CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 .1 Chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng
Đối với các ngân hàng thương mại
Các NHTM nên thực hiện chính sách tăng trƣởng tín dụng với điều kiện kiểm sốt chất lƣợng tín dụng. Một trong những nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại chính là mở rộng hoạt động cho vay. Theo kết quả nghiên cứu 20 NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2006-2015 cho thấy các ngân hàng có thể phát triển hoạt động cho vay để đạt đƣợc mức lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, để phát triển lợi nhuận một cách ổn định và bền vững, mỗi ngân hàng cần kiểm soát một cách chặt chẽ chất lƣợng các khoản cấp tín dụng. Khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao, lãi từ các khoản nợ xấu đƣợc hạch tốn ngoại bảng mà khơng đƣợc đƣa vào thu nhập từ các khoản cho vay. Hơn thế nữa, những khoản nợ xấu chƣa hoặc khơng có khả năng thu hồi đƣợc cũng sẽ gây thiệt hại rất lớn đến lợi nhuận của các NHTM. Khi xuất hiện những khoản nợ xấu, ngân hàng cần phải trích lập chi phí dự phịng rủi ro tín dụng nếu tài sản đảm bảo khấu trừ không đủ để bù đắp cho những khoản vay liên quan. Từ kết quả nghiên cứu tại chƣơng 4 đã chỉ ra tác động tiêu cực giữa các khoản dự phịng rủi ro tín dụng lên lợi nhuận của ngân hàng. Chính vì vậy, mỗi ngân hàng
cần cân nhắc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trƣớc khi đƣa ra những quyết định liên quan đến hoạt động tín dụng.
Việc nhận các tài sản đảm bảo của các ngân hàng nghiên cứu chƣa thực sự hiệu quả để đảm bảo cho hoạt động cấp tín dụng. Trên thực tế, việc thẩm định trƣớc khi cho vay cho đến rà soát tài sản trong thời gian cho vay và phát mại tài sản vẫn còn chƣa đồng bộ và gặp nhiều khó khăn. Mỗi ngân hàng cần hồn thiện quy trình, quy định trong cơng tác thẩm định cũng nhƣ quản lý tài sản thế chấp hiệu quả và thống nhất hơn. Thứ nhất, việc xác định giá trị tài sản đảm bảo thiếu cơ sở và khơng chính xác sẽ dẫn đến giá trị thực tế thấp dẫn đến việc khó thu hồi khoản nợ nếu khách hàng khơng có khả năng hồn trả. Thứ hai, ngân hàng cũng phải rà soát lại giá trị tài sản, tính thanh khoản cũng nhƣng tính pháp lý của các tài sản đảm bảo một cách thƣờng xuyên hơn để quá trình xử lý tài sản đảm gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, khi nhận tài sản đảm bảo nếu tính pháp lý chƣa rõ ràng và đầy đủ có thể khi phát mại tài sản sẽ không bán đƣợc giá cao nhƣ giá thị trƣờng.. Tăng trƣởng tín dụng quá mức có tác động cùng chiều với nợ xấu: các nhà quản trị ngân hàng nên kiểm soát tốc độ tăng trƣởng của các danh mục cho vay. Chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng là một trong những mục tiêu hàng đầu của mỗi ngân hàng, và yêu cầu đặt ra cho những nhà quản trị chính là thực hiện tăng trƣởng tín dụng kết hợp với việc quản lý chất lƣợng tín dụng hiệu quả và an tồn.
Đối với ngân hàng Nhà nước
Hiện nay, cơ chế thẩm định tài sản đảm bảo giữa các ngân hàng còn tùy thuộc vào quy trình tín dụng nội bộ của từng ngân hàng. Khi có sự khác biệt giữa việc thẩm định tài sản đảm bảo giữa các ngân hàng sẽ xảy ra những tiêu cực, rủi ro cho ngân hàng khi giá trị tài sản đảm bảo có thể đƣợc nâng cao hơn nhằm bảo đảm tỷ lệ cho vay theo giá trị của tài sản. Việc đánh giá chính xác giá trị đảm bảo sẽ giảm thiểu đƣợc những thiệt hại cho ngân hàng. Chính vì vậy, để tạo ra một cơ chế hoạt động tín dụng lành mạnh và đảm bảo giữa các ngân hàng, NHNN cần thành lập một cơ quan có uy tín để đánh giá độc lập cho các tài sản đảm bảo. Ban đầu, việc
thành lập một cơ quan thẩm định nhƣ thế sẽ gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng nhƣng có thể sẽ đem lại hiệu quả đồng bộ cho toàn hệ thống.
Để hạn chế nợ xấu, NHNN cần tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại nợ, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo đúng quy định.