Phân tích sự ảnh hƣởng của các yếu tố tác động đến lợi nhuận theo mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 58 - 63)

CHƢƠNG 4 : MƠ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Phân tích sự ảnh hƣởng của các yếu tố tác động đến lợi nhuận theo mơ hình

hình FEM

4.3.1 Tác động của các yếu tố

Tác động của tỷ lệ VCSH/TTS – khả năng tự chủ tài chính (ETA): Theo

kết quả hồi quy thể hiện tại bảng 4.5, trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2006-2015, biến ETA có ý nghĩa thống kê và có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của NHTM

với mức ý nghĩa 5%. Hệ số hồi quy βETA =0,040, nghĩa là: Với các yếu tố khác

không đổi, nếu biến ETA tăng (giảm) 1 đơn vị thì mức lợi nhuận của các NHTMCP tăng (giảm) 0,040 đơn vị. Kết quả này giống với nghiên cứu của Berger (1995) và M Osborne và các cộng sự (2013).

Tác động của tốc độ tăng trưởng dư nợ (LOANGR): Theo kết quả hồi quy

thể hiện tại bảng 4.5, trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2006-2015, biến LOANGR có ý nghĩa thống kê và có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của NHTM với mức ý

nghĩa 15%. Hệ số hồi quy βLOANGR =0,00094, nghĩa là: Với các yếu tố khác không

đổi, nếu biến LOANGR tăng (giảm) 1 đơn vị thì mức lợi nhuận của các NHTMCP tăng (giảm) 0,00094 đơn vị.

Tác động của tốc độ tăng trưởng huy động vốn (DEPOGR): Theo kết quả

hồi quy thể hiện tại bảng 4.5, trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2006-2015, biến DEPOGR khơng có ý nghĩa thống kê và có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của

NHTM. Hệ số hồi quy βDEPOGR =0,00046, nghĩa là: Với các yếu tố khác không đổi,

nếu biến DEPOGR tăng (giảm) 1 đơn vị thì mức lợi nhuận của các NHTMCP tăng (giảm) 0,00046 đơn vị.

Tác động của chất lượng tín dụng (PROVILOAN): Theo kết quả hồi quy

thể hiện tại bảng 4.5, trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2006-2015, biến PROVILOAN có ý nghĩa thống kê và có tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận của

NHTM với mức ý nghĩa 15%. Hệ số hồi quy βPROVILOAN =-0,10502, nghĩa là: Với

các yếu tố khác không đổi, nếu biến PROVILOAN tăng (giảm) 1 đơn vị thì mức lợi nhuận của các NHTMCP giảm (tăng) 0,10502 đơn vị. Kết quả này giống với nghiên cứu của Fadzlan Sufian (2011, 2016), Roman (2012) và Andreas Dietrich (2010, 2013).

Tác động của tỷ lệ góp vốn, đầu tư dài hạn (INTA): Theo kết quả hồi quy

thể hiện tại bảng 4.5, trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2006-2015, biến INTA khơng có ý nghĩa thống kê và có tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận của NHTM.

Hệ số hồi quy βINTA =-0,0706, nghĩa là: Với các yếu tố khác không đổi, nếu biến

INTA tăng (giảm) 1 đơn vị thì mức lợi nhuận của các NHTMCP giảm (tăng) 0,0706 đơn vị.

Tác động của quy mô tổng tài sản (LnSIZE): Theo kết quả hồi quy thể hiện

tại bảng 4.5, trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2006-2015, biến LnSIZE có ý nghĩa thống kê và có tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận của NHTM với mức ý nghĩa

5%. Hệ số hồi quy βLnSize =-0,0022, nghĩa là: Với các yếu tố khác không đổi, nếu

biến SIZE tăng (giảm) 1% thì mức lợi nhuận của các NHTMCP giảm (tăng) 0,000022 đơn vị. Kết quả này giống với nghiên cứu của Samy Ben Naceur và Magda Kandil (2007).

Tác động của tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): Theo kết quả hồi quy thể

hiện tại bảng 4.5, trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2006-2015, biến GDP khơng có ý nghĩa thống kê và có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của NHTM. Hệ số hồi

quy βGDP =0,0575, nghĩa là: Với các yếu tố khác không đổi, nếu biến GDP tăng

(giảm) 1 đơn vị thì mức lợi nhuận của các NHTMCP tăng (giảm) 0,0575 đơn vị. Kết quả này giống với nghiên cứu của Wilko Bolta và cộng sự (2010), Andreas Dietrich và Gabrielle Wanzenried (2013), Nicolae Petria và cộng sự (2013), Qinhua Pan và Meiling Pan (2014).

Tác động của tỷ lệ lạm phát (INF): Theo kết quả hồi quy thể hiện tại bảng

4.5, trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2006-2015, biến INF khơng có ý nghĩa

thống kê và có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của NHTM. Hệ số hồi quy βINF

=0,0204, nghĩa là: Với các yếu tố khác không đổi, nếu biến INF tăng (giảm) 1 đơn vị thì mức lợi nhuận của các NHTMCP tăng (giảm) 0,0204 đơn vị. Kết quả này giống với nghiên cứu của của Fadzlan Sufian (2011) và Qinhua Pan và Meiling Pan (2014).

4.3.2 Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Thơng qua kết quả nghiên cứu mơ hình ta thấy có bốn (04) biến vi mơ là có tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại, đó chính là biến: khả năng tự chủ tài chính, tốc độ tăng trƣơng dƣ nợ, chất lƣợng tín dụng, quy mô tổng tài sản:

Khả năng tự chủ tài chính (ETA) có tác động tích cực đến lợi nhuận của

các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Tác giả Ong Tze San (2012) đã từng chỉ ra rằng cơ cấu nguồn vốn là một yếu tố quan trọng quyết định đến lợi nhuận của ngân hàng, ngân hàng có mức vốn hóa cao có thể chịu đƣợc rủi ro tài chính, ít gặp rủi ro thanh khoản và ít chi phí tài trợ từ bên ngồi và do đó đạt đƣợc hiệu suất lợi nhuận cao hơn. Từ kết quả nghiên cứu 20 NHTM nêu trên đã chỉ ra rằng, khả năng tự chủ tài chính cao của một số ngân hàng đã tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng.

Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ (LOANGR) một cách mạnh mẽ và ổn định sẽ

làm gia tăng lợi nhuận mà ngân hàng đạt đƣợc. Tại Việt Nam, khi phần lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu là từ những hoạt động tín dụng mang lại thì một khi ngân

hàng có khả năng tăng trƣởng các khoản vay một cách bền vững và hiệu quả sẽ đem lại những khoản lợi nhuận gia tăng cho ngân hàng. Kết quả mà tác giả đạt đƣợc sau khi phân tích mơ hình hồi quy là phù hợp và đúng với thực tiễn hiện tại tại Việt Nam.

Chất lƣợng tín dụng (PROVILOAN) có tác động tiêu cực đến lợi nhuận

của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Trong bài nghiên cứu này, tác giả xem xét chất lƣợng tín dụng thơng qua biến động của chỉ tiêu dự phịng rủi ro tín dụng. Khi khách hàng khơng cịn khả năng trả nợ cho các khoản vay tại ngân hàng, dự phòng rủi ro của các ngân hàng sẽ tăng lên từ đó làm cho nguồn thu từ các hoạt động tín dụng giảm sút. Chính vì thế nếu tình hình nợ xấu tại các ngân hàng thƣơng mại gia tăng sẽ tác động làm giảm lợi nhuận ngân hàng một cách đáng kể.

Quy mơ tổng tài sản (LnSIZE) có tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận của

ngân hàng thƣơng mại trong giai đoạn nghiên cứu. Khi quy mô ngân hàng lớn sẽ làm gia tăng các khoản chi phí nhƣ chi phí quản lý, gánh nặng về lƣơng nên sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Kết quả này giồng với nghiên cứu của tác giả Samy Ben Naceur và Magda Kandil (2007) cho ra mối quan hệ trái chiều giữa quy mô tổng tài sản đến lợi nhuận ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Lợi nhuận hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại chịu ảnh hƣởng bởi rất nhiều yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô, để phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố đến lợi nhuận của các ngân hàng tác giả đã áp dụng phƣơng pháp định lƣợng một cách có hệ thống thơng qua mơ hình bình phƣơng nhỏ nhất thông thƣờng – hồi quy gộp (Pooled Ordinary Least Squares – Pooled OLS), mơ hình tác động cố định ( Fixed Effect Model – FEM) và mơ hình tác động ngẫu nhiên ( Random Effect Model – REM). Từ đó, tác giả sử dụng các kiểm định cần thiết nhƣ kiểm định F, kiểm định Hausman, kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian để lựa chọn mơ hình phù hợp nhất.

Bảng 4.6 Tổng hợp dấu các biến của mơ hình

Nguồn: Kết quả của mơ hình

Biến độc lập của mơ hình Ký hiệu Kỳ vọng Tác động

Khả năng tự chủ tài chính ETA +/- +

Tăng trƣởng tín dụng LOANGR + +

Tăng trƣởng huy động vốn DEPOGR + +

Chất lƣợng tín dụng PROVILOAN - -

Tỷ lệ góp vốn, ĐT dài hạn INTA +/- -

Quy mô tổng tài sản LNSIZE +/- -

Tốc độ tăng trƣởng KT GDP + +

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)