Hình 4.2. Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu
H1: Nhận thức về lợi ích của nghiên cứu lâm sàng (lợi ích cá nhân, chi phí) và ảnh
hưởng của những người liên quan tác động dương đến ý định tham gia NCLS
H2: Trách nhiệm cộng đồng tác động dương đến ý định tham gia NCLS H3: Rào cản tham gia tác động âm đến ý định tham gia NCLS
H4: Yếu tố hỗ trợ tác động dương đến ý định tham gia NCLS 4.6 Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy được thực hiện với 4 biến độc lập bao gồm (1) Lợi ích cá nhân, giảm chi phí, ảnh hưởng người liên quan (ký hiệu Nhanto1), (2) Trách nhiệm cộng đồng (kí hiệu là congdong), (3) Rào cản tham gia (ky hiệu là raocan), (4) Yếu tố hỗ trợ (hotro) và lần lượt 3 biến ý định tham gia là Tìm hiểu về NCLS (ký hiệu timhieu), sẵn lịng tham gia (kí hiệu là sanlong) và biến kết hợp của tìm hiểu và sẵn lịng là Ý định tham gia (kí hiệu là ydinhthamgia).
Lợi ích cá nhân, giảm chi phí, ảnh hưởng người liên quan
Trách nhiệm cộng đồng
Rào cản tham gia
Yếu tố hỗ trợ
Ý định tham gia nghiên cứu lâm sàng
H1 +
H2+
H3 -
Bảng 4.6 Kết quả phân tích hồi quy
Yếu tố ảnh hưởng
Tìm hiểu (timhieu) Sẵn lịng tham gia (sanlong) Ý định tham gia (ydinhthamgia) R2 hiệu chỉnh = 0.75 R2 hiệu chỉnh = 0.81 R2 hiệu chỉnh = 0.82 Lợi ích cá nhân, chi phí, ảnh hưởng của những người liên quan (nhanto1) 0.62 (P<0.01) 0.98 (P<0.01) 0.80 (P<0.01) Trách nhiệm cộng đồng (congdong) 0.34 (P<0.01) 0.20 (P<0.01) 0.27 (P<0.01)
Rào cản tham gia (raocan)
-0.30 (P<0.01) -0.27 (P<0.01) -0.28 (P<0.01)
Yếu tố hỗ trợ (hotro)
0.02 (P>0.1) 0.09 (P>0.1) -0.04 (P>0.1)
4.6.1 Diễn giải kết quả
Kết quả phân tích hồi quy khá tương đồng với nhau khi thực hiện phân tích với 3 biến ý định tham gia là Tìm hiểu về NCLS (ký hiệu timhieu), sẵn lịng tham gia (kí hiệu là sanlong) và biến kết hợp của tìm hiểu và sẵn lịng là Ý định tham gia (kí hiệu là ydinhthamgia) nên tác giả sẽ diễn giải kết quả theo biến ý định tham gia. Theo kết quả hồi quy, cho thấy mơ hình hồi quy đưa ra phù hợp với mức ý nghĩa 1%. Hệ số R2 hiệu chỉnh = 0.82 có nghĩa là mơ hình có thể giải thích được 82% cho tổng thể mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia nghiên cứu lâm sàng.
- Lợi ích cá nhân, chi phí, ảnh hưởng của những người liên quan có tương quan dương đến ý định tham gia NCLS nói chung. Cụ thể, khi điểm trung
bình của yếu tố lợi ích cá nhân, chi phí, ảnh hưởng của những người liên quan tăng lên 1 điểm thì sẽ làm tăng ý định tham gia NCLS lên 0.8 điểm; - Trách nhiệm với cộng đồng có tương quan dương đến ý định tham gia
NCLS. Khi điểm trung bình của yếu tố trách nhiệm với cộng đồng tăng lên 1 điểm thì ý định tham gia NCLS sẽ sẽ làm tăng ý định tham gia NCLS lên 0.27 điểm;
- Rảo cản tham gia có tương quan âm đến ý định tham gia NCLS. Khi điểm trung bình của yếu tố rào cản tăng lên 1 điểm thì sẽ làm giảm ý định tham gia NCLS xuống 0.28 điểm;
- Yếu tố hỗ trợ tác động khơng có ý nghĩa đến ý định tham gia nghiên cứu lâm sàng (P>0.1). Điều này khá phù hợp với thực tế tại Việt Nam, bệnh nhân đa phần hài lòng với việc bác sĩ giải thích về NCLS theo quy trình chuẩn truyền thống tức giải thích mặt đối mặt (face-to-face) kèm bảng cung cấp thông tin về nghiên cứu bằng giấy.
Về mức độ ảnh hưởng (tầm quan trọng) của các biến độc lập lên biến phụ thuốc được so sánh thơng qua hệ số Beta (ß) chuẩn hóa. Căn cứ vào kết quả trên bảng 4.6 cho chúng ta thấy có ba yếu tố tác động đến ý định tham gia nghiên cứu lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại TP.HCM được sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần như sau: Lợi ích cá nhân, chi phí, ảnh hưởng của những người liên quan (ß=0.80, P<0.01), Rảo cản tham gia (ß= -0.28, P<0.01), Trách nhiệm với cộng đồng (ß=0.27, P<0.01).
Như vậy, từ việc phân tích kết quả kiểm định, các giải thuyết H1, H2, H3 đã hỗ trợ nghiện cứu và H4 bị bác bỏ.
H1: Nhận thức về lợi ích của nghiên cứu lâm sàng (lợi ích cá nhân, chi phí) và ảnh hưởng của những người liên quan tác động dương (+) đến ý định tham gia NCLS
Với P=0.000<0.01, ß=0.80; giả thuyết H1 hỗ trợ nghiên cứu với mức ý nghĩa 1%
H3: Rào cản tham gia tác động âm (-) đến ý định tham gia NCLS
Với P=0.000<0.01, ß= - 0.28; giả thuyết H3 hỗ trợ nghiên cứu với mức ý nghĩa 1%
4.6.2 Kiểm định tính hiệu lực của hồi quy
Để biết được cụ thể trọng số của từng thành phần tác động lên hiệu quả làm việc của nhân viên, tác giả tiến hành phân tích hồi quy. Để tiến hành phân tích hồi quy cũng như đưa ra kết luận từ hàm hồi quy đạt được độ tin cậy thì cần kiểm định các giả thiết cần thiết và sự chuẩn đóan về sự vi phạm các giả định đó. Nếu các giả định bị vi phạm, thì các kết quả ước lượng được không đáng tin cậy (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Vì vậy, tác giả sẽ tiến hành kiểm định các giả thiết hồi quy bao gồm các giả định sau:
Khơng có hiện tượng đa cộng tuyến.
Phương sai của phần dư không đổi.
Đa cộng tuyến
Kiểm tra giả định khơng có mối tương quan giữa các biến độc lập (đo lường đa cộng tuyến). Cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽvới nhau (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Các cơng cụ chẩn đốn giúp ta phát hiện sự tồn tại của cộng tuyến trong dữ liệu và đánh giá mức độ cộng tuyến làm thối hóa các tham số được ước lượng là: độ chấp nhận của biến (Tolerance), hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor –VIF). Nếu độ chấp nhận của một biến nhỏ, thì nó gần như là một kết hợp tuyến tính của các biến độc lập khá, và quy tắc là khi VIF vượt quá 10 đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến. Khơng có hiện tượng đa cộng tuyến khi kiểm tra đa cộng tuyến của các biến độc lập trong mơ hình, kết quả các hệ số phóng đại phương sai VIF của mỗi biến lớn nhất là 3.02 (<10).
Bảng 4.7 Hệ số phóng đại phương sai các biến độc lập
Biến khảo sát Hệ số phóng đại phương sai
nhanto1 3.02
raocan 2.14
hotro 1,53
Phương sai của phần dư
Kiểm định Breusch – Pagan với giả thuyết H0: phương sai không thay đổi. Với mức ý nghĩa 5%, vì p =0,3519>0,05 nên ta chấp nhận giải thuyết H0. Kết luận: trong mơ hình khơng có hiện tượng phương sai thay đổi.
Như vậy mơ hình hồi quy đa biến được xây dựng khơng vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy OLS.
4.7. Kiểm định sự khác biệt các biến định tính 4.7.1 Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi 4.7.1 Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi
Phương pháp kiểm định ANOVA sẽ áp dụng để kiểm định xem có hay khơng sựkhác nhau về ý định tham gia NCLS của các nhóm tuổi khác nhau. Kết quả cho thấy giá trị P của Bartlett’s test là 0,44, điều này cho thấy phương sai của biến phụ thuộc ở các nhóm bằng nhau. Từ kết quả, giá trị F = 5.33 và mức ý nghĩa là 0,0057< 0.05 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về ý định tham gia NCLS của những bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại TP.HCM có độ tuổi khác nhau, có nghĩa là có ít nhất có một cặp đơi (2 nhóm) độ tuổi có sự khác biệt, tác giả sử dụng kiểm định của Scheffe để biết cặp đơi nào có sự khác biệt. Kiểm định hậu ANOVA với phương pháp Scheffe, giá trị P của Scheffe = 0,006 tác giả kết luận có sự khác biệt về ý định tham gia NCLS của 2 nhóm tuổi 35 - 54 và 55 – 64, cụ thể hơn nhóm tuổi 55 – 64 có điểm trung bình ý định tham gia NCLS hơn nhóm tuổi 35-54 là 0,98 điểmở mức ý nghĩa 5% (Tham khảo kết quả phụ lục).
4.7.2 Kiểm định sự khác biệt giữa nam và nữ
Để kiểm định xem ý định tham gia NCLS giữa nam và nữ có khác nhau khơng kiểm định theo phương pháp T-Test đã được sử dụng. Giá trị P của T-test có giá trị 0,53 Điều này cho thấy với độtin cậy 95%, thì ta sẽ kết luận là khơng có sự khác biệt về ý định tham gia NCLS giữa nam và nữ bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại TP.HCM (Tham khảo kết quả phụ lục).
Kiểm định phi tham số Mann-Whitney được tiến hành với P = 0,42. Như vậy với độ tin cậy 95%, khơng có sự khác biệt về ý định tham gia NCLS giữa nam và nữ bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại TP.HCM.
4.7.3. Kiểm định sự khác biệt theo trình độ học vấn
Kiểm định về sự bằng nhau của phương sai bằng Bartlett’s test cho thấy P = 0,89 có nghĩa là phương sai của ý định tham gia NCLS tại các nhóm trình độ học vấn khơng khác nhau nhưng phân tích ANOVA có giá trị P = 0,01<0.05, như vậy có sự khác biệt ý định tham gia NCLS giữa các nhóm này. Kiểm định hậu ANOVA với phương pháp Scheffe, ta có 1 giá trị P của Scheffe = 0,026 <0.05 tác giả kết luận có sự khác biệt về ý định tham gia NCLS của 2 nhóm trình độ học vấn, cụ thể hơn nhóm trình độ đại học có điểm trung bình ý định tham gia NCLS hơn nhóm tốt nghiệp cấp 3 là 1,28 điểm ở mức ý nghĩa 5% (Tham khảo kết quả phụ lục).
4.7.4. Kiểm định sự khác biệt theo công việc
Tương tự như nhóm tuổi và nhóm học vấn, tiếp tục dùng phương pháp kiểm định ANOVA để kiểm định xem có hay khơng sự khác nhau về ý định tham gia NCLStheo công việc . Giá trị P của kiểm định Bartlett’s test là 0,253 khẳng định rằng phương sai của biến phụ thuộc bằng nhau nhưng ANOVA có giá trị P = 0,04 <0.05, như vậy có sự khác biệt ý định tham gia NCLS giữa các nhóm này. Kiểm định hậu ANOVA với phương pháp Scheffe, ta có khơng tìm được giá trị P của Scheffe <0.05 tác giả kết luận không có sự khác biệt về ý định tham gia NCLS của các nhóm cơng việc khác nhau ở mức ý nghĩa 5%.(Tham khảo kết quả phụ lục)
4.7.5. Kiểm định sự khác biệt theo lĩnh vực nghề nghiệp
Dùngphương pháp kiểm định ANOVA đểkiểm định xem có hay khơng sựkhác nhau về ý định tham gia NCLStheo công việc. Giá trị P của kiểm định Bartlett’s test là 0,99 khẳng định rằng phương sai của biến phụ thuộc bằng nhau nhưng ANOVA có giá trị P = 0,49 >0.05, như vậy có khơng có sự khác biệt ý định tham gia NCLS giữa các nhóm nghề nghiệp của bệnh nhân ĐTĐ2 tại TP.HCM ở mức ý nghĩa 5%. (Tham khảo kết quả phụ lục)
4.7.6. Kiểm định sự khác biệt theo thu nhập
Tiếp tục dùng phương pháp kiểm định ANOVA đểkiểm định xem có hay khơng sựkhác nhau về ý định tham gia NCLS theo công việc. Giá trị P của kiểm định Bartlett’s test là 0,66 khẳng định rằng phương sai của biến phụ thuộc bằng nhau nhưng ANOVA có giá trị P = 0,19 >0.05, như vậy có khơng có sự khác biệt ý định tham gia NCLS giữa các nhóm thu nhập của bệnh nhân ĐTĐ2 tại TP.HCM ở mức ý nghĩa 5%. (Tham khảo kết quả phụ lục)
4.8 Tóm tắt chương 4
Với mục đích kiểm định các thang đo, kiểm định mơ hình lý thuyết và các giảthuyết nghiên cứu đã được xây dựng ở chương 2, chương 4 này tiến hành lấy mẫu nghiên cứu gồm 162 bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại bệnh viện Nhân dân Gia Định và bệnh viện Nguyễn Tri Phương thực hiện thống kê mô tả; phân tích Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tốkhám phá EFA; phân tích hồi quy đa biến, kiểm định t-tests và ANOVA. Kết quả cho thấy, mơ hình các yếu tố tác động đến ý định tham gia NCLS trên bệnh nhân ĐTĐ2 tại TP. HCM gồm ba yếu ba yếu tố tác động đến ý định tham gia nghiên cứu lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại TP.HCM được sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần như sau: Lợi ích cá nhân, chi phí, ảnh hưởng của những người liên quan (ß=0.80, P<0.01), Rảo cản tham gia (ß= -0.28, P<0.01), Trách nhiệm với cộng đồng (ß=0.27, P<0.01).Mơ hình nghiên cứu giải thích được 82 % sự biến thiên của biến phụ thuộc ý định ý định tham gia nghiên cứu lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại TP.HCM. Nội dung tiếp theo (chương 5) sẽ thảo luận kết quả kiểm định này.
Kết quả kiểm định sự khác biệt ý định tham gia nghiên cứu lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại TP.HCM theo các đặc điểm nhân khẩu học tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, lĩnh vực nghề nghiệp, thu nhập cho thấy phần lớn khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trừ sự khác biệt về ý định tham gia NCLS của nhóm trình độ đại học có điểm trung bình ý định tham gia NCLS hơn nhóm tốt nghiệp cấp 3 và sự khác biệt về ý định tham gia NCLS của 2 nhóm tuổi 35
- 54 và 55 – 64, cụ thể hơn nhóm tuổi 55 – 64 có điểm trung bình ý định tham gia NCLS hơn nhóm tuổi 35-54 là 0,98 điểm ở độ tin cậy 95%.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận từ nghiên cứu
5.1.1 Lợi ích cá nhân, chi phí, ảnh hưởng của những người liên quan
Yếu tố lợi ích cá nhân, chi phí, ảnh hưởng của những người liên quan được gom lại từ 3 biến của mơ hình nghiên cứu đề xuất ban đầu bằng phương pháp khám phá nhân tố EFA. Kết quả hồi quy cho thấy rằng nhóm yếu tố này tác động mạnh mẽ đến ý định tham gia NCLS trên bệnh nhân ĐTĐ2 tại TP.HCM với ß=0.80. Kết quả này phù hợp với kết quả từ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của bệnh nhân vào các nghiên cứu lâm sàng ở Ireland của Elaine Walsh và Ann Sheridan (2016) và nghiên cứu sự sẵn sàng của bệnh nhân tham gia vào các nghiên cứu lâm sàng và quan điểm của họ về nghiên cứu ung thư của Sing Yu Moorcraft và cộng sự (2016). Điều này giải thích rằng, một khi bệnh nhân tin vào lợi ích của nghiên cứu lâm sàng, được sự ủng hộ của gia đình, người thân và bác sỹ thì họ sẽ dễ dàng có ý định tham gia vào NCLS.
5.1.2 Rào cản tham gia NCLS
Rào cản tham gia tác động có ý nghĩa đến ý định tham gia NCLS của bệnh nhân ĐTĐ2 tại thành phố Hồ Chí Minh (ß= -0.28). Điều này thể hiện rằng tâm lý trở thành vật thí nghiệm (chuột bạch), lo ngại về an toàn của các thuốc nghiên cứu, khả năng tuân thủ lịch trình nghiên cứu và hiểu biết về nghiên cứu lâm sàng thực sự là yếu tố ngăn cản ý định tham gia nghiên cứu lâm sàng của bệnh nhân. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả của nghiên cứunghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của bệnh nhân vào các nghiên cứu lâm sàng ở Ireland của Elaine Walsh và Ann Sheridan (2016).
5.1.3 Trách nhiệm với cộng đồng
Rào cản tham gia tác động có ý nghĩa đến ý định tham gia NCLS của bệnh nhân ĐTĐ2 tại thành phố Hồ Chí Minh (ß= 0.27). Điều này hoàn toàn phù hợp với với kết quả từ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của bệnh nhân vào
nghiên cứu sự sẵn sàng của bệnh nhân tham gia vào các nghiên cứu lâm sàng và quan điểm của họ về nghiên cứu ung thư của Sing Yu Moorcraft và cộng sự (2016). Ở đây, không như nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu cho rằng, bệnh nhân ĐTĐ2 tại TP.HCM đa số tham gia nghiên cứu vì lợi ích mà nghiên cứu lâm sàng mang lại cho chính bản thân người tham gia chứ chưa có suy nghĩ về việc đóng góp cho sự phát triển của khoa học, tuy nhiên kết quả cho thấy yếu tố này vẫn tác động lên ý định tham gia NCLS của bệnh nhân ĐTĐ2 tại TP.HCM.
5.1.4. Các yếu tố nhân khẩu học
Kết quảkiểm định sự khác biệt ý định tham gia nghiên cứu lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại TP.HCM theo các đặc điểm nhân khẩu học tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, lĩnh vực nghề nghiệp, thu nhập cho thấy phần lớn khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trừ sự khác biệt về ý định tham gia NCLS của nhóm trình độ đại học có điểm trung bình ý định tham gia NCLS hơn nhóm tốt nghiệp cấp 3. Điều này có thể lý giải rằng ở nhóm bệnh nhân tốt nghiệp đại học có thể nhận thức về nghiên cứu lâm sàng của họ tốt hơn, họ có thể hiểu hơn khi được bác sỹ giải thích về NCLS nên ý định tham gia NCLS sẽ mạnh mẽ hơn. Sự khác biệt về ý định tham gia NCLS của 2 nhóm tuổi 35 - 54 và 55 – 64, cụ thể hơn