Phân tích bối cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 33)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.1 Phân tích bối cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2015

3.1.1 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 -2015 Hình 3.1.Tốc độ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 Hình 3.1.Tốc độ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hàng năm của Tổng cục thống kê

Giai đoạn 2006-2007, giai đoạn tốc độ tăng trƣởng kinh tế phát triển cao và ổn

định. đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhờ những cải cách về tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế thị trƣờng sau hơn 20 năm đổi mới. Đây cũng là giai đoạn Việt Nam thực hiện những cam kết cuối cùng để trở thành thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Nhờ đó, các rào cản thƣơng mại giữa Việt Nam và các quốc gia khác đƣợc tháo bỏ đã tạo thêm cơ hội để nền kinh tế nƣớc ta hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng Phát triển Châu Á-ADB thì

8.32 8.48 6.31 5.23 6.78 5.89 5.25 5.42 5.98 6.68 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 TỐC ĐỘ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ

tốc độ tăng trƣởng GDP năm 2007 của nền kinh tế Singapo tăng 7,5%; Philipin tăng 6,6%; Indonexia tăng 6,2%; Malaysia tăng 5,6%; Thái Lan tăng 4%. Nhƣ vậy ta có thể thấy rằng giai đoạn này, Việt Nam có tốc độ tăng trƣởng cao hơn các nƣớc khác trong khu vực, năm 2006 và 2007 lần lƣợt là 8,32% và 8,48%.

Giai đoạn 2008-2012, giai đoạn tốc độ tăng trƣởng kinh tế giảm kéo dài do

chịu ảnh hƣởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Từ năm 2008 nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hƣởng tiêu cực do tình hình kinh tế thế giới bất ổn và nền kinh tế trong nƣớc diễn biến phức tạp. Khủng hoảng tài chính tồn cầu bùng nổ vào năm 2008 và khủng hoảng nợ công của châu Âu đã đảy nền kinh tế thế giới suy thoái trầm trọng. Từ năm 2008 đến 2012, ảnh hƣởng từ kinh tế thế giới đã thu hẹp thị trƣờng xuất khẩu, giảm lƣợng vốn FDI vào Việt Nam. Ngoài ra, điều kiện tự nhiên trong nƣớc xảy ra nhiều thiên tại, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi làm ảnh hƣởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cƣ. Điều kiện kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ trở nên vơ cùng khó khăn, phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

Giai đoạn 2013-2015, thời kỳ nền kinh tế Việt Nam phục hồi sau khủng hoảng.

Sau nhiều nỗ lực để vực dậy nền kinh tế thế giới, kinh tế của nhiều quốc gia có dấu hiệu phục hồi nhƣng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro (ví dụ nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…). Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trƣởng các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ của Việt Nam cũng tăng lên so với thời kỳ trƣớc.

Hình 3.2 Tốc độ tăng trƣởng theo ngành kinh tế

Nguồn: Tổng hợp théo Báo cáo hàng năm của Tổng cục Thống kê Theo kết quả thống kê, tốc độ tăng trƣởng của các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ của Việt Nam đều có xu hƣớng tăng mạnh sau thời kỳ khủng hoảng. Ngành nơng lâm thủy sản có mức tăng trƣởng ổn định dƣới mức 4% thấp hơn mức tăng trƣởng chung của cả nƣớc. Ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ có mức tăng trƣởng cao, đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trƣởng chung của cả nƣớc.

3.1.2 Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015

Diễn biến lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 tăng giảm rất phức tạp đƣợc thể hiện tại hình 4.3. Theo đó, lạm phát gia tăng ở mức hai con số và thiết lập mốc cao nhất 19,89% (năm 2008) và 18,13% (năm 2011). Nguyên nhân tăng cao lạm phát vào hai năm này là do chịu sự ảnh hƣởng của nền kinh tế thế giới, giá dầu thơ và các ngun liệu chính trên thế giới tăng cao, sự nới lỏng trong chính sách tiền tệ và tài khóa của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế trong nƣớc. Năm 2015 là năm đạt lạm phát thấp nhất trong 15 năm gần đây, đạt 0,63% so với năm 2014. Lý giải cho điều này Tổng cục thống kê đã chỉ ra nhiều nguyên nhân trong đó do giá lƣơng thực, thực phẩm giảm; giá nhiên liệu trên thị trƣờng thế giới giảm mạnh, giá xăng dầu trong

0 2 4 6 8 10 12 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ tăng trƣởng chung Ngành công nghiệp xây dựng

Ngành dịch vụ Nông lâm thủy sản

nƣớc giảm kéo theo chỉ số giá nhóm hàng liên quan giảm mạnh. Từ năm 2012 cho thấy tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn đƣợc kiềm chế ở mức thấp một con số cho thấy các giải pháp mà Chính phủ thực hiện đã đạt đƣợc những hiệu quả đáng kể giúp nền kinh tế trở nền ổn định và bền vững hơn.

Hình 3.3 Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015

Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo hàng năm của Tổng cục Thống kê

3.2 Khái quát tình hình hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)