng được sự đồng tình của các chuyên gia được tác giả phỏng vấn. Từ kết quả của các nghiên cứu của Simunic (1980); Gonthier- Besacier và Schatt (2007); Ha Thu (2012) tác giả đã phân loại và sử dụng 4 biến thuộc 4 ngành nghề từ mẫu thu thập được là: Sản xuất, thương mại, dịch vụ, bất động sản cho bài nghiên cứu. Về loại hình cơng ty được kiểm tốn, từ nguồn dữ liệu mà tác giả thu thập mẫu, tác giả sử dụng 4 biến: CP thường, Đại chúng/niêm yết, TNHH và FDI.

3.3.2.4 Rủi ro của cơng ty được kiểm tốn

Đại diện cho rủi ro được kiểm toán được sử dụng bởi các nghiên cứu trước đó ví dụ như Simunic, 1980; Maher và các cộng sự; Ha Thu, 2010; Ling và cộng sự ,2014 bao gồm ý kiến kiểm toán, tỷ lệ nợ, lợi nhuận và lỗ. Trong đó, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và và lỗ ít nhất 1 lần trong 3 năm qua thường được các tác giả sử dụng và thấy có ý nghĩa (Simunic (1980), Xu (2011), Ha Thu (2012), Ling và cộng sự (2014)).

Học hỏi các nghiên cứu trước, tác giả sử dụng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu (ROE) và tình hình lỗ trong 3 năm của cơng ty được kiểm toán để xem xét.

Lỗ ít nhất 1 lần trong vòng 3 năm là 1 biến giả, các cơng ty nếu lỗ ít nhất 1 năm trong 3 năm sẽ nhận một giá trị 1 và nếu không sẽ nhận giá trị 0.

3.3.2.5 Danh tiếng và quy mơ doanh nghiệp kiểm tốn

Xu (2011); Ha Thu (2012) nhận thấy rằng các doanh nghiệp kiểm tốn có danh tiếng hơn được tính phí kiểm tốn cao hơn, và phần lớn các công ty thuộc dữ liệu nghiên cứu của các tác giả đều chọn Big 4 là doanh nghiệp kiểm toán. Tại Việt Nam, bốn cơng ty có uy tín cao quốc tế cơng nhận là Price water house Coopers, KPMG, Deloitte, Ernst & Young (Big4) cũng chiếm một phần không nhỏ trong thị trường kiểm tốn. Do đó, tác giả sẽ sử dụng các tiêu chí của Big 4 để phân chia cơng ty thành hai nhóm. Theo đó, các cơng ty được kiểm tốn bởi Big 4 sẽ được nhận một giá trị 1 và nếu không, họ sẽ nhận được một giá trị 0.

3.3.2.6 Nhiệm kỳ kiểm toán

Bedard và Johnstone (2010) kiểm tra ảnh hưởng của nhiệm kỳ kiểm tốn đến phí kiểm tốn tại Mỹ và đưa ra giá trị 1 nếu nhiệm kỳ kiểm toán là hơn 5 năm, và giá trị 0 nếu ngược lại. Với tác giả Ha Thu (2012), dựa vào luật pháp của Thụy Điển quy định số vịng ln chuyển kiểm tốn đối với các cơng ty niêm yết tại Thụy Điển là 7 năm, tác giả đã đưa ra giá trị 1 nếu nhiệm kỳ kiểm toán là hơn 7 năm, và giá trị 0 nếu ngược lại

Tại Việt Nam, bên cạnh các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tốn thơng qua việc ban hành các cơ chế kiểm soát chất lượng, một trong những quy định nhằm tăng cường tính độc lập của KTV là quy định về việc luân chuyển KTV bắt buộc. Tại chương 1, điều 6 nghị định 105/2004/NĐ-CP của chính phủ quy định về trách nhiệm của đơn vị được kiểm tốn có ghi: “Trường hợp ký hợp đồng kiểm tốn với một doanh

nghiệp kiểm toán từ 3 năm liên tục trở lên thì phải u cầu doanh nghiệp kiểm tốn thay đổi KTV hành nghề và người chịu trách nhiệm ký tên trên báo cáo kiểm toán”.

Kế đến chương 1 mục 2 của thông tư 64/2004/TT-BTC do bộ tài chính ban hành nhằm hướng dẫn thực hiện một số điều trong nghị định 105/2004/NĐ-CP có quy định như sau:

“2.1.Trường hợp đơn vị được kiểm toán ký hợp đồng kiểm toán với một doanh nghiệp kiểm tốn từ 3 năm liên tục trở lên, tính từ ngày Nghị định số 105/2004/NĐ- CP có hiệu lực thì cứ sau 3 năm phải u cầu doanh nghiệp kiểm toán thay đổi: a) KTV hành nghề chịu trách nhiệm kiểm toán và ký tên trên báo cáo kiểm toán; b) Người chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán là Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) của doanh nghiệp (hoặc chi nhánh doanh nghiệp) kiểm toán.

2.2. Trường hợp Ban Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán hoặc lãnh đạo chi nhánh doanh nghiệp kiểm tốn chỉ có một người là KTV hành nghề thì đơn vị được kiểm toán chỉ được ký hợp đồng kiểm toán với doanh nghiệp kiểm toán hoặc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán đó nhiều nhất là 3 năm liên tục tính từ ngày Nghị định số 105/2004/NĐ-CP có hiệu lực và từ năm thứ 4 trở đi phải chuyển sang ký hợp đồng kiểm toán với doanh nghiệp kiểm toán khác.

Yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán thay đổi KTV hành nghề và người chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán phải được ghi rõ trong hợp đồng kiểm toán.”

Ngoài ra, trong nghị định 17/2012/NĐ-CP do chính phủ ban hành ngày 13/3/2012 hướng dẫn việc thi hành luật kiểm tốn độc lập cũng có quy định tại mục 5 điều 16 về báo cáo kiểm toán: “KTV hành nghề khơng được ký báo cáo kiểm tốn

cho một đơn vị kiểm toán quá ba (03) năm liên tục.”

Qua các văn bản quy phạm pháp luật trên, tác giả lựa chọn mốc nhiệm kỳ của KTV là 3 năm. Tác giả sẽ sử dụng giá trị là 1 nếu một doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cho khách hàng liên tục 3 năm, nếu không sẽ sử dụng giá trị là 0.

3.3.2.7 Niên độ kế tốn

Ở Việt Nam, Chính phủ quy định năm tài chính là năm dương lịch bắt đầu từ 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm hoặc năm 12 tháng khác với năm dương lịch mà Bộ Tài chính cho phép doanh nghiệp được áp dụng, tuy nhiên, như đã trình bày ở

phần trước, do tâm lý cịn e ngại thay đổi, đa số các cơng ty tại Việt Nam có niên độ kế tốn rơi vào ngày 31 tháng 12 do đó tạo nên áp lực khá lớn cho các doanh

nghiệp kiểm toán về việc đảm bảo cho báo cáo kiểm toán phát hành đúng niên độ. Theo kết quả phỏng vấn của các chuyên gia, đa số các chuyên gia đều cho rằng, khi niên độ kế tốn khác nhau thì việc kiểm tốn sẽ tiến hành vào các thời gian khác nhau, các khách hàng có niên độ kiểm tốn kết thúc khác 31/12 thường sẽ rơi vào các đợt kiểm tốn ngồi mùa, và lúc này, doanh nghiệp kiểm tốn sẽ có nhiều nguồn lực về thời gian và nhân sự để thực hiện kiểm tốn. Mức giá phí kiểm tốn cũng vì đó mà có thể giảm.

Tác giả sẽ đưa ra một giá trị 1 cho các cơng ty có năm tài chính kết thúc tại ngày 31 tháng 12 và giá trị 0 năm tài chính kết thúc khác ngày 31 tháng 12.

Bảng 3.1 Các biến nghiên cứu và đo lường

Yếu tố Đo lường các biến Biến giả Kỳ vọng

Biến phụ thuộc Phí kiểm tốn BCTC (Phi) Phí kiểm tốn 2015

1.Quy mơ cơng ty được kiểm tốn (Tongtaisan) Tổng tài sản 31/12/2015 + 2. Độ phức tạp công ty được kiểm tốn (Ctcon-chinhanh)

Thơng tin về cơng ty con, cơng ty liên kết, chi nhánh của cơng ty được kiểm tốn 1: Cơng ty được kiểm tốn có cơng ty con, chi nhánh 0: ngược lại + 3.1 Ngành nghề của cơng ty được kiểm tốn

Sản xuất, thương mại,

dịch vụ, bất động sản. +/- 3.2 Loại hình cơng ty được kiểm tốn CP thường, Đại chúng/niêm yết, TNHH và FDI. +/-

Yếu tố Đo lường các biến Biến giả Kỳ vọng Biến độc lập 4. Rủi ro của cơng ty được kiểm tốn ROE + 1: Cơng ty được kiểm tốn lỗ ít nhất 1 lần trong vòng 3 năm 0: ngược lại 5. Danh tiếng và

quy mô cơng ty kiểm tốn (Big4)

1: Cơng ty được kiểm tốn bởi Big 4 0: ngược lại + 6. Nhiệm kỳ kiểm toán (Nhiemky) 1: Cơng ty được kiểm tốn liên tục 3 năm bởi doanh nghiệp kiểm toán 0: ngược lại +/- 7. Niên độ kế tốn (Niendo) 1: Cơng ty được kiểm tốn có niên độ kế tốn vào 31/12 0: ngược lại +/- Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.4 Phương trình hồi quy tổng quát

Tác giả dựa trên Phương trình hồi quy của Xu (2011) và Simunic (1980) để xây dựng Phương trình hồi quy tổng quát trong nghiên cứu này như sau:

Phi = β0 + β1*Tongtaisan + β2*Ctycon-chinhanh+ β3 *San xuat + β4*Thuongmai+ β5*Dichvu + β6*Batdongsan + β7*Cophanthuong+ β8*FDI + β9*Daichungniemyet +

β10*TNHH + β11*ROE+ β12*Lo3nam+ β13*Big4+ β14*Nhiemky+ β15*Niendo +ε

Trong đó:

 Biến Phi: Phí kiểm tốn

 Biến Ctycon-chinhanh: Thơng tin về công ty con, chi nhánh đo lường Độ phức tạp cơng ty được kiểm tốn

 Biến Sanxuat: Ngành sản xuất đo lường ngành nghề của cơng ty được kiểm tốn

 Biến Thuongmai: Ngành thương mại đo lường ngành nghề của của công ty được kiểm toán

 Biến Dichvu: Ngành dịch vụ đo lường ngành nghề của của công ty được kiểm toán

 Biến Batdongsan: Ngành Bất động sản đo lường ngành nghề của của công ty được kiểm tốn

 Biến Cophanthuong: Cơng ty cổ phần thường đo lường loại hình của cơng ty được kiểm tốn

 Biến FDI: Cơng ty vốn FDI đo lường loại hình của cơng ty được kiểm tốn

 Biến Daichungniemyet: Công ty đại chúng niêm yết đo lường loại hình của cơng ty được kiểm tốn

 Biến TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn đo lường loại hình của cơng ty được kiểm tốn

 Biến ROE: ROE của công ty được kiểm tốn đo lường rủi ro của cơng ty được kiểm tốn

 Biến Lo3nam: Lỗ ít nhất 1 trong 3 năm đo lường rủi ro của công ty được kiểm toán

 Biến Big4: Cơng ty kiểm tốn thuộc Big 4 kiểm toán

 Biến Nhiemky: Nhiệm kỳ kiểm toán viên

 Biến Niendo: Niên độ kế toán

 ε : hệ số nhiễu

3.5 Thu thập dữ liệu

Tác giả đã thực hiện lấy số liệu từ BCTC năm 2015 của 200 công ty tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận và thu thập thông tin về phí kiểm tốn của các cơng ty này. Các cơng ty được chọn là các cơng ty thỏa mãn những tiêu chí sau:

1. Các cơng ty được lựa chọn là các công ty hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại hoặc dịch vụ không phải là định chế tài chính trung gian như: ngân hàng, cơng ty bảo hiểm hay cơng ty chứng khốn...

2. Các cơng ty được chọn phải có thơng tin về phí kiểm tốn năm 2015, Phí kiểm tốn chỉ bao gồm phí kiểm tốn BCTC, khơng bao gồm các phí khác. 3. Các cơng ty được chọn phải có thơng tin về BCTC năm 2015, thông tin

BCTC là báo cáo riêng của công ty.

Sau khi xem xét loại bỏ những công ty không phù hợp, cuối cùng 90 cơng ty đáp ứng các tiêu chí lựa chọn và có các dữ liệu tài chính áp dụng có thể đạt được cho bài nghiên cứu. Các mẫu được coi là phù hợp. Danh sách các công ty được chọn được trình bày tại Phụ lục 1 của bài nghiên cứu.

Bảng 3.2: Bảng trình bày quá trình thu thập mẫu dữ liệu

Tổng số công ty thu thập 200

- Số lượng công ty không thu thập được dữ liệu 27 - Số lượng công ty khơng thu thập được phí kiểm tốn 83

= Số công ty được chọn 90

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

3.6. Phương pháp nghiên cứu

Từ những dữ liệu thứ cấp thu thập được tác giả tiến hành xử lý thơng tin, mã hóa các dữ liệu tuyến tính thành dữ liệu số thơng qua Microsoft Excel. Sau đó, thực hiện nhập vào phần mềm SPSS 20 để phân tích.

3.6.1. Phân tích thống kê mơ tả

Tác giả sử dụng kết quả của thống kê mơ tả để xem xét những đặc tính của mẫu thu thập được, bao gồm số trung bình (mean), độ lệch chuẩn (standard deviation), tỷ trọng (%)...

3.6.2. Phân tích tương quan 2 biến

Phân tích tương quan 2 biến dùng để xem xét mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, giữa 2 biến phụ thuộc với nhau cũng như mức độ tương quan giữa 2 biến thông qua giá trị p-value (viết tắt là Sig) và hệ số tương quan Pearson (viết tắt là r). Với độ tin cậy 95%, nếu r < 0,05 tức là 2 biến có tương quan với nhau, cịn với hệ số tương quan Peason, trị tuyệt đối của Pearson cho biết mức độ của mối liên hệ tuyến tính. Giá trị này tiến gần đến 1 khi hai biến có mối liên hệ tương quan càng mạnh. Phân tích tương quan cịn cho biết nguy cơ có xảy ra sự đa cộng tuyến hay khơng?

3.6.3. Phân tích hồi quy đa biến

Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho biết các thông tin sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến mức phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)